Vừa chống dịch hiệu quả, vừa không làm đứt gãy sản xuất mới là điều quan trọng
Sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết và quan trọng nhất luôn là mục tiêu tối thượng mà Đảng, Nhà nước hướng đến trong cuộc chiến với dịch Covid-19. Một điểm sáng trong cuộc chiến này đó là tinh thần phân cấp rất rõ ràng, ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hệ thống chính trị… người đứng đầu luôn là người được giao trách nhiệm nặng nề nhất.
Ngay trong các quyết sách như lựa chọn khoanh vùng, cách ly và kiểm soát dịch cũng vậy. Không ít lần Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, lãnh đạo địa phương phải bám sát, đánh giá thấu đáo tình hình, huy động trí tuệ của tập thể cấp ủy và của hệ thống chính trị trong đánh giá tình hình để chủ động, sáng tạo, quyết định theo thẩm quyền việc lựa chọn, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, chủ động, hiệu quả theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đúng thẩm quyền; nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên.
Hà Nội tổ chức xét nghiệm nhanh Covid-19 cho người dân. Ảnh: Đinh Luyện |
Thực hiện tinh thần này, tại các địa phương, người đứng đầu sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và các quy định, lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tình hình cụ thể ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị để vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả trong phòng, chống dịch, nhất là việc quyết định phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội…
Phải khẳng định, việc tăng quyền hạn đồng thời cũng là trọng trách này đã góp phần rất lớn giúp công cuộc chống dịch sát và thực tế hơn. Hơn hết, trong “cái khó”, sự bản lĩnh của người đứng đầu càng thể hiện rõ nét. Thực tế công tác phòng, chống dịch ở nhiều địa phương đã chỉ ra, sẽ không vì dịch bùng phát nhất thời mà người đứng đầu mất bình tĩnh, thiếu bản lĩnh từ đó dẫn đến việc đưa ra các quyết định không chính xác, kém hiệu quả.
Đó là ở chiều hướng tích cực. Ở góc độ ngược lại, nếu người đứng đầu vô tình chưa hiểu hết tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước sẽ có những quyết sách cực đoan, cứng nhắc, gây hoang mang “ngăn sông, cấm chợ” khi thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.
Kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 cho thấy, các biện pháp phong tỏa, giãn cách, cách ly xã hội là biện pháp rất hiệu quả để ngăn chặn dịch, cũng là biện pháp “dễ làm” nhất, nhưng lại có thể ảnh hưởng rất tiêu cực tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Các cấp Công đoàn Thủ đô tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Đinh Luyện |
Đứng trước làn sóng dịch Covid-19, mỗi địa phương lại có cách ứng xử khác nhau, có vùng chọn cách làm khó khăn và đầy thách thức, cũng có nơi chọn biện pháp “dễ làm” nhất. Lấy ví dụ, ngày 4/6, tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc về việc cách ly những người từ thành phố Hồ Chí Minh về Đồng Nai để ngăn chặn dịch lây lan. Đáng nói, trước dư luận chỉ sau đó ít lâu là ngày 5/6, tỉnh này đã nới lỏng quy định trên.
Dù kịp thời “chỉnh hướng” nhưng Đồng Nai cũng kịp khiến doanh nghiệp, người dân một phen náo loạn. Phải khẳng định, “tam giác kinh tế” thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương gắn liền với chuỗi cung ứng nguyên liệu, hàng hóa thông thương và hàng nghìn lao động di chuyển qua các địa phương này. Chuyện tăng cường kiểm soát người và phương tiện từ thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp nhưng nếu quá cứng nhắc ở quy mô lớn sẽ gây ra hậu quả lớn đến xã hội, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất là rất lớn.
Cũng cùng câu chuyện trên, trước làn sóng dịch ập đến, ở tỉnh Bắc Giang, địa phương này quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và áp dụng “giãn cách rộng nhưng phong tỏa hẹp” dù ghi nhận hàng nghìn ca bệnh. Bắc Giang xác định nếu “khóa cứng” toàn bộ tỉnh, hậu quả cho sản xuất và kinh tế là rất lớn, tác động tiêu cực đến các tỉnh thành lân cận. Bởi vậy, song song chống dịch, Bắc Giang đã tái khởi động hoạt động các nhà máy để tránh “đứt gãy” sản xuất trong thời gian dài. Với việc tiêu chuẩn hóa quy trình và điều kiện trở lại làm việc, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch… công tác phòng, chống dịch ở địa phương này đã bước đầu thu được kết quả tích cực.
Tại các địa phương trên địa bàn Hà Nội đều tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Đinh Luyện |
Giống như Bắc Giang, Hà Nội cũng đang chọn cách hiệu quả, không cực đoan trong phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh tinh thần “chống dịch như chống giặc”, thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, “thần tốc” hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh, Hà Nội không giãn cách phong toả một cách cực đoan để ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.
Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động rà soát, xây dựng bổ sung các kịch bản, phương án phòng, chống dịch theo nguyên tắc “3 lớp”, “3 trước” (nhận diện trước; chuẩn bị phương án, lực lượng, vật tư trước; phát hiện, hành động, xử lý trước) và “4 tại chỗ” trong mọi cấp độ, tình huống của dịch bệnh, kể cả mức cao nhất.
Với tinh thần này, huyện Đông Anh của Hà Nội khi khoanh vùng ổ dịch đã nhanh chóng triển khai theo 3 lớp (lớp lõi có dịch giãn cách theo Chỉ thị 16, lớp tiếp theo thực hiện theo Chỉ thị 15, lớp ngoài cùng theo Chỉ thị 19) từ đó vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa không ngăn sông cấm chợ, làm đảo lộn đời sống người dân.
Chưa bàn đến đúng, sai trong cách ứng xử trước dịch của các địa phương nói trên, tuy nhiên trong cuộc chiến với Covid-19, người đứng đầu ở mỗi địa phương, trước khi đưa ra quyết sách cần đặt mục tiêu giải quyết công việc lên hàng đầu, lấy sự ổn định làm căn cốt. Quyết liệt áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế; dĩ nhiên cũng cần lưu tâm hơn đến việc áp dụng biện pháp phòng dịch quá mức cần thiết gây ảnh hưởng sản xuất kinh doanh.
Công tác ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai đồng bộ trên toàn địa bàn Hà Nội. Ảnh: Đinh Luyện |
Đó là câu chuyện trách nhiệm người đứng đầu và lối ứng xử có phù hợp và chưa thực sự phù hợp ở từng địa phương. Một điều không thể phủ nhận là khi toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc nhưng người dân không ủng hộ thì không thể khống chế dịch thành công.
Mỗi người cần thực hiện nghiêm thông điệp “5K” (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các sự kiện có tập trung đông người, các khu, điểm du lịch; địa điểm tổ chức lễ hội. Người dân cũng không nên đến các khu đông người nếu không thực sự cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36