Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế

(LĐTĐ) Tại Paris, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tổ chức Lễ ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế (MAAC) (Hiệp định MAAC) cho Việt Nam. Ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký Hiệp định MAAC.
Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu Công bố các kênh chính thức của doanh nghiệp viễn thông để chuẩn hoá thông tin thuê bao Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

Hiệp định MAAC được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Hội đồng châu Âu (EC) cùng phát triển vào năm 1988 và được sửa đổi bởi Nghị định thư năm 2010 để mở rộng cho các nước không phải thành viên OECD, Liên minh Châu Âu (EU) tham gia ký MAAC.

MAAC là một khuôn khổ pháp lý quốc tế đa phương toàn diện nhất hiện nay quy định bao quát các hình thức hợp tác quốc tế về hành chính thuế để giải quyết trốn thuế và tránh thuế, như: trao đổi thông tin (theo yêu cầu, tự động, tự nguyện), kiểm tra thuế đồng thời, kiểm tra thuế ở nước ngoài, hỗ trợ thu hồi nợ thuế...; và một số quy định khác về hiệu lực, phê duyệt, bảo lưu, bãi ước Hiệp định MAAC.

Nói cách khác, Hiệp định MAAC hỗ trợ các nước thành viên thực thi tốt hơn các luật thuế của mình thông qua việc áp dụng các công cụ pháp lý quốc tế để trao đổi thông tin thuế và hợp tác về hành chính thuế nhằm chống trốn, và tránh thuế quốc tế và các hình thức không tuân thủ khác.

Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế
Thứ trưởng Cao Anh Tuấn và Phó Tổng Thư ký OECD Yoshiki Takeuchi.

Tính đến ngày 30/1/2023, MAAC đã có 146 nước ký, nhiều hơn các nước đã ký Hiệp định thuế đa phương (MLI), hiện có 100 Bên tham gia ký), trong đó có 63 nước đã ký Hiệp định thuế với Việt Nam; có hiệu lực với 139 Bên Tham gia (tương đương hơn 9.000 thỏa thuận song phương).

Trong đó có tất cả các thành viên G20, OECD, EU, các nước thuộc khối BRIICS (Brazil, Nga, Inđônêxia, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), các trung tâm tài chính lớn (các thiên đường thuế), các nước đang phát triển khác tham gia ngày càng tăng.

Đến nay, MAAC là công cụ toàn cầu hữu hiệu nhất cho hoạt động hợp tác đa phương trong trao đổi thông tin và các hình thức hỗ trợ hành chính khác về thuế. Tham gia MAAC sẽ đem lại cho Việt Nam cũng như các nước nhiều lợi ích như: hình thức thuế áp dụng rộng hơn, nhiều hình thức hỗ trợ hành chính hơn Hiệp định thuế, đối tượng áp dụng rộng hơn,...

Đặc biệt, MAAC là khuôn khổ pháp lý toàn cầu về trao đổi thông tin, ký MAAC sẽ tạo tiền đề để Việt Nam tham gia ký Thỏa thuận đa phương giữa các Nhà chức trách có thẩm quyền (MCAA). Đồng thời, MAAC cung cấp căn cứ pháp lý về hợp tác hành chính thuế với nhiều nước, việc ký MAAC giúp gia tăng nhanh chóng mạng lưới trao đổi thông tin với các Bên tham gia MAAC.

Việc Việt Nam ký MAAC sẽ tạo khuôn khổ pháp lý đa phương để mở rộng hợp tác quốc tế về hành chính thuế, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả”, “đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương”.

Việc gia nhập MAAC cũng là điều kiện cần thiết theo yêu cầu đối với thành viên Diễn đàn hợp tác thực hiện Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận; đồng thời đây cũng là tiêu chí của EU đánh giá mức độ hợp tác của một quốc gia về các vấn đề thuế; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác với các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế đa phương (APEC, ASEAN,…).

Bảo Thoa

Nên xem

Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM”

Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM”

(LĐTĐ) Ngày 6/6, Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội thảo khoa học: “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM nhiệm vụ, giải pháp”.
Ngăn chặn các vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao: Ý thức người dân vẫn là trên hết!

Ngăn chặn các vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao: Ý thức người dân vẫn là trên hết!

(LĐTĐ) Chưa khi nào tội phạm công nghệ cao lại diễn biến phức tạp như hiện nay. Cảnh báo, tuyên truyền rất nhiều trên đủ các phương tiện truyền thông nhưng người dân vẫn “sập bẫy” của tội phạm lừa đảo này.
Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

(LĐTĐ) Hai tuần sau sự kiện 1.500 người nộp hồ sơ bốc thăm suất mua 149 căn hộ nhà ở xã hội tại dự án nhà ở xã hội Trung Văn, quận Nam Từ Liêm; những câu chuyện mang chủ đề “nhà ở xã hội” vẫn tiếp tục thu hút dư luận khi lần lượt các dự án mới được công bố. Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Câu chuyện học phí đại học

Câu chuyện học phí đại học

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề tự chủ đại học, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội… đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên) cho hay, hiện nay, học phí đại học đang tăng lên rất cao.
Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm

Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm

(LĐTĐ) Trước nhiều vụ việc gây bức xúc trên thị trường bảo hiểm, các chuyên gia đã kiến nghị tăng cường vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, tăng chất lượng và số lượng chế tài để tạo hàng rào bảo vệ các quan hệ trên thị trường và cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp.
Huyện Ứng Hòa: Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan chào mừng Đại hội Công đoàn huyện lần thứ XI

Huyện Ứng Hòa: Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan chào mừng Đại hội Công đoàn huyện lần thứ XI

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng chào mừng Đại hội Công đoàn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 7, 8/6/2023), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trực quan về Đại hội tại các Công đoàn cơ sở.
Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu

Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, có trường hợp người đi lao động ở nước ngoài bị lừa ở cả 2 đầu, phía doanh nghiệp Việt Nam và phía doanh nghiệp nước ngoài.

Tin khác

“Phủ sóng” thanh toán không dùng tiền mặt

“Phủ sóng” thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành văn bản đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện.
Quy định rõ lãi suất 0% tạo sự rõ ràng, minh bạch

Quy định rõ lãi suất 0% tạo sự rõ ràng, minh bạch

(LĐTĐ) Theo nghị trình Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội, dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ được trình vào sáng 5/6.
Xây dựng cơ chế tạo nguồn thu ngân sách

Xây dựng cơ chế tạo nguồn thu ngân sách

(LĐTĐ) Hà Nội đề nghị được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô, các dự án đầu tư theo phương thức PPP, dự án phát triển đô thị theo TOD, hỗ trợ di dời các cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời…
Phó Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”

Phó Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”

(LĐTĐ) Nói về đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần chuyển trạng thái chính sách tiền tệ từ chặt chẽ, thận trọng sang nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng để đảm bảo đạt chính sách đa mục tiêu, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, bài toán khó đặt ra ở đây là NHNN phải tìm được điểm hài hoà vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”.
Cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá

Cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá

(LĐTĐ) Thảo luận dự thảo Luật Giá (sửa đổi), có ý kiến cho rằng, về cơ bản đã tháo gỡ được các vấn đề khúc mắc trong thẩm định giá. Tuy nhiên, cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá và quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của địa phương trong quản lý về giá.
Sửa đổi “hệ sinh thái” thuế

Sửa đổi “hệ sinh thái” thuế

(LĐTĐ) Trước những khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rất sốt ruột khi chưa thấy Chính phủ đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mà mới chỉ trình kéo dài thời hạn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số hàng hóa, dịch vụ bằng một nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online: Cơ quan quản lý nói cần, doanh nghiệp kêu khó!

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online: Cơ quan quản lý nói cần, doanh nghiệp kêu khó!

(LĐTĐ) Thời gian qua, làng game Việt vẫn chưa hết bất ngờ trước đề nghị của Bộ Tài chính về việc, bổ sung trò chơi điện tử (game online) vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm tại nhiều ngân hàng

Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm tại nhiều ngân hàng

(LĐTĐ) Sacombank là ngân hàng tiếp theo giảm lãi suất huy động, giúp mặt bằng lãi suất tiếp đà đi xuống.
Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng

Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 2 lần giảm lãi suất điều hành, có chính sách cơ cấu giãn nợ… nhưng như vậy là chưa đủ để giúp doanh nghiệp phục hồi. Các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mong muốn chính sách tiền tệ của NHNN cần chủ động, linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, tín dụng 4 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng khá thấp, chỉ đạt 3,04%. Nhằm kích cầu tiêu dùng, đẩy vốn ra nền kinh tế, nhiều ngân hàng thương mại đã tung ra các gói tín dụng cho vay tiêu dùng với lãi suất hợp lý.
Xem thêm
Phiên bản di động