Vinh quang những “chiến sĩ” nơi tuyến đầu chống dịch
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thành phố thăm, động viên đơn vị tuyến đầu chống dịch Đồng hành cùng đội ngũ y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch |
F1 vẫn phải tham gia chống dịch
Khi “cuộc chiến” chống dịch Covid-19 đang bước vào giai đoạn mới với nhiều cam go và thử thách thì trên địa bàn Hà Nội, nhiều bệnh viện phải thực hiện phong toả hoặc cách ly y tế để phòng, chống dịch. Đáng lo ngại, ngay trong bệnh viện cũng đã có nhân viên y tế mắc Covid-19, như tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - một trong những điều mà ngành Y không mong muốn nhất đã xảy ra trong dịch bệnh. Nhưng ngay cả khi trở thành những đối tượng F1, các nhân viên y tế vẫn tham gia hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau.
Nhân viên y tế của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. |
Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang là cơ sở tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 nhiều nhất cả nước. Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tính đến trưa 15/5, có 318 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện cơ sở Đông Anh. Trong số bệnh nhân đang điều trị có 9 người âm tính từ 1 lần trở lên. Đáng chú ý, có 35 bệnh nhân nặng và nguy kịch, trong đó, 19 bệnh nhân thở oxy; 3 bệnh nhân thở máy không xâm nhập; 13 bệnh nhân thở máy (trong số này có 1 bệnh nhân chạy ECMO - tim phổi nhân tạo) và 6 bệnh nhân lọc máu liên tục.
Với mật độ bệnh nhân đông và mỗi ngày một gia tăng như vậy, chưa kể các bệnh nhân không mắc Covid-19 do Bệnh viện bị cách ly nên chưa thể xuất viện, mong muốn của lãnh đạo Bệnh viện là chuyển những bệnh nhân thường, không mắc Covid-19 và đã có kết quả xét nghiệm từ 2-3 lần âm tính sang các cơ sở y tế khác để tránh lây nhiễm. “16 tháng nay chúng tôi đã liên tục làm nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Các bác sĩ không ngại khó, ngại khổ, chỉ thương bệnh nhân, nhất là bệnh nhân điều trị tích cực đã âm tính 2-3 lần. Cả bệnh viện và bệnh nhân đều mong muốn "giải phóng" bớt bệnh nhân thường, bệnh nhân nặng không mắc Covid-19 để nhận bệnh nhân Covid-19 mới”, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết.
Được biết, sau khi phát hiện có bác sĩ mắc Covid-19, toàn thể thầy thuốc ở đây đều trở thành F1. Nhưng với lượng bệnh nhân đông, ngoài những cán bộ y tế dương tính phải điều trị bệnh, còn lại các F1 là thầy thuốc vẫn phải tham gia phòng, chống dịch. Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, một trong số các bác sĩ đang điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Covid-19 tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, ròng rã hơn một năm qua, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác, anh cùng các đồng nghiệp kiên trì bám bệnh viện, túc trực bên người bệnh với mong muốn duy nhất giúp họ chiến thắng dịch bệnh, trở về với cuộc sống bình thường.
Đơn cử, trong đêm 15/5 là một đêm đáng nhớ với bác sĩ Phạm Văn Phúc. Anh cùng các đồng nghiệp thức trắng để cấp cứu cho 5 bệnh nhân Covid-19 nặng mới vào, trong số đó có một bệnh nhân có diễn biến nguy kịch. Đối với bác sĩ Phúc, đó là một đêm có nhiều “kỷ lục” đáng buồn. Kỷ lục về số lượng bệnh nhân nặng nhập viện, chưa bao giờ Khoa tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều đến thế. Kỷ lục về số lượng nhân viên y tế cả vòng trong lẫn vòng ngoài được huy động tối đa lúc gần 0h đêm để theo dõi sát sao 18 bệnh nhân nặng, rồi tất tả ngược xuôi chạy ECMO cho 1 ca Covid-19 nguy kịch…
Chia sẻ về đợt dịch lần thứ 4 này, bác sĩ Phạm Văn Phúc cho biết: Đợt dịch nào anh em cũng vất vả, nhưng lần này đúng là quá nhiều trường hợp nặng phải cấp cứu lại vào giữa đêm khuya, bệnh nhân đa số kèm theo nhiều bệnh nền nên phải can thiệp nhiều thủ thuật. Chính vì thế, số lượng điều dưỡng, bác sĩ được điều động tăng gấp 3 lần so với đợt dịch trước. “Nếu hỏi chúng tôi có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Anh em luôn sẵn sàng. Bệnh viện cũng đã có các kịch bản đối phó tình huống cấp bách xảy ra với đầy đủ trang thiết bị, vật tư cần thiết đảm bảo cho công tác cứu chữa được nhanh nhất”, bác sĩ Phạm Văn Phúc chia sẻ.
Xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm
Không trực tiếp tham gia khám chữa, cấp cứu bệnh nhân nhưng các y, bác sĩ, cán bộ làm công tác y tế dự phòng luôn là những người đi đầu trong “trận chiến”, xông pha vào các vùng tâm điểm để dập dịch dịch Covid-19 nhanh chóng và hiệu quả. Đằng sau những thông báo các ca bệnh Covid-19 khô khan hằng ngày là cuộc đua thầm lặng, dũng cảm của đội ngũ cán bộ y tế, trong đó có những người làm công tác xét nghiệm Covid-19 ở Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội. Trong bộ đồ bảo hộ kín mít giữa thời tiết nắng nóng, họ di chuyển liên tục và có khi là trắng đêm làm việc với cường độ gấp nhiều lần bình thường.
Do trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 lại xuất hiện các F0 nên nhiều trường hợp như gia đình bác sĩ Phạm Văn Phúc bỗng dưng trở thành F2 phải cách ly tại nhà. Nhớ vợ, thương con và chỉ có một mong muốn duy nhất là được ôm vợ con vào lòng, song bác sĩ Phúc và hàng chục nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phải tạm gác lại niềm hạnh phúc riêng tư để thực hiện sứ mệnh cao cả chữa bệnh cứu người của người thầy thuốc. |
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn: “Những ngày qua, Hà Nội xuất hiện nhiều chùm ca bệnh trong cộng đồng với tốc độ lây lan nhanh và khó lường. Công tác điều tra, truy vết thần tốc ca bệnh và những trường hợp liên quan trong cộng đồng đã được Trung tâm khẩn trương thực hiện để kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tuy nhiên công việc này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vất vả”.
Được biết, trong mỗi đợt dịch, khi Hà Nội xuất hiện ca bệnh F0 thì ngay lập tức Trung tâm phối hợp với các đơn vị triển khai điều tra, truy vết các trường hợp F1, F2 và liên quan không kể ngày đêm. Đặc biệt, quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đến khi ra kết quả một cách chính xác cần nhiều thời gian và công sức của các cán bộ y tế. Trong khi đó, tính trung bình mỗi ngày tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội sẽ phải xét nghiệm cho gần 6000 mẫu từ các quận, huyện, lúc cao điểm sẽ phải xét nghiệm lên tới 10.000 mẫu, vì thế công việc của các nhân viên y tế tại đây chưa bao giờ được phép dừng nghỉ.
“Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, chúng tôi phải tiến hành xét nghiệm ngay. Người thì ít mà công việc nhiều nên mọi người đều phải chạy đua với thời gian. Có những hôm quên ăn, làm việc hết cường độ, ngày đêm cần mẫn để có được những kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác, đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch Covid-19…", bác sĩ Khổng Minh Tuấn cho biết thêm.
Trong suốt thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và nhiều hiểm nguy, thế nhưng những nhân viên y tế vẫn không hề nao núng, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, chống dịch là nhiệm vụ không phải của riêng cơ quan chức năng hay của ngành Y tế, mà còn cần sự chung sức của cả cộng đồng. Bởi vậy, mỗi người dân cần tự giác, nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng, chống dịch Covid-19. Đây không chỉ là hành động tri ân ý nghĩa và thiết thực nhất với các cán bộ, nhân viên y tế, mà còn là yếu tố tiên quyết giúp ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19 hiệu quả./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20