Vị Tết ở làng xôi “tiến vua”

(LĐTĐ) Ven sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội vài cây số, có một ngôi làng rất đặc biệt, quê hương của món xôi Phú Thượng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), hay còn được gọi là “xôi tiến vua”, thơm dẻo, trứ danh Hà thành. Cứ đến những ngày cận Tết là cả làng rộn ràng như mở hội.
"Tết sum vầy - Xuân chia sẻ" trang trọng, ý nghĩa Đoàn viên Công đoàn quận Thanh Xuân vui Tết sum vầy Tết sum vầy bên nồi bánh chưng

Đỏ lửa xuyên đêm phục vụ Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, khoảnh sân nhỏ trước nhà nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến, Phó Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng, nhộn nhịp nhất cả năm. Chỉ cần vào đến cổng thôi là đã thấy thơm mùi xôi mới và la liệt các xô, chậu đựng gạo. Những rá gạo nếp cái hoa vàng trắng tinh, mùi thơm thoang thoảng, hạt đều tăm tắp được vo sạch, để ráo chuẩn bị đồ xôi.

Bên cạnh gạo nếp, còn có đỗ xanh, gấc, dừa... đều đã được sơ chế. Bà Tuyến cho biết, nghề đồ xôi của làng Phú Thượng xuất hiện từ bao giờ đến nay cũng chẳng ai biết chính xác. Chỉ biết xưa kia, mỗi dịp lễ, Tết, làng lại chuẩn bị lễ phẩm mang vào “tiến vua”. Chính vì thế, người ta gọi gọi xôi làng Phú Thượng là xôi “tiến vua”.

Vị Tết ở làng xôi “tiến vua”
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến, Phó Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng cho biết, từ rằm tháng Chạp âm lịch trở đi, người dân ở Phú Thượng bắt đầu tất bật với việc thổi xôi. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Hằng năm, từ rằm tháng Chạp (15/12 Âm lịch) trở đi, người dân ở Phú Thượng bắt đầu tất bật với việc thổi xôi, cung cấp đi khắp nơi. Bà Tuyến cho biết, vào những ngày cận Tết, ví dụ như ngày rằm, ngày ông Công ông Táo, ngày 30 Tết, mùng 1 Tết, số lượng xôi bán tăng gấp 4,5 lần là ít. Do vậy, đối với những người dân làng Phú Thượng, những ngày Tết là những ngày “hoạt động hết công suất”. Thậm chí, nhiều gia đình còn phải thổi xôi “xuyên đêm”.

“Nếu như ngày thường, gia đình tôi thường dậy từ 2h sáng để chuẩn bị đồ xôi để kịp 5h sáng chuyển lên phố Bát Đàn bán lẻ, thì những ngày cận Tết, việc đồ xôi là bất kể ngày đêm, hết nồi này lại nấu sang nồi khác, phải chạy đua với thời gian để kịp đơn đặt hàng”, bà Tuyến cho biết.

Để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đến tận ngày 30 Tết, người dân làng Phú Thượng vẫn tất bật đồ xôi đưa ra thị trường. Đặc biệt, nhờ tục lệ đi lễ cầu may đầu năm mới mà nhiều hộ làm nghề truyền thống tại đây đã quen thuộc với việc thổi các loại xôi sặc sỡ sắc màu, để phục vụ nhu cầu đi lễ của người dân.

Cũng là một trong những gia đình có nghề truyền thống nấu xôi ở Phú Thượng, ông Nguyễn Đình Dũng (sinh năm 1973) cho biết, Tết Nguyên đán thường là những ngày vất vả nhất trong năm. Cả gia đình ông đều tất bật chuẩn bị từ công đoạn đầu tiên đến khi thổi xôi xong.

“Xôi cúng thường là xôi đỗ xanh và xôi gấc, vì yêu cầu của khách hàng cần sự trình bày bắt mắt để cúng bái nên các công đoạn chuẩn bị sẽ được đẩy lên sớm hơn so với nấu xôi ăn sáng hàng ngày. Gia đình tôi cùng nhiều gia đình khác làm việc không ngừng nghỉ, mỗi hộ cho ra lò vài tạ xôi thành phẩm mỗi ngày mới đủ cung ứng cho nhu cầu dâng lễ của người dân Thủ đô”, ông Dũng chia sẻ.

Lưu giữ giá trị truyền thống

Theo những người dân làng Phú Thượng, để phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán, các gia đình làm nghề nấu xôi ở Phú Thượng đã phải chuẩn bị thực phẩm, nguyên liệu trước đó vài tháng. Để xôi ngon, trước tiên, nguyên liệu phải được chọn kỹ lưỡng từ gạo nếp, gấc, lá nếp, đậu xanh, lạc…

Gạo nếp phải là gạo nếp cái hoa vàng, hạt mẩy, đều từ vùng Hải Dương, Hải Hậu (Nam Định), Bắc Ninh, Thái Bình; gấc chọn những quả có màu đỏ tươi, vỏ mỏng, gai nhỏ, đều và thưa; còn đối với lạc, cần lựa chọn những hạt lạc có lớp vỏ ngoài sáng, không bị mối mọt, có nhiều nếp nhăn thì sẽ ngon hơn…

Gạo được ngâm khoảng 10 tiếng trước khi vo, các nguyên liệu như gạo, đỗ sẽ được ngâm sau. Tùy thuộc vào các loại xôi mà người thợ sẽ chọn nguyên liệu trộn lẫn vào gạo trước khi đưa đi đồ. Sau khi được đồ chín, xôi sẽ được dàn đều ra cho nguội rồi mới đồ lại lần hai cho dẻo và không bị lại gạo trong thời tiết giá rét.

Vị Tết ở làng xôi “tiến vua”
Theo những người dân làng Phú Thượng, để xôi ngon, trước tiên, nguyên liệu phải được chọn kỹ lưỡng từ gạo nếp, gấc, lá nếp, đậu xanh, lạc…

“Người xưa có câu “mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”, nhưng với những hộ làm nghề tại làng Phú Thượng sẽ có thêm một ngày quan trọng nữa đó là ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đó vừa là hội làng, vừa là dịp những người làm nghề bày tỏ lòng thành kính với tổ nghề thông qua hoạt động thi nấu xôi và lễ hội xôi”, bà Nguyễn Thị Tuyến chia sẻ.

Được biết, năm 2016, làng nghề nấu xôi Phú Thượng đã được thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống. Đến nay, trên địa bàn phường Phú Thượng có khoảng 600 hộ làm nghề nấu xôi.

Đặc biệt, vào năm 2019, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã vinh dự được mang xôi Phú Thượng đến Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội để phục vụ hàng nghìn phóng viên trong nước và quốc tế. Đến nay, nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ mà các sản phẩm xôi chè, xôi ngũ sắc, xôi xéo của làng đã đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP. Nhiều hộ gia đình có đến 3 thế hệ làm nghề nấu xôi và nay họ còn mở rộng làm thêm các sản phẩm khác.

Ngày nay, tại Phú Thượng, bếp điện đã thay rơm, than, củi cũng như máy xay thay cho việc giã cối... giúp người làm xôi bớt cực nhọc. Người làng đã áp dụng công nghệ hiện đại vào đồ xôi. Đồ thủ công ngày xưa đã được thay thế bằng chõ xôi cỡ lớn bằng điện. Tuy nhiên, tất cả những người dân đều luôn nhắc nhở nhau những bí quyết riêng có để duy trì sự đặc sắc cho sản phẩm của làng.

Chính quyền phường Phú Thượng cũng liên tục nâng cao công tác đào tạo, tập huấn cho các hộ làm nghề truyền thống gìn giữ những tinh hoa của làng nghề. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các mẫu trình bày mới, nguyên liệu luôn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm để người tiêu dùng không chỉ thưởng thức xôi ngon mà còn thỏa mãn ngắm nhìn xôi như một tác phẩm nghệ thuật.

Làng Phú Thượng giờ đã thành phố, thành phường. Nhưng trong nhịp đập của cuộc sống mới, len lỏi giữa những lớp nhà cao tầng vẫn giữ nguyên nếp làng nghề, nhà nhà đỏ lửa từ tinh mơ. Trong làn khói nghi ngút đượm mùi thơm gạo mới, những người làm nghề vẫn miệt mài lao động với mong muốn mang mùa xuân đến mọi nhà.

Ở làng Phú Thượng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) có 3 làng cổ, làng Thượng Thùy còn gọi là làng “Bạt”, làng Gia Phú là làng “Gạ”, làng Phú Xá là làng “Xù” trong đó có làng Gạ nổi tiếng hơn cả với nghề nấu xôi. Ngay trước Giao thừa, người dân nơi đây đã tất bật chuẩn bị thổi những loại xôi như đỗ xanh, gấc, cốm… để đưa tới các điểm đặt hàng vào sáng mùng 1 Tết, nhằm phục vụ nhu cầu của người dân dâng xôi lễ Phật, lễ Thánh cầu may đầu năm mới.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tập trung triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Trong đó, có chương trình tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách...
Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ghi nhận hành động dũng cảm của 4 thanh niên đã cứu người trong vụ cháy tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy xảy ra gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã Quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các thanh niên.
Phát triển Thủ đô từ văn hóa

Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Xem thêm
Phiên bản di động