Tuổi trẻ đi giữ rừng Trường Sơn
Linh thiêng những câu chuyện giữ rừng |
Sống nơi rừng thiêng nước độc
Chúng tôi có mặt tại trạm bảo vệ rừng Khe Nét, xã Kim Hóa (Tuyên Hóa – Quảng Bình) vào một ngày nắng xé trời. Trạm phó Đoàn Ngọc Hoàng, 41 tuổi cho biết: Hồi sáng khi vô chốt trực tôi có mang về ít rau tớn (một loại rau mọc ven các khe suối-PV), để nấu canh. Trời nắng thế này ăn canh rau tớn thì phải nói là “tuyệt cú mèo”. Ở trên này, rau đầy đủ lắm các anh à! Ngoài các loại rau có sẵn ra anh, em tận dụng trồng thêm các loại rau nhà khác để cải thiện bữa ăn thêm. Nói đến rau là có nguyên một đơn vị rau luôn, không thiếu thứ gì…”
Khoảng12 giờ sau bữa cơm trưa cùng với món rau rừng, những thành viên trong trạm phân nhau, luồn rừng vào chốt trực giữa cái nắng trời như thiêu đốt. Tôi, Đàm Thanh Chung, Nguyễn Mạnh Hùng men theo con suối để vào sâu chốt trực trong cùng để gác. Chung và Hùng đều là lính mới vào nghề, chưa nhận được hợp đồng, 2 chàng trai trẻ đang phấn đấu, những mong lập nhiều thành tích để trở thành một người lính gác rừng thực thụ. Trước đây, cả 2 đều học ở trường Trung cấp Kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình ra.
Chàng lính trẻ Đàm Thanh Chung (sinh năm 1993) đang lội suối để kiểm tra rừng. |
Chung (SN 1993), một “lính trẻ” tâm sự: “ Những người trẻ khi mới bước chân vào nghề đều phải trải qua nhiều năm, tháng thực địa ở các vùng rừng núi khó khăn hiểm trở, vừa như để học hỏi thêm từ những đàn anh về kinh nghiệm cũng như cách thuyết phục, vận động để bà con trong vùng có tránh nhiệm giữ rừng tốt hơn. Nguyên tắc của một “người lính” giữ rừng là bằng mọi giá phải bảo vệ hết tất cả các sinh vật, từ cây cỏ trong khu rừng được khoanh vùng bảo vệ cho đến những cây cổ thụ. Thường xuyên đạp cội, thăm rừng và phải liên tục dọn thực bì đề phòng cháy rừng vào những ngày cao điểm như thế mấy hôm nay. Tuy mới lên đơn vị ngót một năm nay, nhưng cũng nhiều lần em được theo chân anh, em đi tuần tra ở các khu rừng giáp biên giới nước bạn Lào. Những chuyến đi như thế, để lại cho em rất nhiều trải nghiệm và thêm phần yêu nghề mình chọn hơn.”.
Tương tự, Nguyễn Mạnh Hừng, một “lính trẻ” cho biết thêm: Đa phần “lâm tặc” ở đây manh động lắm, chúng trà trộn trong dân nên khó để nhận biết, vì thế công tác bảo vệ của tổ cũng gặp vô vàn khó khăn. Thậm chí những khi bắt tận tay họ đang phá rừng đó rồi mà vẫn bị chửi, có khi cả đêm nằm nghe chửi rứa. Chửi không sót một từ nào… nhiều khi còn bị đe dọa trả thù đủ kiểu.
Hái rau rừng để cải thiện thêm bữa ăn hàng ngày. |
Sống và sinh hoạt giữa chốn rừng núi sâu thẳm, cho đến bây giờ ở tuổi 26, Hùng vẫn chưa có một mối tình vắt vai, nhiều lần tâm sự với Hùng tôi biết trong ánh mắt ấy vẫn khao khát một tình yêu. “Đời lính giữ rừng đi dép rọ, trong khi người ta đi giày đen cả rồi anh à! Nhưng đam mê mà, như duyên phận rứa! Nghề này là một nghề đặc thù, tuy cực khổ nhưng nhiều lúc quen với cảnh rừng núi mất rồi nên cũng vui lắm! Nhiều bận, ghé nhà lâu quá cũng thấy nhớ trên ni lắm!”, Hùng tâm sự.
Trạm phó Đoàn Ngọc Hoàng cho biết thêm: Nhất là vào mùa mưa lũ, “lâm tặc” lợi dụng tình hình đó để đưa gỗ ra khỏi rừng, phát giác được những sự vụ trên trạm liên hệ, phối hợp với các đơn vị trên địa bàn để phục kích đón đường bắt “lâm tặc”. “Những ngày gió mưa đó anh, em trong tổ phải xuyên rừng vô luân chuyển số gỗ lậu giáp với biên giới Hà Tĩnh về để xử lý. Phải luân chuyển gỗ trong rừng sâu, trong mưa lũ để đem về tận nơi tập kết rất khó khăn. Nhất là những đồng chí trẻ mới vào nghề, lạ nước lạ cái có khi sáng thấy tỉnh táo nhưng mặt trời vừa sập thì thấy trở bệnh rồi. Thanh niên sức vóc vời vợi, cứ ăn rú nằm rừng suốt thấy cũng tội nên những anh, em đi trước luôn tạo điều kiện hết sức để giúp đỡ các em đến khi trở thành lính giữ rừng thực thụ”, Anh Hoàng chia sẻ.
Gác rừng trên đỉnh Sa Mù
Thú vui giải trí và cũng là kênh nắm bắt thông tin miền xuôi của toàn tổ bảo vệ rừng Xuyên Á lúc này. |
Trạm bảo vệ rừng Xuyên Á nằm chót vót trên đỉnh rừng bên tuyến đường Xuyên Á (QL-12C) từ cửa biển phía Hà Tĩnh xẻ ngang dãy Hoành Sơn sang tận nước bạn Lào. Anh, em trong trạm đón tôi bằng một bản nhạc rừng với cây “đài chồng bin”(gần 5 cặp bin con thỏ kẹp lại với nhau), không điện, không tivi, sóng điện thoại theo kiểu trèo cây…trạm bảo vệ rừng Xuyên Á như lạc vào xứ nguyên sơ đến chạnh lòng, trong khi đó trạm nằm rất gần với thị trấn Đồng Lê, nhưng do địa thế cao, rừng núi hiểm trở nên những thứ gọi là văn minh chưa thể rọi đến được.
Anh Cao Xuân Bằng, Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng Xuyên Á, đón tôi bằng một câu ví von đầy ý vị: “Ở trên này anh em được mệnh danh là “lính thủy đánh bộ” hay “tay không bắt giặc” là như rứa đó! Chẳng có gì cả, công cụ hỗ trợ chỉ có một cái rựa trên tay, cũng vô rừng như ai rứa. Đúng là “oai như cóc”. Với lại, trên này khí hậu không giống dưới thị trấn đâu, khắc nghiệt lắm! May lắm một năm có được 3 tháng trồng nổi rau mà ăn. Cơn mưa, kéo theo gió lốc vừa rồi đã làm tốc mái lá cọ của tổ bảo vệ rừng Xuyên Á. Anh em trong tổ đang chung tay lợp tạm bằng một chiếc bạc đã cũ. Chàng trai trẻ Võ Quang Long (quê ở xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa) đang tay vén tấm bạc rách ở trên nóc mái nói vui: “Mùa này còn đỡ đó, chứ mưa rét kéo về là trăm bề khổ luôn, trạm mình ở cửa gió mà, đến cây cối còn trụ không nỗi huống chi là người. Trạm này đặc biệt lắm, mang tên là Xuyên Á mà thực chất chẳng xuyên bên nào, đến sóng điện thoại còn trèo cây nữa là...”.
Chàng lính trẻ Võ Quang Long, đang lợp lại mái gác sau một trận mưa rừng kéo dài kèm lốc xoáy. |
Được biết, trước kia anh Long từng tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm - Huế, được cử lên trạm Xuyên Á để cùng các anh em nơi đây cắm đỉnh Sa Mù. Tuy có nhiều vốn kiến thức chuyên ngành, nhưng khi tiếp xúc thực địa gặp những tình huống khiến chàng lính trẻ dở khóc dở cười, nhất là lúc trời mới mưa xong vắt rừng mọc nhiều như rễ tre cứ thế đeo bám vào chân có khi vắt lần lên tới cổ. “Những hôm đầu lên đây cơm nuốt không nổi. Vắt rừng rồi thì muỗi rừng cứ thế thay nhau hành hạ, mới lên thì còn ngại lắm nhưng dần dần rồi cũng quen. Chàng trai trẻ Đàm Xuân Lợi, (sinh năm 1991, quê ở Quảng Kim) tay sắm nắm chiếc điện thoại “cục gạch” đi lần ra gờ đất vắng để dò sóng điện thoại. Chợt kêu lên: “Đây rồi, đúng chỗ này có sóng, gọi về nhà tí đã...”. Bên cạnh anh Long đang cặm cụi thái mỏng bắp chuối rừng vẫn đang ri rỉ nước mưa.
Trạm trưởng Cao Xuân Bằng tâm sự: dù công tác ở nơi đây hết sức khắc nghiệt nhưng lúc nào anh em cũng vui vẻ và tự an ủi nhau để quyết tâm bảo vệ rừng từng mét một. Mấy anh em trẻ lúc mới lên đây công tác nhiều lúc nhớ nhà đều được mọi người động viên. Còn những hôm thực địa đạp cội nhiều ngày trong rừng mình phải theo sát từng anh em một để chỉ bảo, căn dặn đủ điều cho anh em.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về CaraWorld Cam Ranh để con trẻ góp nhặt yêu thương và giá trị nhân văn
Đào cổ thụ, quất cảnh tưng bừng xuống phố phục vụ Tết Nguyên Đán
Ford Việt Nam ghi nhận thành tích bán hàng kỷ lục trong năm 2024
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/1: Rét đậm, nhiệt độ thấp nhất từ 8 độ C
Hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện
Đi xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông bị phạt và tạm giữ phương tiện
Tin khác
Các vườn mai tại TP.HCM tất bật vào Tết
Cộng đồng 10/01/2025 10:13
Vì sao năm nay không có ngày 30 Tết?
Cộng đồng 10/01/2025 06:14
Làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên tất bật vào vụ, phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân
Xã hội 09/01/2025 08:07
Ngân hàng Chính sách xã hội trao 200 suất quà Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách ở Nghệ An
Cộng đồng 09/01/2025 07:24
Khi GenZ biến livestream bán hàng thành nghệ thuật giải trí
Cộng đồng 08/01/2025 20:52
Cảnh giác trước dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên đán
Xã hội 07/01/2025 12:23
TP.HCM: Phòng chống tệ nạn xã hội trong công nhân, người lao động dịp Tết Nguyên đán 2025
Cộng đồng 07/01/2025 10:05
Duy trì phong trào vệ sinh môi trường, tạo tiền đề xây dựng khu dân cư văn minh
Xã hội 05/01/2025 08:47
Hà Nội rực rỡ phố hoa lụa ngày gần Tết
Cộng đồng 04/01/2025 21:33
Cảnh giác với các chiêu lừa đảo tinh vi dịp cuối năm
Cộng đồng 04/01/2025 11:13