Văn Miếu - Quốc Tử Giám áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch
Hồ Gươm rực rỡ sắc màu chào đón Tết Nguyên đán Hà Nội về đêm đẹp ngỡ ngàng trước Tết Tân Sửu |
Những ngày này, thời tiết khá thuận lợi để người dân Hà Nội du Xuân. Như thường lệ, xin chữ đầu năm là một tục lệ truyền thống thể hiện sự trân trọng đối với tri thức, đồng thời cũng là gửi gắm những ước nguyện năm mới trong những con chữ.
Với mong muốn học hành tiến bộ, giỏi giang rất nhiều người dân Thủ đô Hà Nội đã tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ, phần lớn là học sinh, sinh viên. Năm nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, do đó, việc xin chữ cũng khác biệt hơn mọi năm.
Theo ghi nhận của phóng viên, lượng người đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám Tết Tân Sửu giảm hơn so với Tết Canh Tý. Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng chuẩn bị nhiều biện pháp để đảm bảo giãn cách; phòng, chống lây lan dịch bệnh.
Hai điểm bán vé phía ngoài cổng, du khách thực hiện xếp hàng giãn cách theo quy định, trước khi vào cửa, du khách dùng nước rửa tay diệt khuẩn. Tất cả du khách đến di tích đều được yêu cầu đeo khẩu trang trước khi vào tham quan.
Tất cả ông đồ bắt buộc phải đeo khẩu trang, thậm chí bàn có tấm kính chắn để đảm bảo an toàn khi thực hiện việc cho chữ. |
Bên cạnh đó, các bảng thông tin về phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng được Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giámchuẩn bị đặt tại các cửa ra vào, các điểm dừng tham quan, để du khách dễ quan sát và nắm được thông tin.
Chị Hoàng Xuân Mai (quận Cầu Giấy) chia sẻ: ''Văn Miếu năm nay vắng người hơn mọi năm do dịch. Nhiều hoạt động tạm dừng, chỉ còn lác đác một số điểm cho chữ nhưng tôi cho rằng việc này là cần thiết để đảm bảo giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh. Hi vọng năm sau, dịch bệnh qua đi, tôi và các con lại có thể hòa mình vào không khí đông vui, tấp nập hơn''.
Tại khu vực Hồ Văn - Văn Miếu, việc xin chữ đầu năm được diễn ra từ ngày 5/2 nhưng không tổ chức khai mạc. Sân khấu múa rối, khu vực tái hiện hoạt động của các làng nghề truyền thống dừng hoạt động để hạn chế người dân tập trung đông người.
Lượng người đến không nhiều như mọi năm, người dân trước khi vào được đo thân nhiệt và nhắc nhở đeo khẩu trang. Trong quá trình xin chữ, người dân được mời ngồi ghế theo hàng để đảm bảo giãn cách.
Trong quá trình xin chữ, người dân được mời ngồi ghế theo hàng để đảm bảo giãn cách. |
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết: "Công tác chuẩn bị đã hoàn tất chu đáo tuy nhiên, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh và chấp hành chỉ đạo của Thành phố, chúng tôi quyết định dừng mọi hoạt động lễ hội và biểu diễn tập trung đông người, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh để có phương án hoạt động tiếp theo".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Tin khác
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02