Vẫn long đong thương hiệu
Nghịch lý thị trường trái cây Việt Nam | |
Trái cây "mở cửa" thị trường khó tính |
Loay hoay khẳng định thương hiệu
Theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT, với 10.000 tấn trái cây Việt xuất khẩu trên toàn thế giới trong 7 tháng năm 2017 thì thị trường Trung Quốc chiếm tới 74%. Tuy nhiên, hiện xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu vẫn qua đường tiểu ngạch, thiếu ổn định, không được gắn thương hiệu trong khâu tiêu thụ đối với đa số mặt hàng nông sản, trái cây của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số lượng hàng hóa sang các thị trường Campuchia, Thái Lan rơi vào hoàn cảnh tương tự khiến mặt hàng trái cây Việt vô tình không tên giữa thị trường thế giới hoặc phải mang một thương hiệu khác do chính quốc gia nhập khẩu gắn vào.
Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong thời gian qua rất tốt, tuy nhiên vẫn chưa khẳng định được thương hiệu. Nguồn: Internet |
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thành An, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Chế biến nông sản Thành Trung (Hà Nội) cho biết, ví như sản phẩm thanh long của Việt Nam khi xuất khẩu đã xảy ra hiện tượng đánh tráo thương hiệu, gắn nhãn của các nước nhập khẩu như Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan rồi xuất khẩu tiếp sang các thị trường khác. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới và đối với cả quốc gia nhập khẩu đều biết rằng đây là sản phẩm của Việt Nam, nhưng lại gọi tên theo nhãn đã được dán trên sản phẩm. Đây chính là một trong những bất lợi lớn với trái cây Việt, trong đó có trái thanh long.
Ông Trung cũng cho biết, sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do nông dân thiếu thông tin về giá cả thị trường, rơi vào bẫy treo giá cao nhưng ảo của các thương lái thu mua, làm cho một số lượng lớn thanh long bị dồn ứ khi vào vụ thu hoạch, không bán được. Thực tế này khiến nông dân Việt Nam cần bán hàng nên các thương lái sẵn sàng đưa ra điều kiện khi mua hàng, không được gắn thương hiệu Việt Nam thì mới tiêu thụ hàng hóa. Còn với những sản phẩm trái cây có thể đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu về tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, có thể gắn thương hiệu Việt Nam lại không đủ số lượng hàng hóa để để đáp ứng nhà nhập khẩu.
Nêu quan điểm của mình về vấn đề này, bà Trần Thị Nga, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông sản sạch Thanh Nga (Bắc Giang) cũng cho rằng, 2 năm qua, nông sản Việt sản xuất theo tiêu chuẩn Global Gap quá thiếu, vì thế trong những năm qua công ty phải tự đầu tư trồng các loại trái cây nhiệt đới theo tiêu chuẩn GlobalGap và đáp ứng các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường khó khăn nhất là Nhật Bản.
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan đặt hàng các loại trái cây nhiệt đới như xoài, quýt hồng, sầu riêng, măng cụt,… nhưng nhiều doanh nghiệp Việt chưa đủ số lượng cung cấp. “Nhiều thị trường chỉ yêu cầu 5-10 container/tuần (khoảng 160 tấn) với loại sản phẩm đạt tiêu chí Global Gap, nhưng nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp muốn liên kết với các hộ nông dân để sản xuất cũng khó, vì chính nông dân luôn tự phá vỡ quy trình canh tác dù được cán bộ nông nghiệp của doanh nghiệp hướng dẫn nhiều lần. Đó chính là rào cản trong vấn đề phát triển thương hiệu trái cây Việt ra thế giới”, bà Nga cho hay.
Cần đa dạng hóa sản phẩm
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thành An, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Chế biến nông sản Thành Trung (Hà Nội) cho biết, ví như sản phẩm thanh long của Việt Nam khi xuất khẩu đã xảy ra hiện tượng đánh tráo thương hiệu, gắn nhãn của các nước nhập khẩu như Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan rồi xuất khẩu tiếp sang các thị trường khác. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới và đối với cả quốc gia nhập khẩu đều biết rằng đây là sản phẩm của Việt Nam, nhưng lại gọi tên theo nhãn đã được dán trên sản phẩm. Đây chính là một trong những bất lợi lớn với trái cây Việt, trong đó có trái thanh long. |
Trước yêu cầu cần một thương hiệu vững chắc cho trái cây Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Rau quả Việt Nam tổ chức các đoàn giao thương tại các hội chợ lớn, hội chợ chuyên ngành thực phẩm tại các nước Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan… nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm trái cây tươi, sản phẩm chế biến của Việt Nam với khách hàng tiêu dùng quốc tế.
Ngoài ra, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học-Công nghệ nâng cao chuỗi giá trị, đa dạng hóa sản phẩm trái cây, tăng cường chế biến sâu để đa dạng hóa thị trường, đã thực hiện ký kết các hiệp định thương mại tự do FTAs để mở cửa thị trường rau quả của Việt Nam. Tại thị trường Australia là xoài, vải; Mỹ có vú sữa, thanh long…
Đề cập đến vấn đề quảng bá thương hiệu trái cây Việt Nam đến với khách hàng thế giới, ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) chia sẻ, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt, thì việc chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm cũng là một trong những phương án cần thiết nhằm thúc đẩy trái cây Việt phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện chế biến tốt thì các nhà máy cần một nguồn nguyên liệu lớn, ổn định, lâu dài.
Điều này hiện rất khó thực hiện đối với doanh nghiệp và nông dân bởi hầu hết nông dân sản xuất trái cây cả nước đều sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Trong đó, mỗi hộ thực hiện phương thức canh tác riêng, chất lượng không đồng đều, số lượng thiếu ổn định nên cuối cùng gánh nặng tự xoay sở, đầu tư vùng nguyên liệu vẫn đặt lên vai doanh nghiệp, tự gom diện tích sản xuất và đầu tư thiết bị, công nghệ để thực hiện.
Bên cạnh việc thực hiện các đề án tái cơ cấu nông nghiệp, ngành NN&PTNT cần có nhiều hơn những chính sách mở, qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch…Làm tốt vấn đề này, chắc chắn không chỉ kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam tăng lên, mà còn khẳng định được thương hiệu Việt trên trường quốc tế”- ông Dũng nhấn mạnh.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05