Tự tin bước vào năm mới
Công nhân lao động Thủ đô vui đón Tết Hà Nội: Phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Xây dựng Hà Nội phát triển, vang mãi hào khí Quốc khánh 2/9 |
1. Đi qua một năm, cụm từ “đại dịch Covid-19” dường như đang lùi xa, nhưng ảnh hưởng, di chứng của đại dịch vẫn khá nặng nề. Nhưng, trong khó khăn, thách thức đó mới thấy, những thành quả đạt được rất đáng trân trọng.
Bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ năm 2022, cũng như nhiều địa phương khác, Thủ đô Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, là tình hình chính trị, kinh tế thế giới biến động phức tạp, chưa có tiền lệ và khó lường... tác động mạnh đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô. Ảnh: M.P |
Tuy nhiên, với đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, với những nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, kinh tế - xã hội Thủ đô đã phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Thành phố hoàn thành mục tiêu tổng quát với kinh tế phục hồi tăng trưởng 8,89% - mức cao nhất trong nhiều năm gần đây và vượt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách đạt cao, vượt 6,8% dự toán. Dự kiến hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch, với GRDP/người đạt 142,3 triệu đồng; giảm số hộ nghèo so với năm trước đạt 38,8%...
Đồng thời, văn hóa được chú trọng phát triển, xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô được đẩy mạnh, nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt, an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...
Là đơn vị đăng cai chính, nơi tổ chức 18 trong tổng số 40 môn thi đấu, Hà Nội đã đóng góp quan trọng để tổ chức ấn tượng, hoành tráng và thành công SEA Games 31. Hàng vạn vận động viên, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội, tham dự và chứng kiến một đại hội thể thao sôi động mà bình yên - điều không dễ gì có được giữa bối cảnh thế giới nhiều biến động hiện nay.
2. Năm 2023, Thành phố xác định tiếp tục thực hiện chủ đề năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Giữ vững ổn định và bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô, củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của kinh tế Thủ đô. Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các khâu đột phá; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân...
Dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2023 có 22 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tăng trưởng GRDP khoảng 7%, GRDP/người khoảng 150 triệu đồng; vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 6%; kiểm soát chỉ số giá 4,5%; giảm 30 số hộ nghèo.
Những kết quả đạt được trong năm 2022 là cơ sở vững chắc để Hà Nội tự tin bước vào năm 2023. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thành phố cũng đang đứng trước các thách thức hiện hữu. Đó là kỷ cương hành chính có chuyển biến nhưng chậm và chưa đạt yêu cầu; chuyển đổi số còn chậm; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn năm 2021, nhưng vẫn thấp so với mục tiêu đề ra; tổng thu ngân sách 10 tháng đầu năm tăng khá cao so với cùng kỳ và ước cả năm vượt dự toán, nhưng một số khoản thu, khu vực thu còn thấp so với dự toán và giảm so với cùng kỳ; thực hiện các khâu đột phá còn nhiều khó khăn, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng... Điều này cho thấy, để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, bên cạnh sự nỗ lực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, còn cần các giải pháp căn cơ, hiệu quả.
3. Điểm lại những cơ hội và thách thức hiện nay cho thấy, để xây dựng, phát triển Thủ đô, cần khắc phục được các vướng mắc, bất cập hiện hành và khơi thông nhiều nguồn lực. Đó là tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghệ, tài chính, nguồn nhân lực...
Mới đây, Thành phố đã tổ chức Tọa đàm “Thủ khoa xuất sắc đề xuất, hiến kế trong việc thu hút, sử dụng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao phục vụ xây dựng và phát triển Thủ đô”, lắng nghe các hiến kế để xây dựng được những cơ chế, chính sách phù hợp, thực chất, đột phá hơn nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế, đóng góp nhiều hơn nữa cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.
Với vị thế Thủ đô, Hà Nội là nơi hội tụ của các trung tâm nghiên cứu khoa học, các học viện, các trường đại học... mà không nơi nào trên cả nước có được. Để khơi mở được nguồn lực con người một cách quy mô, hiệu quả, trong đề xuất chính sách sửa Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đề xuất được tuyển dụng thẳng, không qua thi vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Thủ đô với những người có tài năng, năng lực, trình độ cao về giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, khoa học công nghệ (đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế, có công trình khoa học được công nhận,…).
Đồng thời, Thành phố cũng đề xuất được quy định việc ký hợp đồng và quyết định mức lương, chế độ đãi ngộ theo cơ chế thỏa thuận đối với một số vị trí việc làm trong các cơ quan, đơn vị của Thủ đô (gồm cả vị trí lãnh đạo quản lý) cần có sự đảm nhiệm của người có năng lực, kinh nghiệm và trình độ cao.
Không chỉ chú trọng thu hút nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao, thành phố Hà Nội cũng đưa ra các giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, “giữ chân” nguồn nhân lực hiện có như đề xuất được quyết định sử dụng ngân sách Thành phố để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách; quyết định mức chi, nội dung chi cho an sinh xã hội cao hơn và phạm vi đối tượng được thụ hưởng rộng hơn so với quy định chung...
Xác định được tiềm năng, lợi thế, biết được “điểm nghẽn” và tìm giải pháp khơi thông, với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, Thủ đô Hà Nội đang tiếp tục nỗ lực, vươn lên để tiến gần hơn đến mục tiêu xây dựng thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51