Tự hào chiến thắng vẻ vang

(LĐTĐ) Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 12 lịch sử, Thủ đô và cả nước nghiêng mình kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12/1972 - tháng 12/2022). Cùng với người dân Thủ đô và cả nước, càng tự hào về quá khứ, người lao động Thủ đô càng không ngừng nỗ lực, học tập, hăng say lao động sản xuất để góp phần xây dựng Thủ đô, đất nước đẹp giàu.
Càng tự hào chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” các em càng ra sức thi đua học tập Những “Khoảng lặng” trong 12 ngày đêm khói lửa

Tự hào về lịch sử dân tộc

Cách đây tròn nửa thế kỉ, năm 1972, do thất bại trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã điên cuồng leo thang chiến tranh đánh phá trở lại miền Bắc, Việt Nam. Ngày 14/12/1972, Tổng thống Mỹ RJ.Nixon phê chuẩn chiến dịch quân sự mang mật danh Linebacker II đánh phá ồ ạt bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng…

Chúng đã huỷ diệt nhiều phố xá, làng mạc, phá sập hàng nghìn ngôi nhà, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga... Thủ đô Hà Nội, nơi hứng chịu bom đạn của chiến tranh khiến đất rung, ngói tan, gạch nát nhưng bằng tình yêu và niềm tin mãnh liệt, quân và dân Hà Nội đã bám đất, bám nhà, bám từng hào giao thông để biến “Mỗi làng xóm là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”; với tinh thần quyết chiến, quyết thắng: “Nhà cửa có thể sập nhưng có một thứ không thể sập được đó là con người”…

Tự hào chiến thắng vẻ vang
Tự vệ Nhà máy in Tiến Bộ luyện tập sẵn sàng chiến đấu (1972). Ảnh: TTXVN

50 năm đã qua đi nhưng chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mãi mãi là niềm tự hào bất diệt, một biểu tượng rực rỡ của hào khí Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng. Truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quyết đánh, quyết thắng, đã đánh là thắng của quân và dân Thủ đô mà bao thế hệ cha anh đã dày công xây đắp mãi được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Hà Nội khắc ghi.

Những ngày này, nhiều tuyến phố, con đường, trụ sở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội như được “khoác áo mới” với rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu và tranh cổ động. Các tuyến phố chính như Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Trần Phú, Kim Mã, Vạn Phúc… cũng được trang trí với nhiều băng rôn tuyên truyền, phản ánh không khí dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Song song với việc tuyên truyền, nhiều hoạt động trọng điểm với hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực như hội thảo khoa học, triển lãm tranh ảnh, hiện vật, các chương trình văn hóa, nghệ thuật… cũng được các cơ quan, đơn vị, quận, huyện tổ chức để kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.

Chị Nguyễn Thị Thủy (30 tuổi, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cùng gia đình đi xem một số triển lãm về chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đang được tổ chức thời điểm này. Chị Thủy cho biết: “Tuy mình không sống trong thời chiến nhưng qua những lần đi bảo tàng, những buổi triễn lãm, mình lại thấy thêm trân quý và biết ơn sự hy sinh của ông cha ta. Nền độc lập có được ngày hôm nay đều là từ máu xương của những chiến sĩ đã ngã xuống. Cũng chính từ ý nghĩa đó, tôi tự cảm thấy bản thân mình phải luôn cố gắng, nỗ lực trong công việc, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước”.

Không ngừng nỗ lực xây dựng Thủ đô

Có thể thấy, vượt qua hủy diệt trước làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cuộc sống lại tiếp tục hồi sinh. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” chứng minh sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam, bắt nguồn từ đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, khẳng định sự lớn mạnh vượt bậc của lực lượng vũ trang 3 thứ quân của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là quân và dân Thủ đô Hà Nội anh hùng.

Từ trong lòng Hà Nội xưa, một Hà Nội mới ra đời, vẫn ghi dấu bởi sự đau thương, mất mát và sự tự hào của mỗi người, đã từng trải qua những năm tháng đau thương, gian khổ, oai hùng của toàn dân tộc. 50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa lịch sử của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn nguyên giá trị.

Cùng với chặng đường lịch sử của dân tộc, những ngày ngày, người lao động Thủ đô trên bất cứ lĩnh vực nào đã và đang thể hiện rõ sức mạnh đấu tranh dũng cảm và lao động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của toàn Thành phố.

Tự hào chiến thắng vẻ vang
Người lao động Thủ đô trên bất cứ lĩnh vực nào cũng đã và đang thể hiện rõ sức mạnh đấu tranh dũng cảm và lao động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, đóng góp to lớn vào thắng lợi chung của toàn Thành phố.

Có thể kể đến là Bệnh viện Bạch Mai, một trong những đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận chiến “Điện Biên Phủ trên không”. 50 năm qua đi, lịch sử đã sang trang mới, lớp lớp các thế hệ cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai từ trong đổ nát của chiến tranh đã từng bước xây dựng lại bệnh viện. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong cả nước được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt.

Mới đây, báo cáo với đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội tại buổi thăm, tặng quà các đơn vị, cá nhân tiêu biểu, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ tự hào chia sẻ: Trong thời gian qua, các thế hệ cán bộ, nhân viên bệnh viện vẫn luôn tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của bệnh viện. Đặc biệt là trong đại dịch Covid-19, từng đoàn quân áo trắng với hàng nghìn cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện đã lên đường hỗ trợ miền Nam chống dịch.

Trong thời bình, các chiến sĩ của Bạch Mai đã tiếp nối truyền thống cha ông, cũng xẻ dọc đất nước, tham gia trên mọi trận tuyến để chiến đấu với kẻ thù vô hình - giặc Covid-19. Bên cạnh đó, trước những khó khăn trong thực hiện các cơ chế chính sách, thiếu thốn trang thiết bị, vật tư y tế, tập thể cán bộ, nhân viên bệnh viện vẫn luôn cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là người dân trên địa bàn Thủ đô.

Không chỉ trên lĩnh vực y tế, thời gian qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, phát huy những thành tựu của cha ông để lại, người lao động Thủ đô đang tiếp tục nỗ lực, cần cù, sáng tạo, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.

Đặc biệt, thời điểm này, sau đại dịch Covid-19, dù phải giải quyết một khối lượng công việc lớn và khó nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã có nhiều cách làm năng động, sáng tạo, đạt được những thành tựu quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế.

Tự hào chiến thắng vẻ vang
Chính quyền và nhân dân Thủ đô đã có nhiều cách làm năng động, sáng tạo, đạt được những thành tựu quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế.

Theo báo cáo, trong năm 2022, tăng trưởng GRDP của Thành phố ước tăng 8,89%. Công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ; quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực; xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được phát triển; an sinh xã hội được quan tâm, chăm lo; cải cách hành chính có nhiều chuyển biến; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, các sự kiện chính trị lớn trên địa bàn được tổ chức thành công và tuyệt đối an toàn… Thành quả đó có sự đóng góp chủ lực của đội ngũ công nhân viên chức lao động - những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội.

Nói về chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, tại buổi giao lưu, trao đổi với các nhân chứng lịch sử do phường Phương Mai (quận Đống Đa) tổ chức mới đây, Thượng tá Trịnh Thị Khuyến Lương - Phó Giám đốc Bảo tàng Chiến tranh B52 xúc động bày tỏ: “Là thế hệ được hưởng, được sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc, mỗi người dân Việt Nam chúng ta nói chung và mỗi người dân Thủ đô Hà Nội nói riêng cần tiếp tục phát huy những thắng lợi, hiểu được giá trị của sự mất mát, hi sinh của cha ông ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Từ đó, ra sức học tập, rèn luyện, lao động, công tác để xây đựng đất nước ta giàu đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu bốn bề, như niềm hằng mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lúc sinh thời”.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng nông thôn mới, các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn tích cực đổi mới, bằng những việc làm cụ thể đã xây dựng nhiều mô hình nông thôn mới tiêu biểu. Từ đó đóng góp quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện trở thành “miền quê đáng sống”.
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Chiều nay (2/11), sau nhiều ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại.
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

(LĐTĐ) Bước vào mùa tuyển quân năm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì đã ban hành Chỉ thị về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025.
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Giai đoạn 2019 - 2024, thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ đó, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động