Truy tố cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa giúp doanh nghiệp thông thầu

(LĐTĐ) Trong quá trình triển khai 2 gói thầu mua sắm đồ dùng dạy học, Phạm Thị Hằng (cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo cấp dưới "bắt tay" với doanh nghiệp làm sai quy định về đấu thầu, gây thất thoát gần 21 tỷ đồng.
Đại biểu Quốc hội chỉ rõ 5 “chiêu trò lách luật” trong đấu thầu Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có hành vi thông thầu và đưa hối lộ Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên lĩnh án 5 năm tù

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bà Phạm Thị Hằng (cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa) về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Cùng tội danh, có 11 người khác bị truy tố gồm: Trịnh Hữu Nghĩa (cựu Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo), Nguyễn Văn Phụng (Phó Trưởng phòng), Lê Văn Cương (cựu Trưởng phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo), Bùi Trí Thức (chuyên viên), Nguyễn Quốc Việt (thẩm định viên Công ty Thẩm định giá BTC Value), Lê Thế Sơn (Giám đốc Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Thanh Hóa), Vũ Thị Ninh (Kế toán trưởng Công ty Sách và Thiết bị trường học Thanh Hóa) và Hồ Thị Sáu (nhân viên Công ty Thẩm định giá BTC Value)...

Truy tố cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa giúp doanh nghiệp thông thầu
Bị can Phạm Thị Hằng (ảnh to) và các bị can khác trong vụ án. (Ảnh: BCA)

Theo cáo trạng, năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện 2 gói thầu mua đồ dùng dạy học lớp 1 thực hiện chương trình sách giáo khoa mới từ năm 2020 - 2021 cho các trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tổng giá trị hơn 119 tỷ đồng.

Do muốn trúng thầu, Lê Thế Sơn, Giám đốc Công ty Sách Thanh Hóa đến gặp Phạm Thị Hằng xin tham gia, tạo điều kiện để trúng 2 gói thầu trên.

Phạm Thị Hằng sau đó đã chỉ đạo Lê Văn Cương, Trưởng phòng Kế hoạch, tài chính; Nguyễn Văn Phụng, Chuyên viên phòng Kế hoạch, tài chính tạo điều kiện cho Công ty sách Thanh Hóa của Sơn tham gia, trúng thầu. Quá trình thực hiện gói thầu số 1, bị can Cương, Phụng đã thống nhất với Sơn để liên danh Thanh Hà (Công ty Sách Thanh Hóa và Công ty Hoàng Đạo) trúng thầu gói thầu số 1.

Để hợp thức hóa hồ sơ, đủ điều kiện trúng thầu, Cương, Phụng và Sơn thống nhất lập danh mục thiết bị, giá từng loại thiết bị dạy học lớp 1. Sau đó, Sơn liên hệ với Bùi Việt Long, Phó Trưởng phòng kinh doanh Công ty Hoàng Đạo lấy thông số kỹ thuật, cấu hình, giá máy chiếu… sau đó tự thống nhất giá để Phạm Thị Hằng ký tờ trình xin Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt chủ trương thực hiện gói thầu.

Khi được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đồng ý chủ trương, Phạm Thị Hằng ký hợp đồng thuê Công ty Thẩm định giá BTC Value, thẩm định giá thiết bị gói thầu số 1 do Hồ Thị Sáu đại diện. Sau đó, Sáu đã sử dụng danh mục, giá thiết bị đã được Phụng, Sơn thống nhất từ trước rồi sửa dự thảo chứng thư thẩm định giá theo yêu cầu của Sơn và Phụng.

Từ danh mục đã được các bị can trên thống nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt danh mục, dự toán mua đồ dùng dạy học gói thầu số 1 với tổng dự toán kinh phí trên 33,6 tỷ đồng.

Tương tự, tại gói thầu số 2, các bị can trên cùng Trịnh Hữu Nghĩa, Phó Trưởng phòng Kế hoạch, tài chính (thay cho Lê Văn Cương đã nghỉ hưu), Vũ Thị Ninh, Đặng Xuân Minh, Nguyễn Quốc Việt đã thỏa thuận, thông đồng, lập khống hồ sơ, giấy tờ để hợp thức hóa, trình các cơ quan liên quan thông qua.

Tuy nhiên, do gói thầu số 2 có giá trị lớn (gần 87 tỷ đồng), Công ty Sách Thanh Hóa không đủ năng lực để tham gia, do vậy Sơn đã chủ động liên hệ với Công ty Hoàng Đạo, Công ty Khang An, Công ty Nam Hoa và Công ty Long Thành đề nghị cùng tham gia liên danh đấu thầu với tên gọi Liên danh Thanh Hà - Thanh Hóa.

Do đã thông đồng, sắp xếp từ trước nên Liên danh Thanh Hà (Công ty Sách Thanh Hóa, Công ty Hoàng Đạo) và Liên danh Thanh Hà - Thanh Hóa (tất cả đều do Sơn điều hành) đã tham gia đấu thầu và dễ dàng trúng 2 gói thầu trên có tổng giá trị 119,6 tỷ đồng (gói số 1 trị giá 32,6 tỷ đồng; gói số 2 gần 87 tỷ đồng).

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an xác định, quá trình tổ chức triển khai thực hiện 2 gói thầu mua đồ dùng dạy học lớp 1, các bị can Phạm Thị Hằng, Lê Văn Cương, Trịnh Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Phụng, Bùi Trí Thức, Lê Thế Sơn, Vũ Thị Ninh, Đặng Xuân Minh, Nguyễn Quốc Việt, Hồ Thị Sáu, Nguyễn Duy Linh, Bùi Việt Long đã có hành vi thông thầu, không đảm bảo công bằng minh bạch, tiết lộ tiếp nhận những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu vi phạm quy định về đấu thầu theo Điều 89, Luật Đấu thầu 2013, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước 20,8 tỷ đồng.

Cụ thể, kết luận giám định tài sản cho thấy, tại gói thầu số 1 giá trị thực tế là 24,9 tỷ đồng nhưng đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa nâng khống lên 32,6 tỷ đồng (chênh lệch 7,6 tỷ đồng). Tại gói thầu số 2, giá trị thẩm định thực tế là 73,7 tỷ đồng, trong khi gói thầu do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa thực hiện gần 87 tỷ đồng (nâng khống 13,2 tỷ đồng).

Tổng giá trị 2 gói thầu do Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa nâng khống, gây thất thoát ngân sách nhà nước trên 20,8 tỷ đồng.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chức năng, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các đơn vị huy động 100% quân số, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm có thể gây tai nạn giao thông, qua đó đã góp phần kiềm chế tai nạn trên cả 3 tiêu chí.
Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

(LĐTĐ) Theo Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tỉnh này đã đón và phục vụ khoảng 950 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.
Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

(LĐTĐ) Chiều 1/5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử lý xe khách 26 chỗ "nhồi nhét" 57 người. Đáng chú ý, tài xế trên xe còn vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,099 mg/L khí thở.
Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Làm việc tại bộ phận thiết bị và môi trường của Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long đến nay đã 10 năm, anh Dương Văn Huân luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến cải tiến có giá trị làm lợi cho doanh nghiệp và góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ (27 - 30/4), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lập biên bản 5.876 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó, có 1.926 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Tin khác

Phát tán tin giả, đi tù thật

Phát tán tin giả, đi tù thật

(LĐTĐ) Cơ quan quản lý Nhà nước khi phát hiện phát tán tin giả, tin sai sự thật hoặc nhận được tin báo, khiếu nại của cơ quan, tổ chức về hành vi lan truyền thông tin sai sự thật thì người phát tán sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Y án sơ thẩm với mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Y án sơ thẩm với mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 22/4, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại dịp Tết 2019 ở Điện Biên) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Tham gia bán hàng online, người đàn ông bị chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng

Tham gia bán hàng online, người đàn ông bị chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng

(LĐTĐ) Các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn lập website, Fanpage mạo danh sàn thương mại điện tử, để dụ dỗ người dân tham gia nhằm chiếm đoạt tài sản. Mới đây, sau khi nhận lời tham gia đầu tư bán hàng online hưởng hoa hồng từ một tài khoản nữ giới, anh N (trú tại Hà Nội) bị chiếm đoạt hơn 2,7 tỷ đồng.
Bị cáo, cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan được đề nghị cho hưởng án treo

Bị cáo, cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan được đề nghị cho hưởng án treo

(LĐTĐ) Sau hơn 1 ngày xét xử, Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã trình bày quan điểm luận tội và đưa ra mức án đề nghị đối với các bị cáo trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội).
Lừa đảo bán điện thoại giá rẻ, chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Lừa đảo bán điện thoại giá rẻ, chiếm đoạt hàng tỷ đồng

(LĐTĐ) Từ ngày 8 - 14/4, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tiếp tục thông tin tới người dân về 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến trong nước đang được các đối tượng sử dụng phổ biến trên không gian mạng Việt Nam, nổi bật là các thủ đoạn lừa bán điện thoại giá rẻ; tạo hóa đơn chuyển tiền giả để chiếm đoạt tài sản…
Mới có 95 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường ở vụ án Trịnh Văn Quyết

Mới có 95 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường ở vụ án Trịnh Văn Quyết

(LĐTĐ) Cơ quan điều tra xác định bị can Trịnh Văn Quyết lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của hơn 30.000 nhà đầu tư, nhưng hiện chỉ có 95 người đòi bồi thường với giá trị mua ban đầu gần 1.4 tỷ đồng.
Tuyên án cựu cán bộ công an cho vay nặng lãi, tổ chức đánh bạc

Tuyên án cựu cán bộ công an cho vay nặng lãi, tổ chức đánh bạc

(LĐTĐ) Chiều 11/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 7 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng và đánh bạc tại Hà Nội, trong đó có 2 cựu cán bộ công an phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan và đồng phạm

Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan và đồng phạm

(LĐTĐ) Ngày 9/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1970, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.
Tuyên án tài xế taxi tông bảo vệ khu đô thị Vinhomes Ocean Park tử vong

Tuyên án tài xế taxi tông bảo vệ khu đô thị Vinhomes Ocean Park tử vong

(LĐTĐ) Ngày 8/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Trịnh Bá Trọng (sinh năm 1984, ở Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) ra xét xử về tội “Giết người”. Bị hại trong vụ án là anh Vũ Trung Dũng (sinh năm 1997, bảo vệ khu đô thị Vinhomes Ocean Park).
Ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỷ Nguyễn Minh Thành lĩnh án 5 năm tù

Ông trùm đường dây đánh bạc nghìn tỷ Nguyễn Minh Thành lĩnh án 5 năm tù

(LĐTĐ) Chiều muộn ngày 5/4, Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã đưa ra phán quyết đối với 53 bị cáo trong vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ ở Hà Nội. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cũng tuyên trả lại nhiều tài sản có giá trị lớn cho người thân của ông trùm Nguyễn Minh Thành.
Xem thêm
Phiên bản di động