Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Biểu tượng của giáo dục Nho học Việt
Hấp dẫn triển lãm thư pháp "Truyền kinh chính học" | |
Từ di sản đến điểm du lịch hấp dẫn | |
Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám |
Mới đây, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức “Hội thảo khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Giáo dục Nho học Việt Nam” nhân kỷ niệm 100 năm diễn ra khoa thi Hội, thi Đình cuối cùng của chế độ khoa cử Nho học (1919-2019).
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, TS Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khẳng định: “Gắn liền giáo dục khoa cử Nho học Việt Nam, không thể không nhắc tới Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tháng Tám năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070), Văn Miếu được xây dựng tại kinh thành Thăng Long để thờ Khổng Tử và nơi Hoàng Thái tử đến học.
Đến năm Bính Thìn niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng (1076) lập Quốc Tử Giám sát gần Văn Miếu để làm nhà học, đồng thời “tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó”.
Toàn cảnh hội thảo. |
Hơn 700 năm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám tồn tại song hành, gắn bó chặt chẽ với nhau, là đỉnh cao và trở thành biểu tượng của nền giáo dục khoa cử Việt Nam. Nơi đây đã chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt.
Từ giai đoạn đỉnh cao khi Nho học ở thời kỳ phát triển rực rỡ cho đến những ngày tường in dấu rêu phong, sân thưa vắng bóng người trong thời suy vi của chế độ quân chủ. Từ khi là Văn Miếu, Quốc Tử Giám của chốn kinh đô – trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục của Nhà nước đến khi chỉ là Văn Miếu Bắc thành, trường học của một Phủ Hoài Đức.
Và ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử văn hóa, nơi quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế và là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, các học sinh sinh viên về tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu nghĩa của cha ông ta.
Cho dù trải qua những thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn luôn lưu giữ trong mình tinh thần nhân văn, tinh thần học thuật, truyền thống hiếu học và niềm tự hào về một biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt Nam”.
Với 23 tham luận của các nhà khoa học, đại biểu đến từ nhiều trung tâm nghiên cứu, Hội thảo đã tập trung vào chủ đề: Lịch sử giáo dục khoa cử Nho học Việt Nam; Văn Miếu – Quốc Tử Giám với vai trò và vị thế của trường Quốc học và Truyền thống giáo dục khoa cử của các vùng văn hóa.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã làm rõ hơn những giá trị văn hóa của giáo dục Nho học trong lịch sử Việt Nam cũng như dấu ấn còn lưu lại trong đời sống hôm nay. Đồng thời, từ những bài học kinh nghiệm của lịch sử, từ kết quả của một nền giáo dục hướng cho con người tới “Thành đức”, “Đạt tài” và tinh thần phụng sự cho Tổ quốc, quán chiếu vào nền giáo dục thực tại, tìm ra những phương thức cho giáo dục, một nền giáo dục nhân văn, hiện đại, sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 11:03