Tử vong vì ăn nấm độc: Chỉ vì thiếu hiểu biết

Theo các chuyên gia y tế, với những nấm chứa độc tố amatoxin thì chỉ cần người dân ăn một cái nấm là đã bị ngộ độc. Tỷ lệ tử vong của các trường hợp ăn phải loại nấm trên lên đến 50%. Chất độc amatoxin cũng rất bền vững trong nhiệt độ, nên dù đun nấu cách nào cũng không loại trừ được độc tố.
tin nhap 20180406100614 Khi ăn nấm cần chú ý những đặc điểm này
tin nhap 20180406100614 Ngộ độc nấm, hậu họa khôn lường

TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Cuối tháng 3, đầu tháng 4 là khoảng thời gian có nhiều bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc do ăn phải nấm. Bởi vì khoảng thời gian này sau những đợt mưa xuân, các loại nấm phát triển mạnh mẽ. Mặc dù các bác sĩ đã cảnh báo rất nhiều về tình trạng ngộ độc nấm, nhưng nhiều người vẫn nhập viện, thậm chí tử vong vì ngộ độc do thói quen hái nấm dại về ăn. Điển hình là vụ ngộ độc nấm chứa độc tố amatoxin khiến 3 người trong 1 gia đình tử vong vừa qua.

tin nhap 20180406100614
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng thăm khám cho bệnh nhân Sùng Diêu Hồng.

Cụ thể, theo thông tin từ các bác sĩ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 28/3 tại thôn Khâu Mèng (Vị Xuyên – Hà Giang), ông Sùng Diêu Hồng (SN 1966), đã đi hái nấm về nấu ăn sáng cho cả gia đình 4 người cùng ăn. Sau đó, cả 4 người đã có biểu hiện ngộ độc như: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy toàn nước giống như bị tả. Ngay trong ngày cả 4 người trong gia đình ông Hồng đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, do nhiễm độc quá nặng nên 3 thành viên trong gia đình ông Hồng đã tử vong. Riêng ông Hồng ngộ độc nhẹ hơn, nhưng có diễn tiến nguy kịch nên được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai.

Theo bác sĩ Dũng, bệnh nhân Hồng được chuyển đến Trung tâm Chống độc vào ngày thứ 5 sau khi ăn nấm. Bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng bụng vẫn còn đau, huyết áp, mạch ổn định, tuy nhiên xét nghiệm vẫn có rối loạn cô đặc máu, men gan cao. Bởi vậy, bên cạnh việc điều trị tích cực cho bệnh nhân, các bác sĩ trong Trung tâm đã phối hợp với Khoa Thăm dò chức năng của bệnh viện làm thủ thuật “Dẫn lưu mật mũi” với mục tiêu để thải trừ trực tiếp chất độc từ gan qua ống mật chủ ra ngoài. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, có thể giao tiếp được, xong theo các bác sĩ, đến giờ vẫn chưa thể khẳng định được bệnh đã hoàn toàn ổn định hay chưa.

Cũng theo bác sĩ Dũng, loại nấm mà 4 người trong gia đình bệnh nhân Hồng ăn là loại nấm gây ngộ độc chậm. Đây là loại nấm nguy hiểm, thường gây chết người sau khi chỉ ăn dù là 1 mũ nấm. Do độc tố trong nấm phá hủy tế bào gan, gây suy gan cấp, dẫn đến hôn mê gan. Tuy nhiên, các biểu hiện ngộ độc khi ăn loại nấm này xuất hiện muộn, thường sau khi ăn từ 6 – 40 giờ (thường là 12 – 18 giờ).

Bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy liên tục như tả, kéo dài 1 – 2 ngày, gây mất nước và rối loạn điện giải, trụy mạch, tiểu ít hoặc vô niệu. Sau đó, các biểu hiện tiêu biến hết, bệnh nhân và thầy thuốc dễ hiểu nhầm là bệnh nhân đã khỏi, nhưng chỉ vài ba ngày sau sẽ xuất hiện tình trạng viêm gan như vàng mắt. Nguy hại hơn bệnh nhân sẽ bị vàng da, chán ăn, mệt mỏi, dần dần người bệnh sẽ mê sảng rồi hôn mê sâu, xuất huyết nhiều nơi (dưới da, tiểu ra máu…) và cuối cùng là tử vong.

Bởi vậy, việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu biết về các loại nấm là rất quan trọng trong việc giảm thiểu số vụ ngộ độc. Bác sĩ Dũng cho biết, theo đề tài nghiên cứu của Học viện Quân y, từ năm 2004- 2017 riêng ở Hà Giang đã xảy ra 33 vụ ngộ độc nấm, khiến 165 người ngộ độc và 24 người tử vong. Kể từ đó, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân không ăn nấm hoang dại nên các vụ ngộ độc nấm giảm hẳn và không có ca nào tử vong.

Trường hợp gia đình bệnh nhân Sùng Diu Hồng là trường hợp ngộ độc nấm sau nhiều năm không có ca bệnh. Còn tại Cao Bằng, theo nghiên cứu từ năm 2003 – 2009 xảy ra 29 vụ ngộ độc, khiến 81 người ngộ độc, 17 người chết, Nghiên cứu cũng chỉ ra, cùng một loại nấm chứa độc tố amatoxin, nhưng nấm ở Hà Giang có kích thước to hơn nấm ở Cao Bằng, do đó người dân càng cần chú ý nhận diện nấm độc.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đa số các loại nấm độc thường có màu sắc bắt mắt, ăn thấy ngon và có vị ngọt. Với những loại nấm này, bằng mắt thường không thể phân biệt được nấm có chứa độc tố hay không. Thậm chí, ngay cả người am hiểu về nấm cũng có thể bị nhầm giữa nấm độc và nấm lành.

Bởi vì trong một vài giai đoạn phát triển có một số loại nấm giống nhau. Và không phải cứ nấm có màu trắng là nấm không độc như nhiều người vẫn nghĩ. Đặc biệt, có những loại nấm rất độc như nấm độc tán trắng (Amanita), nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) cũng có màu trắng muốt và nấu ăn cũng ngọt nhưng lại chính là loài nấm chính gây độc ở nước ta.

Bởi vậy, để tránh nhầm lẫn giữa các loại nấm, hạn chế nguy hiểm cho sức khỏe bác sĩ Nguyên khuyến cáo tốt nhất người dân chỉ nên ăn nấm nuôi trồng và tuyệt đối không nên hái các loại nấm mọc hoang dại về nấu ăn. Và khi ăn phải nấm độc, người dân cần gây nôn ngay lập tức bằng cách uống nhiều nước, sau đó dùng bàn chải đánh răng đánh sâu vào lưỡi để gây nôn.

Sau đó tiếp tục đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Đối với những bệnh nhân ngộ độc nấm có triệu chứng sớm có thể vận chuyển cấp cứu đến bệnh viện huyện. Còn các bệnh nhân ngộ độc nấm triệu chứng muộn (sau 6 giờ), cần được chuyển đến bệnh viện tỉnh hoặc khu vực nơi có các trang thiết bị để lọc máu.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16 năm 2024 với chủ đề: "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".
TP.HCM: Đám cháy thiêu rụi nhà xưởng giữa trưa nắng gắt

TP.HCM: Đám cháy thiêu rụi nhà xưởng giữa trưa nắng gắt

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Công an quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy nhà xưởng trên đường Trần Hải Phụng (phường Tân Tạo).
Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày đầu nghỉ lễ, lượng khách đổ về các bến xe tăng mạnh

Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày đầu nghỉ lễ, lượng khách đổ về các bến xe tăng mạnh

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ngày 27/4, lượng khách tới các bến xe rất đông để mua vé. Các tuyến được người dân lựa chọn nhiều như: Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Nha Trang, TP.HCM - Đà Nẵng, TP.HCM - Quảng Ngãi và một số tuyến đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được duy trì sẽ giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức chung, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, phòng tránh các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc.
Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

(LĐTĐ) 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ Người Rạng Đông thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy, đã viết lên câu chuyện của thế hệ mình, xứng đáng với lời nguyện ước: “Phát triển để mãi mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ - làm thỏa lòng Bác mong!”

Tin khác

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

(LĐTĐ) Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Xem thêm
Phiên bản di động