TRỰC TUYẾN: Người lao động có quyền và lợi ích gì khi tham gia quan hệ lao động

(LĐTĐ) Bắt đầu từ 9h sáng nay, 6/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động”.
Dân chủ để tạo mối quan hệ lao động hài hòa Đồng hành cùng chính quyền và doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tập huấn chuyên đề về quan hệ lao động
TRỰC TUYẾN: Người lao động có quyền và lợi ích gì khi tham gia quan hệ lao động
Các đại biểu tham dự buổi Giao lưu trực tuyến

Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội, nhằm tuyên truyền, phổ biến, trang bị những kiến thức pháp luật hữu ích và cần thiết cho người lao động.

Tới dự Chương trình có: Ông Nguyễn Phi Thường - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội… và đại diện các sở, ban ngành Thành phố.

Về phía đơn vị tổ chức có: Bà Vũ Thị Hương - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô.

Tham gia tư vấn có sự góp mặt của các chuyên gia: Bà Vũ Thị Hương - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

9h40: Đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố phát biểu

HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại trực tuyến "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng phát biểu tại chương trình.

Phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến, đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh: Hôm nay, ngay trong ngày ra mắt Trung tâm tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội, Trung tâm đã phối hợp với Báo Lao động Thủ đô tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động”, thực sự là một hoạt động rất thiết thực, đúng như chức năng nhiệm vụ của Trung tâm.

Đồng chí Lê Đình Hùng cho biết, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, thực thi hàng loạt các cam kết quốc tế, hoạt động Công đoàn đứng trước nhiều thử thách và quan hệ lao động cũng có những diễn biến mới. Điều này đòi hỏi người lao động phải nắm rõ hơn các quy định của pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình để có thể bảo vệ được mình khi tham gia quan hệ lao động. Trên thực tế, đã có nhiều mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ lao động xảy ra do người lao động thiếu hiểu biết về chính sách pháp luật và khi đó, thiệt thòi luôn thuộc về người lao động.

Chính vì vậy trách nhiệm của tổ chức Công đoàn là phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tư vấn kiến thức pháp luật cho người lao động. Đồng chí Lê Đình Hùng đánh giá, các chuyên gia tham gia tại buổi giao lưu trực tuyến hôm nay đều là các chuyên gia hàng đầu về chế độ chính sách, có nhiều kinh nghiệm, đã gắn bó, đồng hành trong nhiều cuộc giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật mà Báo Lao động Thủ đô đã tổ chức. Vì thế, đồng chí mong muốn các công nhân, viên chức, lao động sẽ tranh thủ cơ hội quý giá, đặt nhiều câu hỏi với chuyên gia để có những kiến thức hữu ích cho mình trong hành trang tham gia quan hệ lao động.

9h45: Các chuyên gia trả lời câu hỏi, thắc mắc của người lao động

HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại trực tuyến "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Ban Tổ chức tặng hoa các chuyên gia tham gia tư vấn tại chương trình

Chị Nguyễn Ngọc Toàn - Công ty Tư vấn y dược quốc tế IMC hỏi: Xin hỏi chuyên gia, có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động hàng năm không? Nếu không tổ chức khám thì người lao động có được giải quyết chế độ gì không? Xin cảm ơn.

TRỰC TUYẾN: Người lao động có quyền và lợi ích gì khi tham gia quan hệ lao động
Chị Đặng Thị Hà - Công ty cổ phần Liên doanh Kangaroo quốc tế đặt câu hỏi.

- Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà: Khám sức khỏe cho người lao động hàng năm là chế độ là bắt buộc, quy định rất rõ trong luật và doanh nghiệp và người sử dụng lao động phải thực hiện.

Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.


Chị Đặng Thị Hà - Công ty cổ phần Liên doanh Kangaroo quốc tế hỏi: Người sử dụng lao động khi sa thải người lao động cần phải tuân theo những quy định nào? Nếu người lao động không đồng ý làm thêm giờ thì có được không?

HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại trực tuyến "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Chị Nguyễn Ngọc Toàn - Công ty tư vấn y dược quốc tế IMC đặt câu hỏi.

- Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà: Sa thải là hình thức cao nhất của hình thức xử lý kỷ luật lao động. Bộ luật Lao động năm 2019 quy định liên quan đến việc sa thải người lao động đã rõ ràng.

Theo đó, tại Điều 125 Bộ luật Lao động khi sa thải phải đảm bảo đúng các điều kiện sa thải: Ví dụ nghỉ quá thời gian trong 1 năm; người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; người lao động có hành vi vi phạm quy định trong nội quy lao động…

Khi sa thải, người sử dụng lao động phải đảm bảo đúng Bộ luật Lao động. Khi người sử dụng lao động sa thải người lao động phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật Lao động. Do vậy, khi người lao động gặp khó khăn, thắc mắc các vấn đề liên quan đến lao động thì có thể liên hệ đến Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội để được tư vấn.

HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại trực tuyến "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Tổ chuyên gia tham gia chương trình.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang - Công ty IMC hỏi: Công ty tôi có khuyến khích người lao động sử dụng sản phẩm của Công ty thay vì nhận lương, điều này có đúng không?. Theo Bộ luật Lao động, người lao động có thể được "thưởng" không chỉ bằng tiền, điều này đúng hay không?

- Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà: Theo quy định của pháp luật, lương trả hàng tháng bắt buộc phải trả bằng tiền, vì đó là tiền công sức người lao động bỏ ra hàng tháng, chứ không thể khấu trừ ra sản phẩm để trả lương bằng sản phẩm.

Còn về thưởng là chế độ khuyến khích của doanh nghiệp dành cho người lao động, theo quy định tại Bộ Luật lao động 2019 thì tiền thưởng có thể không chỉ là tiền mà có thể bằng các hiện vật khác.


HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại trực tuyến "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Chị Đặng Thanh Huế, Trường Mầm non Võ Thị Sáu đặt câu hỏi.

Chị Đặng Thanh Huế, Trường Mầm non Võ Thị Sáu hỏi: Đối tượng nào được hưởng BHYT 100%? Khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến thì người lao động được BHYT chi trả bao nhiêu %?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Các đối tượng được hưởng BHYT 100% là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người có công với cách mạng và trẻ em dưới 6 tuổi. Thứ hai là những người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, mà trong 1 năm tài chính, có số tiền cùng chi trả khi đi khám, chữa bệnh quá 6 tháng lương cơ sở cũng sẽ được hưởng 100%.

Với việc khám chữa bệnh trái tuyến, nếu trái tuyến lên cơ sở y tế tuyến Trung ương, người tham gia sẽ được thanh toán 40%, còn với tuyến huyện thì từ năm 2016, đã thực hiện thông tuyến huyện, nên khám trái tuyến tại các cơ sở khám bệnh thuộc tuyến huyện thì người tham gia BHYT được thanh toán như đúng tuyến. Với tuyến tỉnh, từ năm 2021, đã thực hiện thông tuyến tỉnh, nhưng người lao động lưu ý là chỉ thanh toán hưởng BHYT đầy đủ đối với trường hợp chỉ định nội trú.


HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại trực tuyến "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Chị Nguyễn Thị Thu Trang - Công ty IMC đặt câu hỏi.

Chị Phạm Thanh Hương - Cty TNHH Mỹ Phục hỏi: Xin hỏi trường hợp người lao động làm hư hỏng thiết bị tại công ty, bị giám đốc yêu cầu bồi thường, giá trị bồi thường là 1 tháng lương và bị trừ luôn lương tháng đó. Vậy quyết định của giám đốc công ty đúng hay sai, người lao động có được bồi thường thành nhiều lần không?

- Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà: Theo quy định của pháp luật, trong quá trình thực hiện làm việc tại doanh nghiệp, nếu người lao động gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường. Tuy nhiên nếu bồi thường bằng cách khấu trừ lương thì doanh nghiệp chỉ được khấu trừ tối đa không quá 30% tiền lương một tháng của người lao động, và tỉ lệ khấu trừ cao hay thấp tùy thuộc và lương của người lao động, nhằm đảm bảo để người lao động vẫn còn khoản lương phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đảm bảo cuộc sống. Như vậy, việc doanh nghiệp khấu trừ 100% lương ngay trong tháng đó là sai quy định.


HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại trực tuyến "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Anh Nguyễn Thanh Hùng - Công ty Kangaroo đặt câu hỏi.

Chị Nguyễn Hồng Thúy - Trường Mầm non Măng non hỏi: Tôi tham gia đóng bảo hiểm 32 năm, trong thời gian này, tôi có nghỉ không hưởng lương 8 tháng và không tham gia đóng bảo hiểm. Xin hỏi chuyên gia, tôi có có thể tự đóng bảo hiểm bù cho thời gian đó để được đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm liên tiếp hay không và thủ tục thế nào?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian ngắt quãng đóng bảo hiểm xã hội có thể được cộng dồn để tính chế độ hưu, chứ không nhất thiết phải tham gia bảo hiểm xã hội liên tiếp. Vì thế, tôi nghĩ bạn không cần thiết phải đóng bù bảo hiểm xã hội.

Riêng đối với bảo hiểm y tế, sau thời gian ngắt quãng từ 3 tháng trở lên thì quyền lợi 5 năm liên tiếp sẽ phải tính lại từ đầu, do đó theo tôi, trong thời gian nghỉ ngắt quãng, người lao động nên tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình để đảm bảo quyền lợi thanh toán bảo hiểm y tế trong thời gian đó cũng như không bỏ mất quyền lợi về bảo hiểm y tế 5 năm liên tục.


HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại trực tuyến "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Chị Ngô Hồng Thuý - Trường mẫu giáo Măng Non đặt câu hỏi.

Anh Nguyễn Thanh Hùng - Công ty Kangaroo hỏi: Thỏa ước lao động tập thể là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, vậy nếu doanh nghiệp cố tình không ký Thỏa ước lao động tập thể thì có vi phạm pháp luật không?

- Chuyên gia Vũ Thị Hương: Trong quy định về xử phạt, không có quy định về việc phải xử phạt người sử dụng lao động không thực hiện giao kết, không ký Thỏa ước lao động tập thể, nhưng có xử phạt hành vi người sử dụng lao động từ chối thỏa thuận Thỏa ước lao động tập thể.

Tổ chức Công đoàn phải tổ chức lấy ý kiến người lao động, thương lượng với người sử dụng lao động và kết quả thương lượng đó được đưa vào bản Thỏa ước lao động tập thể. Nếu người sử dụng lao động từ chối thương lượng thì người sử dụng lao động sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Chuyên gia Nguyễn Văn Hà bổ sung: Theo tinh thần chung thì hành vi không ký kết, không thương lượng, không công bố Thỏa ước lao động tập thể thì đều bị xử lý.


HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại trực tuyến "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Chị Trần Kim Oanh - Trường mầm non Bà Triệu đặt câu hỏi.

Chị Trần Kim Oanh - Trường Mầm non Bà Triệu hỏi: Bạn tôi đến tháng 9 này đóng thì bảo hiểm xã hội được 23 năm, bạn tôi muốn rút bảo hiểm xã hội một lần thì có được không?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trong quy định của Bộ luật Lao động, người lao động đã đóng bảo hiểm 20 năm là đủ 1 trong 2 điều kiện hưởng lương hưu nên không được rút bảo hiểm xã hội một lần trừ một số trường hợp cụ thể đã được quy định. Đây là một trong những quy định nhằm bảo vệ người lao động sau này trong vấn đề an sinh xã hội.


HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại trực tuyến "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Anh Trần Ngọc Linh - Công ty Mobile health đặt câu hỏi.

Anh Nguyễn Tuấn Khôi - Công ty Thiên Thuỷ Mộc hỏi: Tôi muốn hỏi đình công là gì? Và, như thế nào là đình công hợp pháp và đình công không hợp pháp?

- Chuyên gia Vũ Thị Hương : Khái niệm đình công, Bộ Luật Lao động 2019 đã nêu rõ: Tại Điều 198 quy định: Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Điều 204 quy định đình công như thế nào là bất hợp pháp: Theo đó, đình công bất hợp pháp là không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này, không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công; vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này; khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này…

Trong đó, Điều 199 thì quy định: Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các Điều 200, 201 và 202 của Bộ Luật Lao động 2019 để đình công trong trường hợp sau đây: Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.


TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Chị Nguyễn Thị Hằng - Công ty Mỹ Phục đặt câu hỏi

Phan Thị Thanh Ngân - Công ty IMC hỏi: Đồng nghiệp tôi đang làm hàng ngày tiếp xúc với khí ga, các chất tẩy rửa, các công việc đấy có được gọi là chất độc hại không? Nếu có thì điều kiện được hưởng và mức được hưởng như thế nào và có được giảm tuổi nghỉ hưu so với các ngành khác không? Xin cảm ơn.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Để xác định môi trường làm việc có độc hại hay không thì cần phải có cơ quan chuyên môn đo đạc cụ thể. Tuy nhiên, để nghỉ hưu sớm so với các ngành khác, người lao động cần phải đóng đủ bảo hiểm xã hội 15 năm và được xác định làm việc trong điều kiện độc hại.

- Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà bổ sung: Nhà nước đã có văn bản quy định về cụ thể về các ngành nghề thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại. Theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc xúc với khí ga, các chất tẩy rửa là ngành nghề nặng nhọc chứ không độc hại. Do vậy, người lao động có thể căn cứ vào quy định bảo hiểm xã hội để xem xét hưởng các trợ cấp khác.

Chị Nguyễn Thu Thảo, Trường Mầm non Sao sáng hỏi: Chị tôi bị ốm, vì vấn đề sức khỏe nên vượt tuyến lên Trung ương khám bệnh, nếu chị tôi phát hiện bệnh nặng thì có được chuyển về tuyến dưới điều trị để hưởng BHYT không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định của Bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh vượt tuyến chỉ được chi trả 40%. Trên thực tế chỉ có chuyện bệnh nhân chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên do tuyến dưới không đáp ứng được khả năng điều trị bệnh. Còn việc chuyển từ tuyến trên về tuyến dưới chỉ có thể có trong trường hợp là tuyến trên quá tải, hoặc là bệnh nhẹ, bệnh đã được điều trị ổn định và về tuyến dưới để điều trị bổ sung, chứ không có trường hợp bệnh viện tuyến trên xác nhận chuyển hưởng bảo hiểm y tế xuống tuyến dưới. Nếu chuyển về tuyến dưới điều trị, đúng với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì người lao động vẫn được hưởng chi trả bảo hiểm y tế cao đúng như quy định.



TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Chị Nguyễn Hải Yến - Trường mẫu giáo Quang Trung đặt câu hỏi.

Chị Trần Thị Thúy Phương - Trường Mầm non Võ Thị Sáu hỏi: Xin hỏi trường hợp đã đóng BHXH được 9 tháng thì mang thai, do sức khỏe yếu nên xin nghỉ không lương. Vậy xin hỏi trong thời gian người mang thai không đi làm được và không có đủ số giờ làm để có thể tham gia BHXH này thì có được hưởng chế độ thai sản không?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định, điều kiện để hưởng chế độ thai sản trong trường hợp thông thường là người lao động phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Theo khoản 3, Điều 31 Luật BHXH quy định “lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên, khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con” thì được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp của bạn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Anh Nguyễn Thanh Hùng - Công ty Kangaroo hỏi: Nếu công nhân đến nhà máy làm việc nhưng do trời nóng bức nên đã bỏ thiết bị an toàn lao động ra trong khi làm việc. Công ty đã ra quyết định sa thải mà không có cảnh báo lần thứ 2, như vậy có đúng luật không?.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà: Những trường hợp nào người lao động được quyền sa thải đã được quy định, như tôi đã thông tin trước đó như: người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định; người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng…

Như vậy, trong trường hợp của bạn vừa hỏi không thuộc trường hợp bị sa thải.

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tư vấn pháp luật, đối thoại "Quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động"
Người lao động tham gia đối thoại trực tuyến.

- Công nhân Công ty Minh Phụng (quận Đống Đa): Tôi xin hỏi: Người mẹ nhờ mang thai hộ có được hưởng các chế độ thai sản không?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Luật Hôn nhân và gia đình đã có quy định rất rõ về mang thai hộ, và các chế độ cụ thể được quy định tại Nghị định 115 hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó, cả người mẹ nhờ mang thai và người mang thai hộ nếu đều tham gia bảo hiểm xã hội thì đều được hưởng chế độ thai sản.

- Chuyên gia Nguyễn Văn Hà bổ sung: Phải lưu ý mang thai hộ khác với việc đẻ thuê. Theo đó, phải đáp ứng các điều kiện của Luật Hôn nhân và gia đình, người mang thai và người nhờ mang thai hộ phải có mối quan hệ thân thích với nhau, phải cùng hàng thừa kế mới đủ điều kiện. Khi đó, người mẹ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ mới được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

- Độc giả gửi câu hỏi: Từ ngày 1/7/2022, đã có quy định về tăng lương tối thiểu vùng, tuy nhiên 3 tháng nay công ty tôi không thực hiện tăng lương với lý do là mỗi năm đã tăng 10% lương cho công nhân lao động. Việc này có đúng hay không? Xin cảm ơn.

- Chuyên gia Vũ Thị Hương: Chính phủ ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 1/7/2022.

Tại Hà Nội, mức lương tối thiểu vùng áp dụng là 4.680.000 đồng. Hiện nay, ở các khu công nghiệp và chế xuất của Hà Nội, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nước ngoài, chỉ cần một doanh nghiệp tăng lương sẽ dấy lên phong trào mạnh mẽ và tổ chức Công đoàn rất vất vả để giải thích cho người lao động. Người lao động đang hiểu lấy mức lương này làm cơ sở nhân hệ số lương. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu vùng áp dụng vào các trường hợp tuyển dụng, mức lương tối thiểu người lao động được hưởng khi tham gia tuyển dụng. Hiện nay, các công ty hiện nay đã thực hiện chế độ lương cao hơn quy định, cao hơn luật, có chế độ tăng lương hằng năm thì không áp dụng tăng lương trong trường hợp này nữa.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: Tại một số đơn vị, nếu trong Hợp đồng lao động doanh nghiệp ký kết với người lao động có quy định lương tối thiểu vùng cộng với phần trăm hằng năm, thì doanh nghiệp đó bắt buộc phải tăng lương cho người lao động. Còn nếu doanh nghiệp ký kết với người lao động xác định mức lương cụ thể thư 5 triệu đồng, 7 triệu đồng… thì không bắt buộc phải tăng lương.

TRỰC TUYẾN: Người lao động có quyền và lợi ích gì khi tham gia quan hệ lao động

Phát biểu bế mạc buổi giao lưu, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc cho biết, tại Chương trình, đã có 27 câu hỏi của đoàn viên, người lao động đã được các chuyên gia giải đáp rất nhiệt tình.

“Đây là buổi giao lưu trực tuyến đặc biệt, rất ý nghĩa, khởi đầu cho hoạt động của Công đoàn Hà Nội trong tư vấn, hỗ trợ đoàn viên, người lao động. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn được phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động Công đoàn Hà Nội, các cấp Công đoàn và sự đồng hành của các chuyên gia để tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tới cho đoàn viên, người lao động.

Ngoài việc giải đáp tại các diễn đàn như thế này, chúng tôi mong muốn giải đáp, hỗ trợ các anh, chị trong truyền tải thông tin cần tháo gỡ đến các cơ quan chức năng”, bà Lê Thị Bích Ngọc chia sẻ.

Thay mặt Ban tổ chức, bà Lê Thị Bích Ngọc cảm ơn các đơn vị đồng hành, các chuyên gia và người lao động đã tham gia buổi giao lưu.

Nhóm PV

Nên xem

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 giao thông Hà Nội thông thoáng

(LĐTĐ) Chiều 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều người dân từ các địa phương trở về Hà Nội học tập, lao động. Theo ghi nhận của phóng viên vào cuối giờ chiều cùng ngày, mật độ giao thông tại các cửa ngõ ra - vào Hà Nội có đông hơn so với những ngày thường, tuy nhiên vẫn đảm bảo, thông thoáng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin khác

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
LĐLĐ huyện Chương Mỹ tổ chức Lễ báo công dâng Bác

LĐLĐ huyện Chương Mỹ tổ chức Lễ báo công dâng Bác

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Khu Di tích K9 Đá Chông (huyện Ba Vì), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ trang trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Tháng 5 - tháng có ý nghĩa đặc biệt với cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động

Tháng 5 - tháng có ý nghĩa đặc biệt với cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động

(LĐTĐ) Tháng 5 là tháng có ý nghĩa đặc biệt đối với cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động khi có Ngày Quốc tế Lao động 1/5 - ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, khẳng định sứ mệnh lịch sử, vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Infographic: Đa dạng hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Infographic: Đa dạng hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tổ chức chuỗi hoạt động, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, mang lại lợi ích cho đoàn viên, người lao động, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, địa phương, đơn vị.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm quy định để giảm tai nạn lao động

Nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm quy định để giảm tai nạn lao động

(LĐTĐ) Các vụ tai nạn đã và đang gây thiệt hại rất lớn về vật chất và tinh thần cho người sử dụng lao động và người lao động do đó để giảm các vụ tai nạn lao động thì việc tuân thủ các quy định an toàn trong lao động là điều kiện tiên quyết.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền cho công nhân lao động

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, thời gian qua, Công đoàn Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam chi nhánh Hà Nội (thuộc Liên đoàn Lao động huyện Thường Tín) đã đổi mới công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý liên quan đến chế độ, chính sách cho người lao động.
LĐLĐ Đống Đa phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong CNVCLĐ

LĐLĐ Đống Đa phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa vừa phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa.
Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ngành Xây dựng

Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ngành Xây dựng

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Từ đó, giúp đoàn viên, người lao động yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với tổ chức Công đoàn và nỗ lực cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động từ công tác tập huấn thường xuyên

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động từ công tác tập huấn thường xuyên

(LĐTĐ) Nhân Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ), Công đoàn Công ty Cổ phần Công nghệ Thiết bị Tân Phát (Tân Phát ETEK) tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa nhận thức của đoàn viên Công đoàn trong việc tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật lao động và Luật Phòng cháy chữa cháy.
Xem thêm
Phiên bản di động