Văn chương cần sáng tạo

(LĐTĐ) Nhà văn Lê Hoài Nam vừa ra mắt “Tuyển tập truyện ngắn Lê Hoài Nam”. Theo ông, nhà văn có quyền tưởng tưởng, hư cấu khi sáng tạo tác phẩm, nhưng dù trí tưởng tượng có siêu phàm đến mấy cũng phải từ quan sát và thấu hiểu cuộc sống, thấu hiểu con người mà sinh ra tưởng tượng. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về chuyện viết cũng như kinh nghiệm trong nghề cầm bút.
Ra mắt Sách “ Liên – Người được chọn” Hành trình đầy dũng cảm của hai chú voi Xung và Cung Sắp ra mắt sách Thời cuộc và văn hoá của nhà báo Hồ Quang Lợi

PV: Thưa ông, ông viết ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, thể loại nào là thế mạnh của ông?

Văn chương cần sáng tạo
Nhà văn Lê Hoài Nam

Nhà văn Lê Hoài Nam: Cả ba thể loại tôi đều thích viết. Hàng ngày tôi sống và quan sát, nếu gặp điều gì hợp với ký thì tôi viết ngay. Nếu trong đầu nảy ra một cái tứ truyện ngắn thì tôi huy động vốn hiểu biết về cái điều định viết ấy đến khi nào thật thấu đáo tôi mới ngồi vào bàn viết. Còn viết tiểu thuyết là cả một vấn đề lớn, cần nhiều thời gian thai nghén hơn.

Nhà văn viết tiểu thuyết giống như một vị chỉ huy trận mạc biết bày binh bố trận, biết dùng bản đồ chiến lược, chiến thuật để nhân vật nào đi đúng “phác đồ” của nhân vật ấy, nhân vật chính đi mạch chính, mang vác tư tưởng xuyên suốt tác phẩm. Thể loại nào mà dư đầy vốn sống, vốn hiểu biết và viết trong cảm xúc thì đều có cái thú vị, cái hay riêng. Hồi còn công tác, bị áp lực về thời gian, tôi thường viết truyện ngắn, bút ký. Từ ngày rời công sở, có thời gian rộng rãi hơn, tôi viết tiểu thuyết là chính.

Xin chúc mừng ông vừa ra mắt tuyển tập truyện ngắn rất đầy đặn. Ông kỳ vọng gì ở cuốn sách này? Có phải để tổng kết một chặng đường?

Tuyển tập truyện ngắn của tôi vừa ra mắt in khổ lớn, dày hơn 500 trang, gồm 42 truyện ngắn được tuyển chọn từ 74 truyện ngắn mà tôi đã đăng từ khi mới cầm bút cho đến nay. Chưa cần đọc những thể loại khác mà chỉ cần đọc tuyển tập truyện ngắn này, bạn đọc có thể hình dung ra quá trình sống và sáng tác văn chương của tôi hơn 40 năm qua.

Theo ông, vốn sống quan trọng thế nào với người viết? Và với ông, vốn sống phục vụ cho việc viết lách thế nào?

Theo tôi, vốn sống và vốn văn hóa của người viết văn quan trọng ngang nhau. Vốn văn hóa giúp nhà văn nhìn cuộc sống, nhìn con người đúng đắn hơn, hợp logic, biện chứng hơn. Vốn sống giúp nhà văn có chất liệu để đưa vào tác phẩm. Nhà văn có quyền tưởng tưởng, hư cấu khi sáng tạo tác phẩm, nhưng dù trí tưởng tượng có siêu phàm đến mấy cũng phải từ quan sát và thấu hiểu cuộc sống, thấu hiểu con người mà sinh ra tưởng tượng. Người viết văn dầy vốn sống đọc tác phẩm là nhận ra ngay: từng chi tiết phập phồng hơi thở của cuộc sống, nhận vật sống đông, tươi rói, chân thực như đang đi đứng, nói cười ngay trước mắt ta. Sức cuốn hút của tác phẩm cũng là từ đấy.

Ông đánh giá thế nào, khi ngày nay nhiều tác giả trẻ thiếu vốn sống, đang viết theo kiểu “sách đẻ ra sách”, tức là đọc nhiều cuốn sách để lấy vốn sống viết một cuốn?

Thời gian gần đây tôi cũng hay đọc tác phẩm của các nhà văn trẻ. Nhất là từ khi báo Văn nghệ của Hội Nhà văn thay bộ mới thì tỷ lệ truyện ngắn của các tác giả trẻ đăng tải nhiều hơn. Trong đó có một số truyện ngắn, bài thơ tôi đọc thấy thích thú ở sự sáng tạo táo bạo, mới mẻ của họ. Có tác giả chỉ mới viết một hai truyện ngắn đã thấy những tín hiệu báo một tài năng văn học thực sự. Nhưng cũng không ít tác giả tôi đọc cảm thấy khó chịu vì nhận ra cốt truyện này na ná truyện của những nhà văn lớn trên thế giới.

Văn chương cần sáng tạo
Bìa “Tuyển tập truyện ngắn Lê Hoài Nam”.

Tôi càng ngạc nhiên hơn khi gần đây có một nhà phê bình trẻ viết bài đăng báo ca ngợi hết lời tập thơ của một nhà thơ nữ vì nhà thơ này công khai làm “đệ tử” của nhiều tác giả tiếng tăm. Nhà phê bình nọ còn viết nhà thơ nữ đã “gối đầu” lên các nhà thơ, nhà văn, nhà triết học danh giá ấy, ảnh hưởng họ đến mức, từng bài mang hơi hướng tứ thơ, từng câu mang âm hưởng ngôn từ, từng chữ giống như phiên bản của họ.

Trong khi đó nhà phê bình này lại “dự báo” thơ truyền thống Việt Nam như Lục Bát đã và đang “chết”; ngay cả các thể thơ tự do có nhạc tính như nhiều nhà thơ đương đại đang viết cũng không ai đọc nữa. Chỉ có viết cách tân như nhà thơ nữ kia đang viết mới là “tương lai” của văn học. Tôi không phủ định rằng cách tân là một nhu cầu chính đáng của lao động sáng tạo nghệ thuật. Ngưỡng vọng những tác giả, tác phẩm lớn là một phẩm chất cần có của một người viết. Nhưng vay mượn một cách lộ liễu, rồi cho đó là mới lạ thì lại là điều mà người cầm bút có tự trọng rất cần phải tránh. Viết văn rất cần tạo ra cái mới.

Theo ông, liệu văn chương Việt Nam có thể “chạm” đến ngưỡng cửa Nobel?

Tôi cũng đã đọc hầu hết các tác giả được giải Nobel. Tôi nhận ra giải Nobel thường trao cho những tác giả ít ngờ tới nhất. Còn những người luôn nghĩ, thậm chí ngộ nhận là mình sẽ được giải Nobel, phải tìm mọi cách để quảng bá cho mình, thì lại chẳng bao giờ được.

Văn học Việt Nam, theo tôi, có những tác giả - tác phẩm hoàn toàn xứng đáng được nhận giải danh giá này. Một vài tác giả trong số ấy thì đã ra đi. Đương nhiên là họ không bao giờ còn được đề cử nữa, vì giải Nobel chỉ trao cho những tác giả còn sống. Vậy trong những tác giả còn sống ở ta có ai còn xứng đáng không? Theo tôi vẫn còn, tuy không nhiều. Nếu những tổ chức và những cá nhân có quyền tiến cử mà không nhìn ra họ, hoặc có nhìn ra nhưng vì lòng dạ hẹp hòi, thì chẳng bao lâu nữa họ cũng về với cát bụi và giải Nobel văn chương sẽ mãi mãi cách xa nấm mồ của họ.

Xin trân trọng cảm ơn nhà văn Lê Hoài Nam!

Bảo Thoa (thực hiện)

Nên xem

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 279/KH-UBND về việc triển khai, mở rộng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp Thành phố giai đoạn 2023-2025.
Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/12, tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tọa đàm “Phát huy nguồn nhân lực phát triển văn hóa ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

(LĐTĐ) Ngày hội “Trái tim tình nguyện” năm 2023 đặt mục tiêu tiếp nhận tối thiểu 2.500 đơn vị máu, góp phần cùng với các chương trình hiến máu khác để chuẩn bị lượng máu dự trữ cho dịp cuối năm và Tết Dương lịch.
Những tháng 12…

Những tháng 12…

(LĐTĐ) Những tháng 12, đều đã lấy đi của chúng ta một chặng đường đời…
Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

Năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 284/KH-UBND về việc phát triển năng lượng tái tạo năm 2024, trong đó đặt mục tiêu đạt 129,3MW từ điện rác...
Quận Hai Bà Trưng xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Quận Hai Bà Trưng xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Năm qua, công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; tình hình trật tự đô thị có chuyển biến tích cực; lòng, lề đường, vỉa hè thông thoáng hơn; tình trạng lấn chiếm đã được các ngành chức năng, chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra, xử lý.
Liên quan đến sức khỏe 100 triệu dân, chính sách đãi ngộ với nhân viên y tế là vô cùng cấp thiết

Liên quan đến sức khỏe 100 triệu dân, chính sách đãi ngộ với nhân viên y tế là vô cùng cấp thiết

(LĐTĐ) Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình nhấn mạnh, đoàn viên Công đoàn ngành Y tế là đối tượng đặc biệt. Cả nước có 500 ngàn đoàn viên, nhưng công việc liên quan đến tính mạng của 100 triệu dân. Từ những vấn đề bất cập cụ thể cho thấy việc thay đổi chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành Y tế là vô cùng cấp thiết.

Tin khác

Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/12, tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tọa đàm “Phát huy nguồn nhân lực phát triển văn hóa ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Những tháng 12…

Những tháng 12…

(LĐTĐ) Những tháng 12, đều đã lấy đi của chúng ta một chặng đường đời…
Gala Báo chí 2023: Tôn vinh sự dấn thân và bản lĩnh của người làm báo

Gala Báo chí 2023: Tôn vinh sự dấn thân và bản lĩnh của người làm báo

(LĐTĐ) Sáng 2/12, Báo Nhà báo và Công luận - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam long trọng tổ chức chương trình Gala Báo chí 2023 - Lễ trao giải ảnh "Khoảnh khắc báo chí 2022" lần thứ 5.
Khơi thông nguồn lực, định vị thương hiệu Thành phố sáng tạo

Khơi thông nguồn lực, định vị thương hiệu Thành phố sáng tạo

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 đã chính thức khép lại sau 12 ngày sôi động diễn ra tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và một số địa điểm khác. Không đơn thuần là một hoạt động văn hóa sáng tạo, Lễ hội mang lại thành công khi đã khơi nguồn, lan tỏa tinh thần sáng tạo trong giới hoạt động sáng tạo và trong cộng đồng, góp phần định vị thương hiệu Thành phố sáng tạo Hà Nội.
Khai mạc Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Hà Nội năm 2023

Khai mạc Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Tối 1/12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Hà Nội năm 2023. Dự Lễ hội có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.
Tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất sản phẩm báo chí

Tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất sản phẩm báo chí

(LĐTĐ) Ngày 1/12, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức chương trình tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài” cho lãnh đạo các cơ quan báo chí. Tham dự chương trình có hơn 30 lãnh đạo các cơ quan báo chí tại Lâm Đồng và các tỉnh thành trên cả nước.
Cao nguyên mùa trở gió

Cao nguyên mùa trở gió

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, nắng nhạt một màu mơ màng, lấp lánh trên những tán cây. Mây bồng bềnh nhẹ nhàng, hờ hững vắt ngang nền trời trong vắt. Xa xa những ngọn đồi xanh ngắt hư ảo mơ màng. Những con dốc nhỏ chập chùng, chìm vào màn sương lảng bảng mỗi sớm mai. Cái lạnh se sắt luồn qua tấm khăn choàng hờ hững trên vai người thiếu nữ, vừa đủ làm ửng hồng đôi má căng tròn nét xuân thì. Mùa đông đã chạm ngõ cao nguyên.
Tiếp nối dòng chảy văn hóa Việt - Hàn

Tiếp nối dòng chảy văn hóa Việt - Hàn

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa và du lịch thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - tỉnh Gyeongsangbuk-do diễn ra từ ngày 27 - 29/11 tại Công viên 23/9 TP.HCM là sự kiện văn hóa quốc tế đặc sắc, thể hiện và làm sâu sắc thêm mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở Thủ đô Hà Nội

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội vốn nổi tiếng là đất trăm nghề. Chính điều này đã góp phần tạo nên giá trị của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Trải qua bao biến cố, thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng. Với bề dày lịch sử cùng những câu chuyện ý nghĩa ẩn giấu trong từng sản phẩm, những làng nghề này đã thành công mang những giá trị văn hóa đẹp đẽ nhất khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người con đất Việt.
Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.
Xem thêm
Phiên bản di động