Nhìn lại bức tranh giá cả hàng hóa và thị trường năm 2017:

Vẫn mong nhà bán lẻ bắt tay nhà cung ứng

Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội mặc dù có nhiều dấu hiệu tích cực, nhưng vẫn cho thấy còn nhiều bất ổn như: Vấn đề dự báo thị trường chưa tốt, ảnh hưởng đến một số mặt hàng.Trong khi đó, vấn đề bình ổn thị trường chưa đạt yêu cầu và chưa có những giải pháp thiết thực đối với từng vùng, từng địa phương...
van mong nha ban le bat tay nha cung ung Các nhà bán lẻ Hàn Quốc tích cực tiếp cận thị trường Đông Nam Á
van mong nha ban le bat tay nha cung ung Tránh nguy cơ bị hàng nhập khẩu chiếm lĩnh thị phần bán lẻ

Cần có giải pháp với từng vùng, địa phương

Số liệu đưa ra tại Hội thảo “Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam năm 2017 và dự báo năm 2018” vừa được Viện Kinh tế Tài Chính – Học viện tài chính tổ chức cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2017 tăng 0,21% so với tháng 11 và tăng 2,6% so với cùng kì năm 2016. Như vậy CPI bình quân cả năm 2017 tăng 3,53% so với 2016.

Trong tháng 12 năm 2017 có 8 nhóm hàng hóa tăng, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất 2,55%, nhóm văn hóa, giải trí du lịch tăng 0,03%, nhóm giáo dục không đổi. Có 2 nhóm giảm là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,23%, bưu chính viễn thông giảm 0,03%...

van mong nha ban le bat tay nha cung ung
Cần có giải pháp cụ thể đổi với từng vùng, từng địa phương trong vấn đề bình ổn thị trường.

Cũng trong năm 2017, lạm phát cơ bản tháng 12 chỉ tăng 0,11% so với tháng 11 và tăng 1,29% so với cùng kì năm trước. Năm 2017, lạm phát cơ bản so với 2016 tăng 1,41%. Như vậy, lạm phát chung có mức tăng cao hơn so với lạm phát cơ bản; nó phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao. Lạm phát cơ bản đạt mức 1,41% , thấp hơn mức kế hoạch là 1,69% - 1,8% cho thấy chính sách tiền tệ vẫn được điều hành ổn định trong năm.

Từ những số liệu trên cho thấy, việc điều hành giá cả hàng hóa trong năm 2017 đã đạt được chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, năm 2017 vẫn còn một số sóng gió liên quan đến giá cả ảnh hưởng đến nền kinh tế. Trong đó, vấn đề thịt lợn rớt giá, hay chương trình “giải cứu” thịt lợn, giải cứu chuối cho thấy, việc điều hành giá vẫn còn gặp nhiều bất ổn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người nông dân.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thỏa – Phó Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là do dự báo thị trường chưa tốt, nên ảnh hưởng đến giá cả một số mặt hàng trong đó có thịt lợn, dẫn đến việc giá thành giảm sâu, chỉ bằng 50% so với giá sản xuất, khiến người chăn nuôi lao đao. Trong khi đó, vấn đề bình ổn giá thị trường chưa đạt yêu cầu, chưa có giải pháp thiết thực đối với từng vùng, từng địa phương, nhất là vùng xảy ra bão lũ, nên để xảy ra tình trạng thương nhân lợi dụng thiên tai tăng giá bất hợp lý và phổ biến nhất là các mặt hàng như: Rau củ, vật liệu xây dựng. Vì thế, để đảm bảo vấn đề này, cần phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả trong vấn đề bình ổn giá đối với từng vùng, từng địa phương.

Nhiều nhà bán lẻ đối xử thiếu “tử tế” với nhà cung cấp

Theo đánh giá của ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, năm 2017, nguồn cung hàng hóa trên thị trường rất dồi dào, đa dạng và phong phú về chủng loại, giá cả và chất lượng. Riêng hàng hóa Việt Nam đã có những bước tiến bộ trước sức ép của hàng hóa nước ngoài, một số mặt hàng, nhóm hàng đã được cải tiến đổi mới về chất lượng và mẫu mã, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng như: Dệt may, da giầy, bóng đèn, phích nước, dây cáp điện; một số mặt hàng thực phẩm chế biến, đồ uống giải khát...

Trong khi đó, thị trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hàng hóa của các nước khác với quy mô ngày một lớn và có mặt ở các kênh phân phối nội địa. Đó là hàng hóa của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung quốc, New Zealand, Malaysia, Indonesia…Đặc biệt là Thái Lan, nước có mức độ thâm nhập mạnh cả ở sản xuất, hệ thống phân phối và hàng hóa vào thị trường Việt. Để cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các kênh phân phối, bán lẻ đối với hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Vũ Vinh Phú, qua một số “sóng gió” về giá cả trong năm 2017 có thể thấy, các nhà bán lẻ trong nước đang đối xử thiếu “tử tế” đối với các nhà cung ứng.

Cụ thể, có thể nói câu chuyện “giải cứu” thịt lợn là vấn đề đáng buồn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, trong khi giá bán thịt lợn hơi của người dân bị giảm xuống mức thấp nhất chưa từng có, thì ngược lại, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn tại các siêu thị với giá cao gấp nhiều lần. Để xảy ra vấn đề này, nguyên nhân chính là do hàng hóa Việt Nam phải trải qua nhiều khâu trung gian và lợi nhuận bị khâu bán lẻ hưởng một cách quá mức. Trong khi đó, người sản xuất ra sản phẩm lại thường bị ép giá.

“Việc xây dựng kênh phân phối cho hàng Việt đang là một thách thức bởi các nhà bán lẻ chưa có được quan hệ “tử tế” với nhà sản xuất nội. Trong khi đó, chi phí đưa hàng vào siêu thị chiếm tới 30% và khâu thanh toán thường bị chậm từ 40 – 45 ngày. Quả trứng, cân thịt muốn lên được kệ siêu thị cần phải có phong bì, nếu không có phong bì thị chấp nhận bị nhét trứng dưới gầm kệ, gầm bàn. Đây là cách kinh doanh theo kiểu chúng ta tự làm khó nhau. Vì thế, theo tôi cần loại bỏ khái niệm “bình ổn giá” bởi trong thực tế, đó là nơi cho các nhóm lợi ích xâu xé, đưa hàng bình ổn ra thị trường nhưng giá vẫn cao”, ông Phú bày tỏ.

Về diễn biến giá cả thị trường trong năm 2018, theo nhận định của các nhà chuyên môn, thách thức lớn vẫn là sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Vì thế, để điều hành cung – cầu thị trường là rất quan trọng. Việt Nam cần phải công nghiệp hóa ngành kinh tế biển và kinh tế nông nghiệp. Cần phải giảm chi phí sản xuất, chi phí doanh nghiệp, phương thức dự trữ chiến lược; giảm bớt hơn nữa các thủ tục hành chính; sớm xây dựng bộ luật về bán lẻ để tiêu thụ hàng hóa dễ dàng hơn. Đặc biệt, cần thay đổi phương thức kinh doanh, tạo mối quan hệ tốt giữa nhà cung ứng và nhà sản xuất, giảm bớt chi phí cho các khâu trung gian để người tiêu dùng thực sự được thụ sản phẩm với mức giá tốt nhất, hợp lý nhất.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi - giải trí - mua sắm mới nhân dịp nghỉ lễ 30/4  - 1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi - giải trí - mua sắm mới nhân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong 2 ngày, 26 và 27/4, Công ty Cổ phần Vinhomes khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, đồng thời khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island với hàng loạt hoạt động văn hóa giải trí và nghệ thuật hấp dẫn.
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

(LĐTĐ) Sáng ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức 30%.
Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

(LĐTĐ) Áp dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai các thủ tục để sớm thi công xây dựng 5 dự án BOT giao thông cửa ngõ của Thành phố và tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tàu SE21/22 là một sản phẩm mới với nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được ngành đường sắt đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Lễ 30/4, 1/5 và được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” đối với du khách trong dịp hè 2024.
Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Thông tin Sơn Tùng M-TP sẽ góp mặt vào chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều Sky.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.

Tin khác

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Xem thêm
Phiên bản di động