Vàng son một thuở kim hoàn

(LĐTĐ) 36 phố phường tạo nên một nét rất riêng của Hà Nội. Các con phố gắn với một ngành nghề thủ công truyền thống, những câu chuyện về các thương hiệu “một thời vang bóng” vẫn luôn có sự hấp dẫn, như một dấu ấn đậm nét của lịch sử Hà Nội xưa.
Nỗ lực khôi phục dòng tranh Đỏ Chung tay khôi phục dòng tranh dân gian của Thủ đô

Trong ký ức người Hà Nội, phố Cổ không chỉ là “làng văn hóa đô thành” mà còn là “làng nghề - phố nghề”, nơi tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành những phố nghề đặc trưng mang nét truyền thống riêng biệt. Theo thời gian, nhiều phố nghề sầm uất của kinh thành Thăng Long xưa đã phai dấu, chỉ còn đọng trong trí nhớ của nhiều người. Thế nhưng, những câu chuyện các thương hiệu “một thời vang bóng” vẫn luôn có sự hấp dẫn, như một dấu ấn đậm nét của lịch sử Hà Nội xưa.

Vàng son một thuở kim hoàn
Ông Phạm Ngọc Giao, con trai của tiệm “Vàng Sư tử” đứng trong căn phòng lưu giữ nhiều kỷ niệm về thời hoàng kim gia đình. Ảnh: P.Ngân

Đến với phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm) bây giờ, ít ai biết trước đây đã từng tồn tại một thương hiệu kim hoàn đình đám mang tên “Vàng Sư tử”. Những bậc cao niên trong khu phố nhắc lại, “Bắc vàng Sư Tử, Nam vàng Kim Thành” là câu nói cửa miệng của nhiều người xưa khi nhắc về hai thương hiệu vàng nổi danh của Việt Nam những năm 1940. Trong một dịp đến phố Hàng Bạc, chúng tôi may mắn gặp được ông Phạm Ngọc Giao (sinh năm 1941), chính là “cậu ấm” của một gia tộc sản xuất vàng từng thống trị đất Bắc, giàu có tiếng một thời. 18 năm làm nghề đúc vàng gần như không có “nốt trầm”, ký ức của ông Phạm Ngọc Giao về cái thời hoàng kim của tiệm “Vàng Sư tử” vẫn còn vẹn nguyên.

Ông Phạm Ngọc Giao vốn là cán bộ về hưu, đồng thời còn được biết đến với vai trò là một lương y chuyên bốc thuốc nam. Ông Giao kể lại thương hiệu “Vàng Sư Tử” đã giúp đổi đời gia tộc của mình. Theo đó, bố mẹ ông là cụ ông Phạm Văn Thanh và cụ bà Phạm Thị Tề quê gốc ở làng Châu Khê (xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương), nơi nổi tiếng với nghề lọc đãi vàng gia truyền. Mỗi người con làng Châu Khê đi đến đâu, nơi họ đặt chân đến lại nổi danh với nghề làm vàng bạc và gia đình ông là một trong số đó.

Ban đầu, mặc dù có trong tay nghề đãi vàng truyền thống nhưng bố mẹ ông Giao lại rời quê ra Hà Nội gây dựng sự nghiệp mới, định bụng bỏ hẳn nghề làm vàng. Gia đình khi đó quá nghèo đói, không xin được việc nhà nước, cụ Thanh tặc lưỡi đặt vé tàu vào Vinh (Nghệ An) để học nghề làm bánh kẹo, cơ may biết đâu lại đổi đời. Tuy nhiên đêm trước ngày lên đường có người hàng xóm thân thiết khuyên cụ Thanh nên nghĩ lại, sau cùng, cụ bỏ vé tàu đi Vinh và chọn ở lại phố Cổ để làm vàng.

Nghề đãi vàng truyền thống ở Hải Dương vốn cần nguồn nguyên liệu dồi dào và cũng hao tổn sức người. Nếu vẫn tiếp tục nghề này ở đây e sẽ không khá hơn được - cụ Thanh nghĩ vậy và nảy ra ý tưởng gây dựng một thương hiệu sản xuất vàng mới tinh ở phố Cổ. Đã là thương hiệu thì cần có tên và biểu tượng rõ ràng. Cụ Thanh và những người bạn ngồi lại với nhau cùng nghĩ ra cái tên gắn với một con vật, sao cho nghe vừa oai phong, lẫm liệt mà lại vừa lành tính, không làm hại đến ai. Sau cùng, họ chọn “The Lion” - Sư Tử. Cụ Thanh đi khắp Hà Nội tìm thợ đúc khuôn, ban đầu là khuôn gỗ nhưng không khả thi, sau đổi sang khuôn kim loại bằng đồng thau được đúc bởi một người thợ kim hoàn nổi tiếng ở phố Lò Rèn lúc bấy giờ. Cứ như thế với 5 lạng vàng làm vốn, cụ Thanh làm những miếng vàng ròng đầu tiên, sau này chiếc khuôn độc nhất vô nhị cũng là phương tiện tạo ra hàng chục nghìn lá vàng hiệu Sư Tử.

Giữ vị trí độc tôn trên thị trường, tiệm “Vàng Sư Tử” nhanh chóng thu hút khách thập phương. Bất cứ ai có vàng trang sức, vàng vụn muốn đổi lấy vàng lá, vàng ròng đều tìm đến cụ Thanh. Tiệm vàng khi đó ở số 129 Hàng Bạc chỉ rộng khoảng 40m2 nhưng khách lúc nào cũng tới xếp hàng đông kín. Theo ông Giao, bố của ông vận dụng kinh nghiệm lọc vàng gia truyền sau đó tự phát hiện ra công thức đúc lá vàng bằng cách thủ công, vừa hiệu quả, vừa đỡ tốn kém. Cắt giảm tối đa chi phí sản xuất, cụ Thanh sử dụng toàn bộ nguyên liệu bằng tự nhiên trong đó có bốn nguyên liệu chính là: Gạch non (gạch nung chưa chín tới, bị vỡ vụn không sử dụng được nữa); muối hạt; giấy bản và than củi.

Vàng son một thuở kim hoàn
Biệt thự số 115 Hàng Bạc – nơi ở của gia đình ông Giao từ năm 1945 đến nay. Ảnh: P.Ngân

Những mẩu vàng vụn, vàng trang sức được xếp chung với các loại nguyên liệu trên thành nhiều lớp liên tục: Lớp muối, lớp vàng được cuộn lại và bọc bằng giấy bảng tạo thành các thanh tròn như hình quả pháo, đường kính khoảng 22cm. Sau khi cắt thành các đốt nhỏ khoảng bằng hai ngón tay, những cuộn tròn được ném vào lò than hồng sau đó nung nóng trong 24 giờ. Hoàn thiện thời gian nung, những cuộn tròn được thả vào chậu nước lã vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ, người thợ khi đó chỉ cần tách lấy vàng rồi đem rửa sạch. Toàn bộ quy trình trên đều được làm thủ công, gần như không có sự hỗ trợ của máy móc. “Thời đó bố tôi kể xưởng chỉ có duy nhất ba nhân công và toàn là người nhà. Mỗi người một việc làm không ngơi tay để “lấy công làm lãi”, ông Giao nhớ lại.

Trung bình mỗi ngày tiệm vàng Sư Tử làm được một mẻ, mỗi mẻ hàng trăm lạng vàng, nhiều tới nỗi phải đựng bằng chậu, bằng thúng mới xuể. Chỉ một năm sau mẻ vàng đầu tiên, đến năm 1941 bố ông Giao mua được một căn nhà ở 45 Hàng Bè. Và liên tiếp hai năm sau đó mua thêm hai căn nhà nữa lần lượt là căn số 20 Hàng Vôi và số 94 Cầu Gỗ. Năm 1945, gia đình ông Giao bán ba căn nhà trên để mua căn biệt thự rộng gần 700m2 ở 115 phố Hàng Bạc. Đây cũng chính là căn nhà hiện tại ông Giao đang sinh sống. Thời điểm đó, việc liên tục sở hữu những mảnh đất giá hàng trăm nghìn lượng vàng đã khiến không ít người khu phố phải sửng sốt.

Sau 13 năm gây dựng tiệm vàng Sư Tử, cụ Thanh muốn làm ăn lớn hơn đã mở rộng quy mô công xưởng với hơn 10 nhân công làm vàng. Gia đình ông nhận những người lang thang cơ nhỡ về dạy nghề, thường ở độ tuổi từ 16 - 17 tuổi, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Không ít người làm được dựng vợ gả chồng từ đây như cậu nhỏ lấy cô sen, có người sau thì hoạt động cách mạng.

Tiệm vàng sau khi mở rộng càng làm ăn phát đạt. “Lúc đó tôi chỉ hơn 10 tuổi nhưng vẫn nhớ mãi hình ảnh đoàn người ngoại tỉnh từ Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ tập trung kín nhà tôi để trao đổi, mua bán vàng. Tất cả họ đều mang theo cả tải hoặc cả thúng vàng thô nhìn hoa cả mắt”, ông Giao kể. Thời hoàng kim kéo dài khoảng 5 năm sau đó, đến năm 1958, khi có những chính sách mới trong việc quản lý vàng bạc, tiểu thương, người dân không được tự do lưu thông các loại kim hoàn như vàng bạc, ngọc trai, kim cương… tiệm “Vàng Sư Tử “buộc phải đóng cửa.

Mặc dù giàu nức tiếng phố cổ một thời nhưng vợ chồng cụ Thanh sống vô cùng giản dị, không phô trương, luôn căn dặn con cái có chí tiến thủ, tự lập. Do vậy, cuộc sống nhiều gia đình trong căn nhà biệt thự vẫn giữ được nếp như trước đây. Sau này, các con cháu của cụ Thanh không ai theo nghiệp kinh doanh vàng bạc. Chính vì lẽ đó, ngày nay, trên căn gác hai của căn biệt thự số 115 Hàng Bạc, ông Giao vẫn lưu giữ toàn bộ những ký ức đẹp nhất về tiệm “Vàng Sư Tử”. Ở đó, người ta từng chứng kiến công việc bán buôn tấp nập của một thương hiệu vàng giàu có bậc nhất Hà Nội, bậc nhất Bắc kỳ lúc bấy giờ./.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

(LĐTĐ) Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động