Văn hóa xếp hàng: Chỉ số góp phần cho thành phố văn minh
Góp phần làm Thành phố văn minh | |
Tất cả vì Thành phố văn minh |
Theo quan sát của phóng viên báo Lao động Thủ đô, sáng ngày 13/5, vào khoảng 8h45 phút, tại một cây xăng trên đường Tố Hữu (khu vực phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) đã xảy ra to tiếng giữa hai khách hàng mua xăng. Nguyên nhân xuất phát từ một thanh niên khoảng 30 tuổi, khi đến đổ xăng đã chen ngang dòng người đang xếp hàng đi lên phía trước khiến các khách hàng có mặt ở đây bất bình.
Ngay khi bị thanh niên này chen lên, khách hàng Đỗ Xuân Hồng (trú lại phường Mỗ Lao, quận Hà Đông) đã nhắc thanh niên lùi xe về phía sau để xếp hàng theo đúng quy định. Đáp lại lời nhắc nhở của ông Hồng, thanh niên nói “đang vội” với nét mặt thể hiện sự bực tức, không hài lòng.
Thấy vậy, ông Hồng tiếp tục nhắc thanh niên lùi lại phía sau chờ đến lượt theo đúng trình tự nhưng thanh niên vẫn thờ ơ, phớt lờ lời nhắc nhở của ông, tiếp tục đứng chen ngang ngay sát chiếc xe máy của ông, khiến ông Hồng vô cùng bức xúc: “Tất cả mọi người đang xếp hàng, sao cậu không tuân thủ theo, hành động thể hiện sự văn minh tối thiểu như vậy mà cậu cũng không biết à?”.
Ông Đỗ Xuân Hồng (biển số xe 6806 kiên quyết ngăn chặn hành vi chen ngang của người thanh niên áo đen khi bị chen lấn tại cây xăng trên đường Tố Hữu sáng 13/5. ảnh: Nguyễn Hoa. |
Việc chen ngang không chịu xếp hàng không phải là câu chuyện hiếm gặp ở đô thị, nhưng không phải ai cũng có phản ứng quyết liệt như ông Hồng. Ngay khi sự việc xảy ra, nhân viên cây xăng cũng không can thiệp mà chỉ biết đứng nhìn. Chính vì sự bàng quan của những người bán hàng và cả người bị chen ngang đang tiếp sức cho những người có cách hành xử thiếu văn hóa tiếp tục có thói quen xấu.
Chia sẻ về sự bức xúc đó, ông Hồng cho biết: “Tôi nghĩ rằng đó là một thói quen không văn minh. Tôi thấy ở nước mình khi xếp hàng mọi người vẫn chen lấn, cụ thể như trường hợp ban nãy tôi đã bị chen ngang khi đang xếp hàng chờ đổ xăng, lúc đó chỉ cần đợi thêm một, hai người nữa là tới lượt mình nhưng họ vẫn chen lấn, đó là thể hiện ý thức không văn minh.
Theo tôi đáng lẽ tất cả mọi người phải cùng lên tiếng trước hành động thiếu văn hóa đó nhưng trong trường hợp ban nãy nhân viên cây xăng vẫn im lặng, không hề lên tiếng, sự lên tiếng của chính nhân viên bán hàng hay từ lúc khách hàng có hành vi chen lấn là điều rất cần thiết. Nhân viên bán hàng tại cây xăng họ thờ ơ, họ sợ bị va chạm, không dám lên tiếng nhưng tôi nghĩ khi muốn xây dựng bất cứ điều gì cần sự chung tay, chung sức của cả cộng đồng mới thành công được, có như vậy hình ảnh văn hóa xếp hàng mới đẹp hơn, văn minh hơn”.
Là một người từng du học nhiều năm ở nước ngoài, ông Hồng cho biết có chút buồn mỗi khi nhìn lại văn hóa xếp hàng của nước ta so với các nước khác trên thế giới. Theo ông Hồng, văn hóa xếp hàng ở nước ngoài vô cùng khác biệt với nước ta, có thể họ vội nhưng họ vẫn xếp hàng, trong trường hợp cấp bách họ sẽ đề nghị, khi ấy họ nhận được sự đồng thuận của khách hàng đã xếp hàng trước đó, họ sẵn sàng nhường cho những người thực sự cần. Còn ở nước ta thì không cần, miễn chen lấn được là cứ chen. Đó là thói quen văn hóa làm xấu đi hình ảnh văn minh của con người, nhất là chốn thành thị.
“Văn hóa xếp hàng chỉ được mọi người thực hiện nghiêm túc khi ở đó có những quy định bắt buộc ví dụ như lấy số hay ở những nơi có hệ thống dây căng và có bảo vệ túc trực để đảm bảo không lộn xộn khi xếp hàng, còn đối với những nơi mọi người được tự do xếp hàng dựa theo ý thức thì y rằng sẽ xảy ra tình trạng chen lấn. Nhiều nhất là tôi vẫn gặp cảnh chen lấn khi xếp hàng đổ xăng vào những khung giờ cao điểm sáng sớm hay cuối mỗi buổi chiều tan tầm.
Khi ấy ngoài đường phố dòng xe cộ đã đông đúc, trong những cây xăng dòng người xếp hàng dài đợi tới lượt. Thi thoảng đâu đó có một người chen lấn, tách khỏi hàng len lên chen chân để được tới lượt trước. Nhưng điều chúng tôi bức xúc nhất là đáng lẽ nhân viên bán xăng phải lên án những hành động thiếu ý thức đó của khách hàng kia nhưng ngược lại họ vẫn vô tư bơm xăng cho những vị khách chen lấn, không xếp hàng đó”, chị Nguyễn Thị Huyền (Mỹ Đức, Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
Vào buổi chiều ngày 12/5, khi phóng viên quan sát tại siêu thị Mường Thanh (Linh Đàm) cũng chứng kiến những trường hợp “chen ngang” tại quầy thanh toán. Một phụ nữ sau khi mua một chiếc bánh mỳ đã hiên ngang cầm lên thanh toán trước trong khi gần chục người đang xếp hàng dài chờ tại quầy giờ cao điểm. Điều đáng buồn là nhân viên đã nhanh nhẹn thanh toán cho người này trước sự bất bình của người đứng sau.
Chị Nguyễn Thị Hồng Tươi, người sống tại tòa nhà HH Linh Đàm bức xúc: “Nhiều người họ tự cho mình cái quyền mua ít thì được thanh toán trước. Tôi cũng không biết tại sao lại có cái luật đó. Dù mua ít hay mua nhiều thì cũng phải xếp hàng. Giờ này ai cũng bận, cũng phải về cơm nước, không thể viện lý do bận mà chen ngang được. Còn người thu ngân cũng cần phải cương quyết không thanh toán cho những người chen ngang”.
“Chính sự dung túng, cam chịu… của một số người đã khiến cho văn hóa xếp hàng ngày càng đi xuống. Người dân phải biết lên tiếng vì quyền lợi của chính mình và những người xung quanh khi nhận thấy có những hành vi thiếu văn hóa. Bên cạnh đó, những người bán hàng, nhân viên giải quyết thủ tục dịch vụ hơn ai hết họ phải là người duy trì và tuân thủ văn hóa này. Họ chỉ được giải quyết cho những khách hàng đã xếp hàng đúng theo thứ tự và quyết liệt bài trừ, từ chối bán hàng cho những người có hành vi chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng”, bà Nguyễn Thị Túc (phường Xuân La, Tây Hồ) bày tỏ thái độ quyết liệt.
Bày tỏ ý kiến về văn hóa xếp hàng, anh Trần Quốc Khoa (Yên Nghĩa, Hà Đông) chia sẻ: “Tôi thấy văn hóa xếp hàng của chúng ta đã có từ rất lâu nhưng ngày nay ý thức xếp hàng của chúng ta mất dần đi những hình ảnh đẹp. Nhiều người vốn lý giải do cuộc sống bận rộn, do thời gian cần gấp gáp nên họ buộc không tuân thủ nền nếp văn hóa đó nhưng theo tôi đó chỉ là lý do ngụy biện cho sự thiếu ý thức, thiếu tôn trọng người khác của họ.
Ngày nay ở nhiều nơi đã áp dụng việc lấy số thứ tự như các bệnh viện, bộ phận giao dịch một cửa, ngân hàng… ở đó, tất cả mọi người đều phải tôn trọng văn hóa xếp hàng. Bởi vì nhân viên giải quyết các thủ tục dịch vụ và bảo vệ có trách nhiệm xác định thứ tự người đến, và chỉ làm việc theo thứ tự với người đến trước. Tôi thấy đó cũng là cách hay đem lại hiệu quả tốt giúp người dân quen hơn với văn hóa xếp hàng”.
Ở bài viết này, chúng tôi không đề cập nhiều đến ý thức của người “chen ngang” bởi đó là hành vi mà xã hội trực tiếp nhìn thấy và đã lên án. Tuy nhiên, cần phải bàn đến ý thức của những người “tiếp tay” cho hành vi này, đó chính là những người bán hàng tại các siêu thị, xây xăng, cửa hàng… và những người bảo vệ các khu vui chơi giải trí công cộng, bãi đỗ xe… cùng chính những người “cam chịu” để người khác chen lấn, tự buông bỏ quyền lợi của mình.
Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần quyết liệt hơn, bỏ đi thái độ “ngại va chạm” mà lên tiếng để văn hóa xếp hàng được thực thi. Sâu xa hơn nữa, các đơn vị bán hàng cũng cần quán triệt tới từng nhân viên kiên quyết nói “không” với hành vi chen lấn.
Nguyễn Hoa – Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01