Xây dựng pháp luật là bệ đỡ cho đất nước phát triển bền vững
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật Chính phủ đặc biệt coi trọng sửa đổi bất cập trong pháp luật hiện hành |
Hội nghị diễn ra theo hình thức truyền hình trực tuyến với 1 điểm cầu ở trụ sở Chính phủ và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Kết luận Hội nghị, dẫn cuốn sách “Vì sao các quốc gia thất bại”, trong đó tác giả James A. Robinson nói “thể chế, thể chế và thể chế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, một quốc gia thành công hay không thì khâu đột phá đầu tiên là thể chế, pháp luật. Chúng ta thường hay lo các vấn đề mang tính sự vụ mà chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng thể chế.
Thủ tướng nêu rõ, phải sửa lại thói quen làm việc, phải quan tâm nhiều hơn nữa đến thể chế chính sách. Do đó, việc tổ chức Hội nghị này nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng thể chế, pháp luật trong hệ thống cán bộ, công chức để có hành động mạnh mẽ hơn.
Thủ tướng cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ này, Chính phủ coi xây dựng thể chế là nhiệm vụ trung tâm, các phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng thảo luận các vấn đề thể chế chính sách trước các vấn đề kinh tế - xã hội. Chức năng quan trọng nhất của Quốc hội là lập pháp nhưng 90% các dự án luật là do Chính phủ đề xuất, trách nhiệm của Chính phủ rất lớn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật |
Đánh giá tình hình vừa qua, Thủ tướng nhất trí với nhận định, hệ thống pháp luật của Việt Nam cơ bản đầy đủ trên các lĩnh vực, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi; thể chế hóa được các chủ trương của Đảng về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp; bảo đảm sự đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị; sự vận hành thông suốt của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đặt trọng tâm vào việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành. Xây dựng pháp luật là bệ đỡ cho đất nước phát triển bền vững, Thủ tướng nêu rõ.
Ghi nhận các ý kiến nêu lên những tồn tại trong công tác này, Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung gồm "vòng đời" của một số dự án luật còn ngắn, phải sửa chữa. Công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng xin lùi, xin rút dự án luật, pháp lệnh. Công tác thi hành pháp luật - “đưa pháp luật vào cuộc sống” còn bất cập, chưa có cơ chế đồng bộ để thực hiện hiệu quả; tình trạng “nợ đọng” quy định chi tiết thi hành chưa được khắc phục triệt để.
Nhấn mạnh công việc quan trọng, xuyên suốt là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng nêu rõ, Bộ Tư pháp, ngành tư pháp cần tiếp tục phát huy vai trò “nhạc trưởng”, cơ quan “gác cửa” trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật của Chính phủ và chính quyền địa phương.
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình và hiện đại hóa kỹ thuật xây dựng pháp luật, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm, đặc biệt là sự phối hợp có trách nhiệm và hiệu quả giữa các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động.
Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật về tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện các giải pháp có tính đột phá trong việc nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội.
Các bộ, ngành cần kiên quyết chấm dứt tình trạng nợ đọng, kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh để sớm đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống. “Tại phiên họp Chính phủ hàng tháng, tôi yêu cầu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phải báo cáo Chính phủ, công khai những bộ, cơ quan có liên quan nợ đọng”, Thủ tướng nói.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải là người trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, thi hành pháp luật, bố trí nguồn lực thích đáng, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác này.
Phải chống cho được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. “Người ta nói chống tham nhũng nói chung là rất quan trọng, cần thiết nhưng mà chống tham nhũng trong làm chính sách pháp luật càng quan trọng”, Thủ tướng lưu ý cần giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật.
Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp đầy đủ các ý kiến tại Hội nghị, để sau Hội nghị có sản phẩm là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện, thi hành pháp luật trong tình hình mới.
Một lần nữa, Thủ tướng lưu ý phải quan tâm đặc biệt để đưa đất nước tiến lên bằng thể chế pháp luật, đây là một trong ba đột phá Đảng đã xác định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin mới 05/11/2024 14:50
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25