Dân chủ để tạo mối quan hệ lao động hài hòa

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Một trong các nội dung được các đại biểu thảo luận là việc thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp. Theo nhiều đại biểu, tại nhiều doanh nghiệp, việc thực hiện dân chủ còn hình thức, chưa đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Do đó, việc xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải khắc phục được những tồn tại này.
Nỗ lực kìm chế tai nạn lao động Chìa khóa giúp ổn định quan hệ lao động Quan hệ lao động trên địa bàn huyện Gia Lâm tương đối ổn định

Bảo đảm thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp

Đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho hay, nhiều doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chưa xây dựng quy chế dân chủ, tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn khu vực ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức Hội nghị người lao động còn thấp, đạt khoảng 64%.

Đáng quan tâm, đại biểu cho hay, doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn gần như không tổ chức Hội nghị người lao động theo quy định. Chưa kể, việc tổ chức Hội nghị người lao động ở một số doanh nghiệp vẫn còn hình thức, chưa đảm bảo các nội dung theo quy định, nhất là việc công khai tài chính các loại quỹ.

Dân chủ để tạo mối quan hệ lao động hài hòa
Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở sẽ giúp người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Ảnh minh họa.

“Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa nhận thức đúng ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp nên chưa chủ động phối hợp mà chủ yếu do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đề xuất nên việc thực hiện quy chế dân chủ còn gặp khó khăn, nhất là doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước”, đại biểu nói.

Bên cạnh đó, cũng theo đại biểu Trần Nhật Minh, một số doanh nghiệp không tổ chức lấy ý kiến của đa số người lao động nhưng vẫn ký Thỏa ước lao động tập thể, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện công khai các nội dung của Thỏa ước lao động tập thể nên người lao động chưa tiếp cận được. Số lượng doanh nghiệp có Thỏa ước lao động tập thể còn hạn chế, nội dung có lợi hơn cho người lao động không nhiều.

Đại biểu Trần Nhật Minh cũng dẫn số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, năm 2021 cả nước có 105 cuộc tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể. Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động chưa đồng tình với cơ chế trả lương của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chậm lương, chậm thưởng hoặc chi trả lương, thưởng chưa hợp lý. Chất lượng bữa ăn ca chưa đảm bảo hoặc tăng thời gian làm việc của người lao động mà chưa thông qua ý kiến của người lao động…

“Việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp cần được quan tâm đúng mức hơn nữa, cần thiết phải nghiên cứu, rà soát, xây dựng các quy định của pháp luật để khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn và các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp”, đại biểu nói.

Đại biểu Trần Nhật Minh đề nghị rà soát để tránh trùng lặp, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật về dân chủ cơ sở và hệ thống pháp luật lao động. “Các quy định quyền của người lao động về dân chủ cần nghiên cứu thiết kế theo hướng có tính khả thi, thực chất, liên quan trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của người lao động cần được pháp luật bảo vệ, có thể được thực hiện thông qua cơ chế dân chủ đại diện hoặc dân chủ trực tiếp, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị.

Đảm bảo thực chất vai trò của Công đoàn

Đại biểu Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội nhất trí với việc đưa nội dung thực hiện dân chủ ở khu vực doanh nghiệp vào dự thảo Luật. Đồng thời, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần dành 1 điều riêng để quy định về nhiệm vụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp Công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ, chứ không gộp chung vào cùng các tổ chức chính trị xã hội khác. Bởi trong việc thực hiện dân chủ trong khu vực cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, Công đoàn là chủ thể chính, có chức năng tham gia quản lý, đại diện cho một bên trong quan hệ lao động phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và người sử dụng lao động để triển khai thực hiện.

Đại biểu Lê Tất Hiếu (Đoàn Vĩnh Phúc) đề cập đến việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Theo dự thảo Luật, Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị, tổ chức định kỳ mỗi năm một lần hoặc bất thường do Ban Chấp hành Công đoàn yêu cầu hay người đứng đầu thấy cần thiết.

Để tránh việc người đứng đầu tổ chức hội nghị một cách hình thức, không thực chất, đại biểu Lê Tất Hiếu đề nghị bổ sung quy định về địa vị pháp lý và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với tư cách là người cùng người đứng đầu cơ quan đồng chủ trì, nhằm đảm bảo thực chất vai trò vị trí, chức năng của Công đoàn trong phát huy và thực hiện quyền dân chủ của công chức, viên chức, người lao động.

Người lao động rất ngại tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, miễn sao quyền lợi của mình không bị hạn chế hoặc bị thu hẹp, không bị trù dập, được nâng lương theo kỳ là ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp).

Vì vậy, ông Hòa cho rằng, cần quy định rạch ròi về nội dung nhiệm vụ, quyền hạn để cho công chức, viên chức, người lao động thực hiện phát huy dân chủ thì luật sẽ đi vào cuộc sống và được sự ủng hộ, phát huy quyền làm chủ tập thể của công chức, viên chức, người lao động sẽ dễ dàng, còn ngược lại thì sẽ rất khó phát huy.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhiều nơi còn hình thức

Đại biểu Tống Văn Băng (Đoàn Hải Phòng) cũng cho rằng, những đơn vị, doanh nghiệp nào mà tổ chức tốt việc đối thoại công khai, công khai được các nội dung liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và công bố về thang bảng lương, các định mức vào lao động, tiền lương và tiền thưởng đặc biệt trong dịp lễ Tết… thì ít xảy ra các tranh chấp lao động tập thể.

Vì vậy, việc Luật quy định các quyền của người lao động trong doanh nghiệp gồm các quyền tham gia ý kiến, người lao động quyết định, người lao động kiểm tra, người lao động giám sát, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện… là cần thiết.

Đại biểu Cầm Hà Chung (Đoàn Phú Thọ) dẫn Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở cho biết nhiều nơi còn hình thức, nhất là đối với các nội dung, hình thức chính quyền, cơ quan, tổ chức phải công khai nội dung, hình thức, người dân, người lao động được bàn, quyết định, tham gia ý kiến, kiểm tra.

Một trong các nguyên nhân là do trách nhiệm của tập thể, cá nhân quy định trong văn bản pháp luật chưa rõ ràng, đầy đủ. Để khắc phục bất cập trên và để nhân dân, người lao động thực hiện quyền dân chủ một cách thực chất, đại biểu đề nghị cần quy định rõ và đầy đủ trách nhiệm của chính quyền cơ sở, các cơ quan, tổ chức trong các khâu thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền cấp trên cơ sở, trong việc đảm bảo các quy định thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, trong việc đảm bảo để các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện quyền và trách nhiệm làm chủ của mình.

Đồng thời, quy định rõ và đầy đủ quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhấn mạnh ở khâu chủ động đề xuất các vấn đề nhân dân, người lao động bàn, quyết định, tham gia ý kiến./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ phúc lợi để người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Là một trong những doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và uy tín trong lĩnh vực công ích, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Năm 2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 9.288,82 tỷ đồng.
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

(LĐTĐ) Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động