Việt Nam - Hàn Quốc: Rộng mở cơ hội hợp tác về lao động

(LĐTĐ) Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức được bắt đầu từ năm 1993, thông qua chương trình hợp tác cung ứng và sử dụng lao động. Hiện Hàn Quốc là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao, chi phí xuất cảnh thấp và môi trường làm việc khá tốt với gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Malaysia sẽ tăng cường hợp tác về lao động, đào tạo nghề với Việt Nam Sẽ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về lao động kỹ năng đặc định

Rộng mở cơ hội

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã tổ chức hội thảo "Nhìn lại hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực lao động, việc làm và xã hội nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao". Đây là dịp để hai bên nhìn lại chặng đường hợp tác tốt đẹp trong 30 năm qua và trao đổi các giải pháp để mối quan hệ hợp tác ngày càng vững chắc, thực chất và toàn diện.

Việt Nam - Hàn Quốc: Rộng mở cơ hội hợp tác về lao động
Hàn Quốc hiện đang là một trong những thị trường trọng điểm, thu hút nhiều lao động Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan cho biết, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2022), trong 30 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được những bước phát triển vượt bậc và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có hợp tác về lao động, việc làm và an sinh xã hội. Hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc chính thức được bắt đầu từ năm 1993, thông qua chương trình hợp tác cung ứng và sử dụng lao động. Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã nhiều lần ký Thỏa thuận hợp tác vào các năm 2004, 2009, 2013, 2019. Hai Bộ đã thiết lập quan hệ đối tác trung, dài hạn và tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác toàn diện trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội.

Dấu mốc quan trọng trong hợp tác lao động với Hàn Quốc là năm 2003, Quốc hội Hàn Quốc phê duyệt Luật Cấp phép cho lao động nước ngoài (gọi là chương trình EPS), có hiệu lực từ ngày 1/8/2004, mở ra cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc. Đặc biệt, nhằm bảo vệ quyền lợi toàn diện cho người lao động hai nước làm việc trên lãnh thổ của nhau trong bối cảnh số lượng người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc và người lao động Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng tăng, ngày 14/12/2021, tại thủ đô Seoul, với sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thay mặt Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội Hàn Quốc Kwon Deok Cheol đã ký kết Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam-Hàn Quốc. Đây là một mốc mới trong quan hệ hợp tác về đảm bảo an sinh xã hội cho người dân hai nước.

Để tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các chương trình hợp tác góp phần nâng tầm quan hệ hai nước lên mức chiến lược toàn diện, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho rằng cần xây dựng cơ sở hạ tầng và hợp tác tài chính, kỹ thuật, triển khai các dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động có trình độ, chuyên môn, phục vụ đầu tư nước ngoài trong đó có đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam.Bên cạnh đó, cần tiếp tục mở rộng quy mô, hình thức hợp tác lao động bao gồm các cơ chế cấp phép, lao động thời vụ, lao động kỳ nghỉ và lao động trong các lĩnh vực đặc thù. Tăng cường hợp tác kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ vào việc phát triển và quản lý thông tin thị trường lao động.

Ông Kwon Gi Seob, Thứ trưởng Bộ Việc làm – Lao động Hàn Quốc, khẳng định, 30 năm qua, cùng với sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, hợp tác lao động về giữa hai nước đã được nâng lên tầm cao mới. Ngày càng có nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc và ở chiều ngược lại, ngày càng có nhiều lao động Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam. Họ trở thành những cầu nối trong quan hệ giữa hai nước. Việc bảo đảm an toàn và quyền lợi cho người lao động được Chính phủ hai nước đặc biệt quan tâm thông qua các ký kết hợp tác, các buổi làm việc trực tiếp giữa các cơ quan chuyên môn đã cho thấy mục tiêu bảo vệ người lao động, tất cả vì người lao động của hai nước.

Đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người lao động

Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) Nguyễn Gia Liêm cho biết, Hàn Quốc là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao, chi phí xuất cảnh thấp và môi trường làm việc khá tốt. Hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp và có tới 4 hình thức đưa người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.

Thứ nhất, đi theo Chương trình EPS, đây là kênh phái cử lao động chủ yếu sang Hàn Quốc. Từ năm 2004 đến nay có hơn 100.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc và hiện có gần 28.000 lao động đang làm việc (visa E9) tại Hàn Quốc theo Chương trình này. Người lao động có mức thu nhập bình quân từ 1.500 - 2.000 USD/ tháng và được hưởng quyền lợi và các chế độ bảo hiểm theo quy định dành cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc và theo hiệp định song phương giữa hai nước về bảo hiểm xã hội được ký vào tháng 12/2021.Thứ hai là lao động kỹ thuật (visa E7), đi làm việc theo hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc thông qua các Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Hàn Quốc. Ngoài ra, người lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS cũng có thể thi để chuyển đổi sang lao động kỹ thuật với visa E7.

Những lao động nay cư trú và làm việc dài hạn tại Hàn Quốc (trên 5 năm) với mức lương từ 2.000 - 2.500 USD/ tháng. Hiện có khoảng 3.535 lao động kỹ thuật đang là việc tại Hàn Quốc chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, hàn, cơ khí, vận hành máy.Thứ ba là người lao động đi làm thuyền viên trên các tàu đánh cá gần bờ và tàu cá xa bờ theo các hợp đồng cung ứng thuyền viên ký giữa doanh nghiệp Việt Nam và các chủ tàu Hàn Quốc. Hiện có gần 10.000 thuyền viên Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc với mức lương trên các tàu đánh cá xa bờ từ 450-550 USD/ tháng và tàu cá gần bờ là 1.400 USD/ tháng.

Ngoài ra, từ năm 2016, Bộ LĐTBXH đã kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước, đã tạo điều kiện cho người nông dân Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác, thu hoạch, bảo quản và phân phối sản phẩm nông nghiệp. Hiện có 9 địa phương gồm Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Cà Mau và Quảng Bình đã ký thỏa thuận với Hàn Quốc và đưa gần 1.000 lao động đi, 17 tỉnh đang xúc tiến đàm phán để ký thỏa thuận với các địa phương của Hàn Quốc.

"Việc đa dạng các hình thức phái cử lao động sang Hàn Quốc nhằm tận dụng những ngành nghề mà phía bạn đang thiếu, trong khi rất phù hợp với người lao động Việt Nam. Cách tổ chức bài bản, chặt chẽ từ khâu tuyển chọn, đào tạo đến xuất cảnh cũng là cách để hạn chế tối đa lao động bỏ trốn, lấy lại hình ảnh lao động Việt trên đất Hàn. Quan trọng hơn cả là bảo đảm quyền lợi cao nhất cho người lao động từ chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng có mức thu nhập tốt nhất" - ông Liêm nhấn mạnh./.

Tú Anh

Nên xem

Fortech khánh thành cơ sở sản xuất 15.000m2 tại Việt Nam

Fortech khánh thành cơ sở sản xuất 15.000m2 tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 5/12, Fortech chính thức khánh thành cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam. Nhà máy có diện tích 15.000m2, tọa lạc tại Khu công nghiệp Quế Võ 2, xã Ngọc Xá, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, dây chuyền sản xuất hiệu quả, dự kiến ​​sẽ tạo hàng trăm cơ hội việc làm tại địa phương và nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như đơn đặt hàng từ Đông Nam Á.
Bộ GD&ĐT cảnh báo thông tin xuyên tạc Quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc

Bộ GD&ĐT cảnh báo thông tin xuyên tạc Quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc

(LĐTĐ) Tối 5/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phát đi thông tin, cảnh báo hành vi xuyên tạc Quyết định phê duyệt sách giáo khoa (SGK) tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4.
Bế mạc Giải bóng đá thường niên Hanoi Metro năm 2023

Bế mạc Giải bóng đá thường niên Hanoi Metro năm 2023

(LĐTĐ) Ngày 5/12, tại Depot Phú Lương, Giải bóng đá Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) lần thứ 3 năm 2023 chính thức khép lại sau nhiều ngày tranh tài kịch tính. Với sự đầu tư ngày một bài bản, chuyên nghiệp, Giải bóng đá thường niên Hanoi Metro tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh của phong trào văn hóa, thể thao, rèn luyện sức khỏe cho đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội.
Chính thức phát động Lễ tôn vinh “Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng” năm 2023

Chính thức phát động Lễ tôn vinh “Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng” năm 2023

(LĐTĐ) Tiếp nối sự thành công rực rỡ của 5 mùa liên tiếp 2017 - 2022, ngày 5/12, Cộng đồng Tình nguyện Việt Nam chính thức phát động Lễ tôn vinh “Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng” mùa thứ 6 với đầy mong chờ và hứa hẹn sẽ nhận được sự tham gia đông đảo của các gương mặt tiêu biểu trên toàn quốc.
Phẫu thuật nội soi một lỗ: Kỹ thuật y khoa sánh ngang tầm thế giới

Phẫu thuật nội soi một lỗ: Kỹ thuật y khoa sánh ngang tầm thế giới

(LĐTĐ) Sau khi phát hiện con gái 4 tuổi bị nang ống mật chủ, một gia đình người Australia (hiện đang sinh sống tại Indonesia) đã quyết định sang Việt Nam để điều trị bằng công nghệ nội soi một lỗ.
TP.HCM: Có thêm sản phẩm du lịch đường thủy phục vụ người dân và du khách

TP.HCM: Có thêm sản phẩm du lịch đường thủy phục vụ người dân và du khách

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tuần lễ du lịch thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 3, Sở Du lịch TP.HCM đã giới thiệu 17 sản phẩm du lịch đường thủy, giúp người dân và du khách có thể tham quan hệ thống sông nước Thành phố.
Năm 2024 tiếp tục xét xử một số đại án

Năm 2024 tiếp tục xét xử một số đại án

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI diễn ra sáng 5/12, Chánh án Toà án nhân dân (TAND) Thành phố Nguyễn Hữu Chính đã báo cáo kết quả công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

Tin khác

Tìm giải pháp giữ chân người lao động

Tìm giải pháp giữ chân người lao động

(LĐTĐ) Dù đã có nhiều chính sách đãi ngộ nhưng tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tại tỉnh Bình Dương vẫn nghỉ việc ngày càng tăng. Trước tình hình này Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã kiến nghị nhiều giải pháp.
11 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động

11 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, 11 tháng của năm 2023, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động, đạt 123,6% kế hoạch giao trong năm. Ước hết năm 2023, Hà Nội sẽ tạo việc làm mới cho 212.000/162.000 lao động, đạt 130% kế hoạch giao trong năm.
Kết nối việc làm cho lao động từng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật Bản

Kết nối việc làm cho lao động từng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật Bản

(LĐTĐ) Tại Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước vừa được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức, đã có 47 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với các vị trí việc làm đa dạng, mức lương hấp dẫn.
Thúc đẩy tạo việc làm cho người khuyết tật

Thúc đẩy tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
TP.HCM: Hơn 5.000 vị trí tuyển dụng cho sinh viên sắp tốt nghiệp

TP.HCM: Hơn 5.000 vị trí tuyển dụng cho sinh viên sắp tốt nghiệp

(LĐTĐ) Ngày hội tuyển dụng, việc làm tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thu hút hơn 50 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp với hơn 5.000 chỉ tiêu việc làm đa dạng các ngành nghề.
Gần 1.700 cơ hội làm thêm dịp Tết Nguyên đán 2024 dành cho sinh viên, người lao động

Gần 1.700 cơ hội làm thêm dịp Tết Nguyên đán 2024 dành cho sinh viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày hội việc làm năm 2023 - chuyên đề việc làm bán thời gian vừa được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức đã giúp sinh viên, người lao động được tiếp cận, tìm hiểu thị trường lao động; có cơ hội tìm việc làm, việc làm thêm, việc làm bán thời gian trước Tết Nguyên đán năm 2024 và tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp với các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng để lựa chọn được công việc phù hợp.
TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), càng về cuối năm càng gia tăng tình trạng doanh nghiệp cắt giảm lao động do kinh tế khó khăn. Chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2023, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại TP.HCM tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật

Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật vừa được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức đã tạo điều kiện, cơ hội cho người lao động khuyết tật tiếp cận thị trường việc làm, giúp họ tự tin, chủ động tìm kiếm việc làm, học nghề để có thể tham gia vào thị trường lao động.
Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long

Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Trường Cao đẳng nghề TP.HCM tổ chức sàn giao dịch việc làm liên kết khu vực TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Chấp nhận giảm lương để giữ việc

Chấp nhận giảm lương để giữ việc

(LĐTĐ) Kinh tế còn nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm, cơ hội việc làm ít khiến sự cạnh tranh việc làm trong thị trường lao động ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cấp bản thân để đáp ứng nhu cầu thị trường, thậm chí chấp nhận giảm lương, đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn để giữ việc làm.
Xem thêm
Phiên bản di động