Vai trò người đứng đầu cơ quan có tính quyết định
Trong tháng 6 vừa qua, khắp các mạng xã hội truyền nhau hình ảnh một người được cho là cán bộ của Bộ Y tế sau khi va chạm giao thông đã có hành động xúc phạm người dân và cảnh sát giao thông. Đáng lưu ý là cán bộ này mặt đỏ tía tai, nồng nặc mùi rượu, liên tục chỉ tay vào mặt người đối diện với lời lẽ khiếm nhã. Sau đó, báo chí lên tiếng và Bộ Y tế vào cuộc kiểm tra đi tới kết luận người say rượu đó làm tại Bộ, đồng thời tiến hành kỷ luật.
Đó không phải là trường hợp duy nhất cán bộ uống rượu, dư luận thời gian qua cũng đã chỉ tên quá nhiều trường hợp tương tự xảy ra. Kết quả tham vấn của Viện Xã hội học cho biết, có 3 nhóm uống rượu, bia nhiều nhất là công chức, kế đến là lao động tự do và cuối cùng là thanh niên. Từ những ví dụ đưa ra, có thể nói việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị trên là rất kịp thời. Đây cũng chính là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ từng đưa là xây dựng Chính phủ liêm khiết, xây dựng nền hành chính phụng sự nhân dân…
Ảnh minh họa. |
Chị Lê Thu Hiền (cán bộ ngành Thuế) cho rằng: “Việc cấm uống rượu bia trong giờ nghỉ trưa là hoàn toàn hợp lý, vì thường uống trưa thì chiều sẽ mệt, khó làm việc hiệu quả. Chưa kể đến nhiều người say xỉn rồi lái xe, hầu như là những ảnh hưởng tiêu cực”.
Nhân dân đồng tình là vậy, song điều mà dư luận mà nhân dân quan tâm là làm cách nào để việc thực thi Chỉ thị của Thủ tướng được nghiêm minh. Vì trước đó, nhiều tỉnh, thành địa phương đã ban hành chỉ thị cấm công chức, viên chức uống rượu, bia trong giờ hành chính, song cấm thì cứ cấm, còn uống thì vẫn uống. Bởi thế, người dân đề xuất cần phải xử lý mạnh tay, giám sát chặt chẽ toàn diện việc công chức, viên chức không được uống rượu, bia trong giờ hành chính. Muốn làm được điều đó, trước hết phải để nhân dân có cơ hội giám sát đồng thời quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan trong việc để nhân viên của mình uống rượu, bia trong giờ hành chính…
Theo Luật sư Ngọc Anh (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội): “Việc xử lý phụ thuộc vào từng trường hợp vi phạm. Nếu cán bộ, công chức vi phạm uống rượu, bia trong giờ làm việc, thì sẽ bị chính cơ quan đang công tác xử lý. Còn khi công chức uống rượu, bia và tham gia giao thông, sẽ có thêm cơ quan chức năng xử phạt. Mặt khác, khi Chỉ thị được ban ra, nên có nhiều chế tài đi kèm để Chỉ thị được thực thi nghiêm minh”.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55