Xây dựng Tổ dân phố văn hóa: Cần gương mẫu đi đầu, giữ địa bàn xanh, sạch (Kỳ 1)
Đổ rác đúng nơi, đúng giờ quy định: Văn minh trong từng tổ dân phố | |
Xây dựng đô thị văn minh: Khi tổ dân phố vào cuộc |
Có thể nói việc xây dựng Tổ dân phố văn hóa có vai trò rất lớn trong công tác đẩy mạnh các hoạt động tự quản, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ như giữ gìn an ninh trật tự, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành quy định về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường hình thành lối sống văn minh.
Những “điểm nóng” cần được tháo gỡ
Nhiều năm qua, trong công tác xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, việc xử lý những vi phạm về trật tự đô thị, môi trường luôn được Thành phố, các cấp chính quyền quan tâm, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định. Tuy vậy, vẫn còn một số “điểm nóng” tại nhiều nơi chưa được xử lý dứt điểm.
Theo khảo sát của phóng viên, ngay tại một số tuyến đường, khu dân cư tại các quận nội đô, tình trạng vi phạm trật tự đô thị vẫn diễn ra tràn lan, tồn tại nhiều quán cóc căng bạt lấn chiếm vỉa hè, hiện tượng ô tô, xe máy dừng đỗ trái phép, lấn chiếm lòng đường gây ách tắc giao thông nhất là vào những giờ cao điểm thường xuyên diễn ra. Thực trạng trên không phải chỉ xuất hiện ngày một ngày hai, việc cơ quan chức năng phối hợp với lực lượng cơ sở như Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ,… tổ dân phố, phường ra quân để rồi đâu lại vào đấy. Tình trạng các tổ công tác, quản lý trật tự vừa đi khỏi thì các hộ lại tái diễn việc lấn chiếm vẫn thường xuyên xảy ra.
Sau nhiều đợt ra quân lập lại trật tự tại vỉa hè, lòng lề đường, đến nay nhiều tuyến phố đang bị tái lấn chiếm trở lại. |
Đơn cử sau nhiều đợt ra quân lập lại trật tự tại vỉa hè, lòng lề đường, đến nay nhiều tuyến phố như Triệu Việt Vương, Tuệ Tĩnh, Bà Triệu,… (quận Hai Bà Trưng), Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi,…(quận Thanh Xuân), Láng, Chùa Láng, Xã Đàn…(quận Đống Đa) đang bị tái lấn chiếm trở lại. Với hàng loạt quán xá luôn tấp nập khách, bất kể thời gian nào trong ngày, nhiều quán ngang nhiên bày bàn ghế choán hết vỉa hè hay để xe của khách tràn xuống lòng đường, gây ảnh hưởng cho người đi bộ, mỹ quan đô thị luôn rơi vào cảnh nhếch nhác.
Ngoài ra, sau gần 2 năm thực hiện Chỉ thị số 01 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” góp phần thay đổi diện mạo của nhiều khu dân cư chuyển biến theo hướng tích cực. Để tuyên truyền cho người dân đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, các Bí thư chi bộ, tổ trưởng Tổ dân phố được phường và đơn vị phụ trách vệ sinh môi trường mời lên phổ biến về thời gian và địa điểm đổ rác. Quy định này nhanh chóng được phổ biến đến từng hộ dân cư. Sau một thời gian, đại đa số người dân ở nhiều nơi đã thực hiện nghiêm quy định.
Bên cạnh những thành quả đạt được, hiện nay, tại một số tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn Thủ đô vẫn tồn tại những đống rác sinh hoạt tự phát của người dân. Đáng phê phán là người dân thiếu ý thức đổ rác ngay dưới chân biển cấm gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị. Đi sâu vào từng ngõ nhỏ, không khó để bắt gặp những tấm biển ghi rõ: “Cấm đổ rác tại đây!”. Thế nhưng, trái với mục đích vốn có, một số người dân lại coi đó là tấm biển “đánh dấu” nơi tập kết rác thải.
Ghi nhận tại đường Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm), người dân thản nhiên vứt rác ngay dưới tấm biển “Cấm vứt rác”. Mặc dù trên biển cấm có thông báo về xử phạt và mức phạt được ghi rất cụ thể, nhưng thực tế thì “cấm thì cứ cấm, đổ vẫn cứ đổ”. Bức xúc vì “tệ nạn đổ trộm rác” đang ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và môi trường, bà Nguyễn Thị Sang (đường Phùng Khoang) bức xúc: “Cứ tầm xế chiều xe rác sẽ đi khắp các ngõ kêu kẻ̉ng nhưng người dân chủ động ra đổ rác trực tiếp lại khá ít.
Theo thói quen và tư duy đám đông họ sẽ tiện tay vứt rác vào những nơi họ thấy đã có người vứt từ trước. Vì không phải trước cửa nhà họ nên họ không quan tâm đến cái tấm biển cẩm đổ rác. Mặc dù tuyến đường này rất đông, nhà xung quanh rất nhiều nhưng không thể giải quyết được. Trong cuộc họp của của Tổ dân phố chúng tôi đã phản ánh rất nhiều nhưng tất cả vẫn trì trệ. Điều chúng tôi cần là tất cả mọi người trong khu phố phải chung sức, có hành động và chương trình thực hiện cụ thể, quyết liệt. Mỗi người chúng tôi nhắc một câu không thể kiểm soát hết, không thể thay đổi được gì cả”.
Phát huy hơn nữa vai trò của Tổ dân phố
Ông cha ta đã có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, từ đó cho thấy được mối quan hệ khăng khít, sự ảnh hưởng lẫn nhau của những người hàng xóm sống gần gũi tại địa bàn khu dân cư. Từ những phong trào cụ thể, Tổ dân phố có vai trò rất lớn trong việc đẩy mạnh các hoạt động tự quản, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ như giữ gìn an ninh trật tự, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành quy định về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, phòng chống thiên tai,…
Nếu đội ngũ cán bộ khu phố, Tổ dân phố nhiệt tình, trách nhiệm, phối hợp lực lượng chức năng khu vực nắm chắc tình hình nhân khẩu, hoàn cảnh từng gia đình, kịp thời phát hiện các vấn đề nảy sinh tại khu dân cư để phản ánh UBND phường giải quyết thì từng cơ sở sẽ là điểm sáng tiến đến xây dựng Thủ đô văn minh. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở nơi nào đội ngũ cán bộ cơ sở mạnh thì mọi hoạt động ở nơi đó phát triển sôi nổi và đúng hướng.
Mặt khác, xây dựng khu phố văn hoá sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng là động lực quan trọng để góp phần xây dựng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho từng hộ gia đình cũng như cả cộng đồng. Đến với Tổ dân phố Phú Hà (phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm) trong thời gian gần đây, dễ dàng nhận thấy bộ mặt đô thị ngày càng phát triển, ngõ phố sạch đẹp, nhà cửa khang trang… Đó là biểu hiện đậm nét của tinh thần đoàn kết giữa toàn thể nhân dân và tập thể Tổ dân phố Phú Hà trong việc chung tay thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận Tổ dân phố Phú Hà cho biết: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ở khu dân cư là một cuộc vận động lớn và là mục tiêu phấn đấu của Tổ dân phố Phú Hà. Trước đây Tổ dân phố Phú Hà là vốn là khu tập thể quân đội M1. Năm 2008, thực hiện chủ trương của nhà nước và quân đội, bàn giao các khu tập thể quân đội về địa phương, Tổ dân phố Phú Hà được thành lập với 240 hộ dân. Nhờ sự sát sao của Tổ dân phố trong việc tuyên truyền nâng cao kiến thức, ý thức của người dân được cải thiện rõ rệt, đường đi chung và không gian công cộng luôn sạch sẽ, không có hiện tượng lấn chiếm.
Ông Ngọc cũng cho biết thêm, để đạt được kết quả như vậy, trong quá trình triển khai các cuộc vận động, Tổ dân phố cũng đặc biệt quan tâm đến phát triển đời sống kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, rất nhiều hội viên Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ đã nêu gương, đi đầu trong việc tận dụng những bãi đất bỏ hoang của địa phương bạn để trồng rau sạch, vừa nâng cao chất lượng bữa ăn, vừa rèn luyện sức khoẻ và giáo dục con cháu lòng yêu nước và thiên nhiên.
Cở sở hạ tầng cũng được Tổ dân phố quan tâm như: 100% đường đi được bê tông hoá từ kinh phí đóng góp của nhân dân; 100% các hộ gia đình đều được dùng nước sạch Sông Đà, 100% đường trục chính và các ngõ được nhân dân lắp đèn chiếu sáng để thuận tiện cho việc đi lại... Trong quá trình vận động mọi người, ông Ngọc cùng Tổ dân phố luôn tâm niệm vấn đề không phải nhiều hay ít mà là sự sẻ chia từ tự đáy lòng mình với bà con, quần chúng nhân dân. Ông cũng tin rằng dù bất kỳ địa bàn, xã, phường nào, với sự tinh tế, tận tình, tận tuỵ, thực hiện tốt vai trò quản lý ngay từ cấp cơ sở, nhân dân trong khu vực sẽ luôn đoàn kết, đồng lòng, giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hoá, văn minh.
Phương Bùi - Phương Ngân
Kỳ cuối: Thay đổi tích cực từ những Tổ dân phố “ 5 không”
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03