Xây dựng cơ chế tài chính, ngân sách và đầu tư đặc thù, vượt trội cho Thủ đô
Luật Thủ đô cần được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật Sự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung quy định đặc thù Hoàn thiện thể chế về văn hóa, giáo dục, y tế cho Thủ đô |
Mở rộng phạm vi áp dụng PPP trong văn hóa, thể thao
Tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Tuyến đã trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo Luật liên quan đến cơ chế tài chính, ngân sách và đầu tư.
Cụ thể gồm: Các quy định về huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; các quy định về ưu đãi thuế; quy định về cơ chế quản lý khai thác tài sản công; quy định về phân quyền cho Thành phố được ban hành về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi ngân sách, ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, suất đầu tư đặc thù trong một số lĩnh vực; quy định về thu hút đầu tư.
Dự thảo Luật đã quy định về huy động, sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô trên cơ sở kế thừa, sửa đổi Điều 21 Luật Thủ đô 2012; Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng quy định về việc phân quyền cho Thành phố trong việc quyết định chủ trương đầu tư; cho phép Thành phố áp dụng các hình thức đầu tư như: Mở rộng phạm vi áp dụng PPP trong cả văn hóa, thể thao; áp dụng hình thức BT và được sử dụng vốn ngân sách Thành phố để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT; tách riêng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổng thể; quyết định mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm đầu tư của dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng tại quyết định chủ trương đầu tư dự án tổng thể.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận Hội thảo. |
Thành phố cũng được phân quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức chế độ chi ngân sách, ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, suất đầu tư đặc thù trong một số lĩnh vực: Quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách mới hoặc cao hơn quy định của Trung ương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách thành phố Hà Nội mà ngân sách Trung ương không hỗ trợ.
Đồng thời, được chuyển đổi mô hình quản lý đầu tư, quản lý dự án theo kết quả, hiệu quả dự án thay vì quản lý chi phí như đơn giá, khối lượng đầu vào; quyết định lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc tế; ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá trong các lĩnh vực, phương thức thanh toán ngoài các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô.
Quy định đặc thù về quản lý, khai thác tài sản công
Về cơ chế quản lý, khai thác tài sản công, Thành phố được thực hiện phương thức quản lý, vận hành và khai thác tài sản công theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, quản lý (O&M) đối với một số công trình trọng điểm do Thành phố quản lý và được áp dụng phương thức xây dựng, chuyển giao, thuê dịch vụ (BTL) hoặc xây dựng, thuê dịch vụ, chuyển giao (BLT) đối với các công trình do tư nhân xây dựng, sở hữu và thành phố Hà Nội có nhu cầu sử dụng cho các mục đích công cộng; việc sử dụng, quản lý, khai thác tài sản công của cơ sở văn hóa, thể thao, cơ sở giáo dục công lập thuộc thành phố Hà Nội khi thực hiện liên kết với tổ chức, cá nhân để cung cấp dịch vụ theo cơ chế thị trường.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã góp ý đối với một số quy định cụ thể như tính khả thi của các quy định về huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư vào văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, khu công nghệ cao Hòa Lạc, nhà đầu tư chiến lược; quy định việc thành lập các quỹ: Quỹ Bảo vệ di sản và phát triển văn hóa Thủ đô, Quỹ Học bổng dành cho học sinh tài năng của Thủ đô, Quỹ Bảo tồn, tái thiết khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô…
Đại diện Sở Xây dựng nêu quan điểm, Hà Nội là Thủ đô, với quy mô dân số đông, địa bàn rộng lớn. Vì vậy việc cho phép Thành phố chủ động quyết định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi ngân sách, ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, suất đầu tư đặc thù trong một số lĩnh vực; cơ chế thu hút đầu tư xã hội và cơ chế thực hiện đầu tư sẽ tạo được sự năng động, nhạy bén, chủ động cho Thủ đô trong tổ chức thực hiện.
Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là nhiệm vụ quan trọng được Bộ Chính trị giao tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó cơ chế, chính sách về tài chính và đầu tư sẽ là động lực, đòn bẩy nhằm xây dựng, quản lý, phát triển Thủ đô.
Đánh giá cao ý kiến phát biểu tâm huyết của các đại biểu, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đề nghị Tổ thường trực nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), sớm báo cáo Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật để trình Chính phủ, đảm bảo tiến độ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (dự kiến tháng 10/2023).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 18:13
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 17:41