Trực tuyến hình ảnh: Giải đáp chế độ, chính sách cho người lao động bị nhiễm Covid-19
Thời gian qua, số lượng ca bệnh Covid-19 trên địa bàn Thủ đô tăng cao, trong đó đoàn viên, người lao động bị nhiễm bệnh chiếm số lượng lớn. Buổi Giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất (KCN&CX) Hà Nội tổ chức nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức về chế độ, chính sách được hưởng khi bị nhiễm Covid-19.
* Từ 7h: Công nhân lao động (CNLĐ) thực hiện công tác phòng, chống dịch
CNLĐ test nhanh Covid-19 trước khi vào hội trường buổi giao lưu. |
Đông đảo CNLĐ có mặt tại hội trường trước giờ trực tuyến. |
* 8h30: Văn nghệ chào mừng
* 8h40: Bắt đầu buổi Giao lưu trực tuyến
Đến dự buổi Giao lưu trực tuyến có các đồng chí: Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội; Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; Đinh Quốc Toản - Chủ tịch Công đoàn các KCN&CX Hà Nội. Buổi Giao lưu trực tuyến còn có sự hiện diện của đại diện LĐLĐ quận, huyện, ngành, các ban của LĐLĐ thành phố Hà Nội; các đồng chí lãnh đạo doanh nghiệp, các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở và đặc biệt là sự có mặt của hơn 100 CNLĐ đang làm việc tại Khu Công nghiệp Thăng Long. |
* 8h45: Phát biểu khai mạc
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu cho biết: Buổi Giao lưu trực tuyến “Chế độ, chính sách cho người lao động bị nhiễm Covid-19” là một hoạt động thiết thực của báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các KCN&CX Hà Nội tổ chức trong bối cảnh công tác tư vấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động đang là một nhiệm vụ cấp bách của các cấp Công đoàn và càng ý nghĩa hơn khi Tháng Công nhân năm 2022 đang đến gần. |
Theo Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình, trong 2 năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Thời gian gần đây, với chủ trương thích ứng linh hoạt, nhiều hoạt động xã hội, kinh tế được kích hoạt trở lại, đi cùng đó là số ca F0 tăng cao. Đông đảo người lao động trở thành F0 tiếp tục đối mặt với những khó khăn như giảm sút sức khỏe, thời gian làm việc, giảm thu nhập, xáo trộn cuộc sống. Buổi Giao lưu trực tuyến nhằm giải đáp những băn khoăn của người lao động, đồng thời góp phần tuyên truyền phổ biến chính sách của Nhà nước, tổ chức Công đoàn Việt Nam liên quan đến hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid- 19; các chính sách phục hồi thị trường lao động, việc làm, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh thích ứng… |
Chủ tịch Công đoàn các KCN&CX Hà Nội Đinh Quốc Toản cho biết, trong nhiều năm qua, Công đoàn các KCN&CX Hà Nội luôn phối hợp chặt chẽ với báo Lao động Thủ đô tổ chức nhiều chương trình tọa đàm, giao lưu trực tuyến với Công đoàn cơ sở và người lao động. Ông Đinh Quốc Toản mong muốn, thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, Đảng ủy các KCN&CX Hà Nội, sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa với báo Lao động Thủ đô để phong trào CNLĐ và hoạt động Công đoàn trong các KCN&CX Hà Nội ngày càng thiết thực, hiệu quả thông qua đó chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh. |
* 9h10: Hỏi đáp giữa CNLĐ và các chuyên gia
(Toàn bộ nội dung trả lời của chuyên gia xin mời bạn đọc xem tại đây)
Tham gia giải đáp những thắc mắc của CNLĐ có các chuyên gia: Ông Ngô Trung Tứ - Phó Trưởng phòng Quản lý Thu (Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội); ông Bùi Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Chế độ Bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội); Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư Hà Nội). |
Lãnh đạo Thành phố, báo Lao động Thủ đô và Công đoàn KCN&CX Hà Nội tặng hoa các chuyên gia. |
Chị Vũ Thị Phượng (Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam) đặt câu hỏi: Tôi bị mắc Covid-19, đã hoàn thành điều trị, cách ly tại nhà. Khi đi làm trở lại, Công ty không yêu cầu nộp giấy tờ. Khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, tôi bị mất quyền lợi. Mong được các chuyên gia giải đáp? |
Chị Đỗ Thị Kim Tuyến (Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam) đặt câu hỏi: Tôi bị Covid-19 sau 10 ngày đã khỏi bệnh, tôi muốn được biết các thủ tục để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội? Sau khi mắc Covid-19 tôi có gặp vấn đề về sức khỏe tôi muốn đi khám, vậy cần thủ tục gì để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội? |
Chị Nguyễn Thị Thuỷ (Công ty TNHH Denso Việt Nam) đặt câu hỏi: Tôi bị nhiễm Covid-19, tôi nghỉ việc điều trị tại nhà 7 ngày, âm tính tôi bắt đầu quay trở lại Công ty làm việc, tuy nhiên sau khi trở lại làm việc, sức khỏe của tôi chưa phục hồi, thường xuyên mệt mỏi. Xin hỏi chuyên gia trong trường hợp này tôi có được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe hay không? Nếu được nghỉ thời gian nghỉ là bao nhiêu ngày? Xin cảm ơn. |
Chị Nguyễn Thị Điểm (Doanh nghiệp chế xuất Nitori Furniture Việt Nam) đặt câu hỏi: Tôi bị nhiễm Covid-19 và đã nộp đầy đủ giấy tờ. Sau bao lâu tôi được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội? |
Chị Lê Thị Ngà (Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam) đặt câu hỏi: Trong thời gian cách ly F1, F0 tại nhà tôi được công ty hỗ trợ 70% lương. Trong trường hợp này, nếu tôi gửi giấy tờ đến cơ quan bảo hiểm xã hội thì có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không? |
Chị Phạm Thị Lê (Doanh nghiệp chế xuất Nitori Furniture Việt Nam) đặt câu hỏi: Thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân có ảnh hưởng chế độ quyền lợi bảo hiểm xã hội không? |
Chị Vũ Thị Oanh (Công ty TNHH Denso Việt Nam) đặt câu hỏi: Em bị Covid-19 và nghỉ ốm 7 ngày. Công ty có trừ hơn 3 triệu đồng tiền lương, nhưng cơ quan bảo hiểm trả 1,7 triệu đồng? Xin các chuyên gia cho biết cách chi trả của cơ quan bảo hiểm? |
Chị Đỗ Thị Hào (Công ty TNHH Denso Việt Nam) đặt câu hỏi: Đến tháng 9/2022, người nhà tôi đã đóng bảo hiểm tròn 30 năm. Vậy các chuyên gia cho tôi hỏi người nhà tôi có thể về chế độ tinh giản biên chế được không? Nếu được cần những thủ tục gì? |
* 9h40: Giao lưu với CNLĐ
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội Kiều Thanh Hùng tặng quà cho CNLĐ. |
Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô tặng quà cho CNLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
Chủ tịch Công đoàn các KCN&CX Hà Nội Đinh Quốc Toản tặng quà cho CNLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
* 9h50: CNLĐ tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia
Chị Nguyễn Thị Thuý (Công ty TNHH Denso Việt Nam) đặt câu hỏi: Em tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp. Hiện em đang bị thất nghiệp, trong thời thất nghiệp em đã đủ tuổi về hưu. Vậy em làm thủ tục về hưu thì có được hưởng chế độ thất nghiệp không? |
Chị Nguyễn Thị Huế (Công ty TNHH Denso Việt Nam) đặt câu hỏi: Để được hưởng lương cao nhất, mình phải đóng bao nhiêu năm và bao nhiêu tiền trên tháng? |
Chị Phạm Thị Như (Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam) đặt câu hỏi: Tôi xin hỏi lao động nữ đang mang thai đã được người sử dụng lao động đóng bảo xã hội, bảo hiểm y tế đủ và trên 12 tháng, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không có việc làm, phải nghỉ việc không hưởng lương. Trong thời gian nghỉ không lương này không được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho liên tục. Nếu trùng với thời gian này mà lao động nữ sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không? Tôi xin cảm ơn. |
Một độc giả đặt câu hỏi trực tuyến: Công ty chúng tôi do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 không ký được đơn hàng, sản lượng giảm, phải thu hẹp sản xuất, một số lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn theo khoản c Điều 38 Bộ luật Lao động. Một số lao động được Công ty thỏa thuận nếu tự nguyện làm đơn xin nghỉ việc không hưởng lương trong thời gian Công ty không có việc thì không bị cắt hợp đồng lao động, được hưởng các chế độ của công ty nếu có (thưởng, quà, Bảo hiểm sức khỏe, được công ty hỗ trợ một phần lương trong khi chờ đợi gói hỗ trợ của Nhà nước). Như vậy công ty có thực hiện đúng luật không? Tôi xin cảm ơn. |
Chị Ngô Thị Yến (Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam) đặt câu hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm thì chuyển sang làm kinh doanh tự do, không đóng bảo hiểm tiếp nữa. Nay tôi muốn đóng tiếp, nhưng khi chuyển nhà đã làm mất sổ bảo hiểm xã hội cũ thì có thể nhờ cơ quan bảo hiểm xã hội tra cứu, tìm lại sổ đã mất không (tôi không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội cũ)? |
Chị Nguyễn Thị Điểm (Doanh nghiệp chế xuất Nitori Furniture Việt Nam) đặt câu hỏi: Hiện tôi có 2 sổ bảo hiểm do trước đây cho phép làm 2 sổ bảo hiểm. Giờ tôi muốn gộp sổ thì làm như thế nào? |
Chị Tô Thị Lan (Công ty TNHH Denso Việt Nam) đặt câu hỏi: Chồng tôi đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng. Xin chuyên gia cho hỏi chồng tôi có được tăng trợ cấp theo mức tăng lương tối thiểu không? |
Anh Nguyễn Hoàng Long (Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam) đặt 3 câu hỏi: Thứ nhất, hiện CNLĐ bên tôi mắc Covid-19 tính từ lúc phát hiện đến lúc khỏi bệnh là 12 ngày (có trường hợp 14 ngày) nhưng các bạn chỉ được viết giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội tối đa 10 ngày. Các ngày còn lại do các bạn vẫn dương tính nên Công ty chưa cho đi làm. Các bạn phải nghỉ không lương hoặc nghỉ phép. Vậy Trạm Y tế phường/xã viết giấy nghỉ tối đa 10 ngày như vậy có đúng không? Làm thế nào để CNLĐ không bị thiệt thòi trong các trường hợp này?. Thứ hai, CNLĐ bị mắc Covid-19 hiện nay khi nghỉ sẽ phải xin giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội. Theo quy định của bảo hiểm xã hội thì ngày cấp giấy phải là ngày nghỉ đầu tiên của đợt điều trị. Nhưng tại một số địa phương khi cấp giấy trạm y tế ghi ngày cấp giấy là ngày cấp thực tế khi cấp cho CNLĐ. Như vậy không đúng theo quy định của bảo hiểm xã hội nên không được công nhận. CNLĐ phải nghỉ phép đi làm lại giấy tờ rất mất thời gian nhưng nhiều địa phương còn không cấp lại cho vì bảo đây là quy định của y tế. Vậy có tháo gỡ nào từ các cấp cho CNLĐ không?. Thứ ba, CNLĐ bị mắc Covid-19 hiện nay khi nghỉ sẽ phải xin giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội. Khi lấy giấy, Trạm trưởng Trạm Y tế phải ký tay, đóng dấu. Nhưng ở 1 số địa phương Trạm trưởng Trạm Y tế lại chụp dấu chữ ký nên không được bảo hiểm xã hội chấp nhận. CNLĐ lại phải nghỉ phép để đi xin lại. Vậy quy định của luật về vấn đề này thế nào? |
Chị Bế Thị Thuận (Công ty TNHH Denso Việt) đặt câu hỏi: Tôi có 15 năm tham gia bảo hiểm xã hội, nếu tôi nghỉ việc thì được hưởng những chế độ gì? |
Một độc giả đặt câu hỏi trực truyến: Tôi được biết, theo quy định của Bộ luật Lao động, trong quá trình làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động. Điều này có đúng không? |
Chị Cao Hồng Thắng (Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam) đặt câu hỏi: Em là F0, nghỉ 10 ngày thì được hưởng chế độ bảo hiểm 75%. Sau đó em nghỉ tiếp để chăm con dưới 7 tuổi thì được hưởng bảo hiểm bao nhiêu? |
Chị Nguyễn Thị Viên (Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam) đặt 2 câu hỏi: Thứ nhất, tôi đóng bảo hiểm xã hội 17 năm rồi thì tôi được nghỉ phép bao nhiêu ngày/năm?. Thứ hai, bạn tôi bị phát hiện mắc Covid-19 từ ngày 8 đến ngày 18/12/2021 nhưng trong danh sách hỗ trợ của Tổng LĐLĐ Việt Nam lại không có tên. Công ty giải thích là những trường hợp sau 15/12/2021 là không được hỗ trợ? Vậy cho tôi hỏi việc tính mốc hỗ trợ sau 15/12/2021 là tính từ ngày bị bệnh hay khi khỏi bệnh? |
Chị Lê Thị Phượng (Công ty TNHH Denso Việt) đặt câu hỏi: Trong quá trình tham gia bảo hiểm có nhiều người tham gia điều trị bệnh, nộp đơn lên công ty xác định nghỉ không lương. Vậy cho tôi hỏi có được nộp bảo hiểm hàng tháng không, do nghỉ không lương thì không được đóng bảo hiểm xã hội? |
Chị Nguyễn Thị Thuỷ (Công ty TNHH Denso Việt Nam) đặt câu hỏi: Trong thời gian giãn cách người lao động ngừng việc được cơ quan bảo hiểm hỗ trợ khu phong tỏa. Em có làm thủ tục nhưng đến nay chưa nhận được trợ cấp, vậy cho em hỏi tiêu chuẩn duyệt hồ sơ như thế nào? |
Một bạn đọc đặt câu hỏi trực tuyến: Tôi đang làm việc tại một công ty gia đình làm về cơ khí, trong thời gian giãn cách xã hội công ty cho tạm nghỉ để chống dịch. Nhưng sau đó cũng không gọi tôi quay trở lại làm việc. Tôi có hỏi những công ty nói do khó khăn nên cắt giảm nhân sự luôn. Công ty làm như vậy có đúng không, quyền lợi của tôi bị ảnh hưởng như thế nào? |
Chị Dương Thị Xuyến (Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam) đặt câu hỏi: Khi người lao động đóng bảo hiểm trên 20 năm nhưng chưa đủ tuổi về hưu, người lao động không may mất thì được hưởng chế độ như thế nào? |
Chị Nguyễn Thị Hằng (Công ty TNHH Denso Việt Nam) đặt câu hỏi: Người nhà em có đóng bảo hiểm tự nguyện, vậy khi mắc Covid-19 có được hưởng chế độ gì không? |
* 10h55: Bế mạc buổi Giao lưu trực tuyến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37