Tu bổ di tích để bảo tồn giá trị văn hóa

(LĐTĐ) Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì đã quan tâm và có nhiều giải pháp tập trung vào việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Nhờ đó, các di tích được tu bổ theo đúng quy định của pháp luật; di vật, cổ vật được bảo vệ nghiêm ngặt.
Tu bổ di tích quốc gia Chùa Tây Phương (Hà Nội) Vấp bởi “rừng” thủ tục

Nhiều di tích được tu bổ, trùng tu

Trên địa bàn huyện Thanh Trì hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa và 45 lễ hội truyền thống gồm 90 di tích đã được công nhận xếp hạng (trong đó 65 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và 25 di tích xếp hạng cấp Thành phố). Có 6 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến. Hệ thống sắc phong tại đình Yên Phú, xã Liên Ninh; đình Triều Khúc, đình Yên Xá xã Tân Triều được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm.

Tu bổ di tích để bảo tồn giá trị văn hóa
Xã Yên Mỹ với nhiều di tích và lễ hội đặc sắc được Thành phố Hà Nội công nhận là Điểm đến du lịch.

Cùng với hệ thống các di sản vật thể được hiện hữu và bảo tồn, Thanh Trì còn bảo lưu được hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình phong phú, đa dạng như nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, đặc biệt là các lễ hội truyền thống được tồn tại và lưu truyền qua hàng nhiều đời tại các địa phương. Tiêu biểu như Lễ hội Triều Khúc, xã Tân Triều được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Trì cho biết, xác định công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, di tích lịch sử, văn hóa là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần có sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và nhân dân. Năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì xây dựng Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026”, sau gần 3 năm tổ chức thực hiện, các nội dung, phần việc của Đề án được triển khai tích cực.

Theo đó, 8/8 chỉ tiêu Đề án đã được tập trung triển khai thực hiện, trong đó 2/8 chỉ tiêu đã hoàn thành; 29/29 di tích đã được nghiên cứu, thực hiện các bước đầu tư tu bổ, tôn tạo với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 519 tỷ đồng. Đến nay 8/29 di tích đã khánh thành và đưa vào sử dụng. 21 di tích đang được triển khai tu bổ, tôn tạo đảm bảo đúng tiến độ, phấn đấu hoàn thành năm 2026.

Huyện cũng lập hồ sơ đề nghị xếp hạng 15 di tích; nâng cấp xếp hạng di tích từ cấp Quốc gia lên cấp Quốc gia đặc biệt đối với di tích đình thờ Chu Văn An; từ cấp Thành phố lên cấp Quốc gia đối với di tích Chiến thắng Ngọc Hồi mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Tổ chức đo đạc, lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ và cắm mốc giới 20 di tích chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội tổng Nam Phù. Thí điểm, xây dựng điểm du lịch làng nghề truyền thống, gắn với du lịch tâm linh từ 1-2 điểm. Xây dựng văn bia giới thiệu về di tích, thần tích vị thần thờ. Kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các hiện vật, cổ vật; phiên âm, dịch nghĩa tư liệu Hán Nôm tại 154 di tích, số hoá dữ liệu về các di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện.

Ngoài các chỉ tiêu xếp hạng di tích theo Đề án, huyện còn lập hồ sơ đề xuất, đã được Thành phố xếp hạng 2 di tích là Đền Nhà Bà và Nhà thờ họ Đặng, xã Yên Mỹ. Gắn biển 2 địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến tại Chùa Quang Phúc, xã Thanh Liệt và thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp.

Năm 2023, huyện Thanh Trì đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận 8 điểm đến du lịch trên địa bàn các xã Yên Mỹ, Đại Áng, Thanh Liệt, Tam Hiệp, Duyên Hà, Vạn Phúc, Đông Mỹ, Tân Triều. Trong đó có điểm đến du lịch xã Tam Hiệp gắn với di sản làng nghề Rượu Ngâu được Sở Du lịch đưa vào tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên - Trung tâm Hà Nội để các đơn vị lữ hành về khảo sát đưa vào các tour.

Tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc để triển khai

Tuy nhiên, hiện nay tại một số dự án việc lập hồ sơ, thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích thời gian kéo dài, khó khăn cho công tác triển khai dự án, nhất là ở những nơi di tích xuống cấp nghiêm trọng. Công tác phát huy giá trị di sản, lễ hội truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng cần đưa ra giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Đến nay, toàn huyện Thanh Trì có 8/29 di tích đã khánh thành và đưa vào sử dụng, 21 di tích đang được triển khai tu bổ, tôn tạo đảm bảo đúng tiến độ, phấn đấu hoàn thành năm 2026. Các di tích còn vướng về mặt cơ chế sẽ trình các cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ để triển khai.

Ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì cho biết, trong thời gian tới huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về di sản văn hóa, đưa di sản đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị di sản, lễ hội. Tăng cường các giải pháp huy động mọi nguồn lực, sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích, lễ hội; đầu tư tu bổ di tích và xếp hạng các di tích trên địa bàn.

Đồng thời, tập trung thực hiện việc xây dựng văn bia giới thiệu về di tích, thần tích, vị thần được thờ tại di tích. Tập trung công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các hiện vật, cổ vật, thực hiện phiên âm, dịch nghĩa tư liệu Hán Nôm, lập bản đồ hệ thống di tích, số hóa dữ liệu về các di tích. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý di tích, hướng dẫn viên cho cán bộ văn hóa, cán bộ quản lý, người trụ trì trông nom di tích, thành viên các Ban quản lý, Tiểu ban quản lý di tích.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích trong quý 4/2024

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích trong quý 4/2024

(LĐTĐ) Chiều 3/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Họp báo thường kỳ quý III năm 2024 tại Hà Nội. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTTDL Nguyễn Danh Hoàng Việt chủ trì buổi họp báo.
Quy hoạch Thủ đô sẽ có phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông

Quy hoạch Thủ đô sẽ có phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông

(LĐTĐ) Hiện nay thành phố Hà Nội đang trong quá trình trình cấp có thẩm quyền về Quy hoạch Thủ đô, trong đó có phần tích hợp của phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông trên địa bàn.
Đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm hơn 2.100 tỷ đồng

Đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm hơn 2.100 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sau khi Hà Nội rà soát, điều hòa, cân đối và thống nhất với hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, tổng mức đầu tư của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ giảm khoảng 2.129 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư.
Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước

Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước

(LĐTĐ) Làm việc với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, trưởng thành hơn, tự tin hơn bước vào giai đoạn mới, thực hiện các công trình tầm cỡ, những công trình thế kỷ đánh dấu sự phát triển vươn mình của đất nước.
Hà Nội: Thu giữ hơn 10.000 chai nước hoa từ tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên”

Hà Nội: Thu giữ hơn 10.000 chai nước hoa từ tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên”

(LĐTĐ) Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ thương mại điện tử, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Kickboxing Việt Nam hướng tới thành tích cao tại đấu trường châu lục

Kickboxing Việt Nam hướng tới thành tích cao tại đấu trường châu lục

(LĐTĐ) Đội tuyển Kickboxing Việt Nam sẽ lên đường dự Giải vô địch Kickboxing châu Á tổ chức tại Campuchia, từ ngày 4-14/10.
Hà Nội rộn ràng đón Lễ hội Áo dài Du lịch 2024

Hà Nội rộn ràng đón Lễ hội Áo dài Du lịch 2024

(LĐTĐ) Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 6/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. Đây là sự kiện văn hóa - du lịch thường niên, được xác định là một trong những hoạt động đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tin khác

Hà Nội rộn ràng đón Lễ hội Áo dài Du lịch 2024

Hà Nội rộn ràng đón Lễ hội Áo dài Du lịch 2024

(LĐTĐ) Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 6/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. Đây là sự kiện văn hóa - du lịch thường niên, được xác định là một trong những hoạt động đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Bức tranh về một Thủ đô phát triển toàn diện từ quá khứ đến hiện đại

Bức tranh về một Thủ đô phát triển toàn diện từ quá khứ đến hiện đại

(LĐTĐ) Với diện tích trưng bày khoảng 2.500m2 gồm hơn 500 hình ảnh, 500 hiện vật, 30 mô hình sinh động, hấp dẫn, ứng dụng công nghệ hiện đại, Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”, thể hiện bức tranh về một Thủ đô phát triển toàn diện từ quá khứ đến hiện đại - hào hùng trong chiến đấu, hăng say trong lao động, thể hiện tầm vóc của Thủ đô đang dần đổi mới, ngày càng văn hiến, văn minh, hiện đại.
Hà Nội vào Thu

Hà Nội vào Thu

(LĐTĐ) Thu Hà Nội khẽ khàng chạm vào tâm hồn, mang theo cái se lạnh và ký ức dịu dàng. Cảnh sắc vàng ươm, hương cốm lan tỏa, tiếng lá rơi nhẹ nhàng tạo nên bản hòa tấu tuyệt diệu, nhắc nhở ta sống chậm lại và hòa mình vào thiên nhiên.
Hà Nội còn trên 3.000 người dân phải sơ tán do ngập lụt

Hà Nội còn trên 3.000 người dân phải sơ tán do ngập lụt

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Nông thôn (NN&PTNT) thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, cập nhật đến ngày 30/9/2024 Hà Nội đã có gần 75.000 người trở về trên tổng số 78.000 người dân phải sơ tán, di dời ứng phó với mưa, lũ, ngập lụt. Còn lại còn trên 3.000 người dân vẫn còn phải sơ tán, chủ yếu trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Du lịch bứt phá đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng Thủ đô

Du lịch bứt phá đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú cho biết kinh tế Thủ đô 9 tháng năm 2024 phục hồi rõ nét; sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, du lịch, tiêu dùng đang có những bứt phá, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng.
Ký ức hào hùng của những chiến sĩ về tiếp quản Thủ đô

Ký ức hào hùng của những chiến sĩ về tiếp quản Thủ đô

(LĐTĐ) 70 năm qua đi, ngày trở về khi xưa giờ đã là những ký ức sâu sắc, in đậm trong tâm trí của quân và dân Thủ đô. Đặc biệt hơn, ký ức ngày về tiếp quản đó vẫn mãi vang vọng trong trái tim của từng người chiến sĩ. Câu chuyện của họ vẫn mãi là những minh chứng sống động giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về những ngày thu lịch sử tháng Mười năm 1954.
Tri ân, biết ơn những người con ưu tú, chiến sĩ tham gia giải phóng Thủ đô

Tri ân, biết ơn những người con ưu tú, chiến sĩ tham gia giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội luôn trân trọng, tự hào và biết ơn những người con ưu tú của Thủ đô đã không quản gian khổ, hy sinh, chiến đấu và trực tiếp tham gia tiếp quản, giải phóng Thủ đô (10/10/1954); cũng như trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức đạt được những kết quả nổi bật

Kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức đạt được những kết quả nổi bật

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức (Hà Nội), trong 8 tháng, ước 9 tháng đầu năm 2024, kinh tế của huyện tăng trưởng cao 9,3% so cùng kỳ, tổng giá trị sản xuất ước đạt 11.424,8 tỷ đồng…
Hà Nội: 9 tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hơn 1.900 tỷ đồng

Hà Nội: 9 tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hơn 1.900 tỷ đồng

(LĐTĐ) 9 tháng qua, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết trên 8.197 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công, thân nhân người có công và các đối tượng liên quan, tổng kinh phí chi cho công tác ưu đãi người có công của Thành phố là 1.929,5 tỷ đồng.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

LĐLĐ thành phố Hà Nội gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 2/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển công trình Trạm bơm Phương Trạch 1 (tại huyện Đông Anh, Hà Nội) chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động