Trở thành nông dân tiêu biểu Thủ đô nhờ mô hình chưng cất rượu truyền thống

(LĐTĐ) Từ một gia đình có nghề nấu rượu nếp cái hoa vàng truyền thống ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Nguyễn Văn Long đã mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để đưa thương hiệu sản phẩm làng nghề vươn xa.
Người “chở” nhạc lên rừng Người tốt - Việc tốt: Người cán bộ công đoàn nhiệt huyết Nữ công nhân may truyền cảm hứng trong lao động

Nhắc đến Đan Phượng, nhiều người biết đến đặc sản rượu đậu, rượu nếp cái hoa vàng. Long Trường Tửu là cái tên không còn xa lạ với những người yêu thích hương vị rượu quê, mà ngày nay đã trở thành sản phẩm tiêu biểu của huyện Đan Phượng.

Vốn là cơ sở sản xuất rượu truyền thống có tiếng ở làng Bá Giang, xã Hồng Hà, bắt đầu từ năm 2008, anh Nguyễn Văn Long đã nỗ lực đưa hương vị rượu nếp cái hoa vàng của vùng đất Hồng Hà ra khỏi làng quê, đến với đông đảo người tiêu dùng trên cả nước.

Trở thành nông dân tiêu biểu Thủ đô nhờ mô hình chưng cất rượu truyền thống
Sản phẩm rượu của gia đình anh Nguyễn Văn Long được Hội Nông dân và các cấp ngành huyện quan tâm, quảng bá.

Sản phẩm rượu nếp cái hoa vàng Long Trường Tửu được làm 100% từ gạo nếp cái hoa vàng. Men gia truyền từ 16 vị thảo dược, ngâm ủ theo bí quyết gia truyền, có vị thơm của gạo, vị ngọt của men, đảm bảo an toàn, có tác dụng lưu thông khí huyết, có lợi cho sức khỏe. Khác với một số làng nghề khác chiết xuất rượu từ sắn, ngô, khoai, rượu nếp cái hoa vàng được làm từ thứ nếp đặc biệt thơm ngon hòa cùng men rượu bí truyền sau thời gian ngâm, ủ, chưng cất mà thành.

Năm 2008, được kết nạp vào Hội Nông dân xã Hồng Hà và được sự quan tâm của Hội Nông dân các cấp, đặc biệt là Hội Nông dân huyện Đan Phượng, anh Nguyễn Văn Long đã được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Năm 2022 anh thành lập Hợp tác xã rượu Long Trường Tửu.

Từ sản phẩm rượu nếp cái hoa vàng ban đầu, đến nay, anh đã xây dựng được thương hiệu rượu Long Trường Tửu với nhiều chủng loại như rượu táo mèo, ba kích, sâm cau, bách nhật,… Nâng diện tích sản xuất lên 5.000m2 đất xưởng, sản xuất 3.600 lít rượu/năm.

Trở thành nông dân tiêu biểu Thủ đô nhờ mô hình chưng cất rượu truyền thống
Sản phẩm tham gia giới thiệu tại nhiều sự kiện cấp xã, huyện, thành phố.

Không chỉ dừng lại ở đó, anh Long mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay chính sách để đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền đóng chai tự động để phục vụ sản xuất kinh doanh. Mạnh dạn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào quy trình chưng cất, qua hệ thống lọc khử, giúp bảo đảm các thông số đúng tiêu chuẩn về hàm lượng methanol, ethanol... trong sản phẩm.

Từ đó việc kinh doanh của gia đình anh ngày càng được thuận lợi. Thương hiệu Long Trường Tửu đảm bảo uy tín, chất lượng trên thị trường được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài thành phố biết đến; quy mô sản xuất được mở rộng mang lại thu nhập cho gia đình và người lao động ngày càng cao.

Anh Long cho biết: “Gia đình tôi có 2 nhân khẩu đều là lao động chính. Kể từ năm 2017 tới nay, tính trung bình trong năm, doanh thu đã trừ chi phí mỗi lao động có thu nhập từ 16 -18 triệu đồng/người/ tháng. Cơ sở sản xuất của gia đình cũng tạo việc làm cho 30 lao động ổn định thường xuyên có mức thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng và tạo việc làm cho từ 20-25 lao động theo thời vụ”.

Trở thành nông dân tiêu biểu Thủ đô nhờ mô hình chưng cất rượu truyền thống
Tham gia trưng bày tại Festival nông sản thành phố Hà Nội.

Với tinh thần tương thân tương ái và trách nhiệm cao trong công việc, bản thân anh Long luôn giúp đỡ, hỗ trợ hội viên nông dân trong sản xuất kinh doanh để tìm ra những cách làm hay có hiệu quả. Hằng năm, anh Long hướng dẫn và phổ biến, trao đổi các kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh cho hàng chục lao động trở lên như một số hộ: Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Hiệp, hộ gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên, hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Sản, Hộ anh Nguyễn Văn Hữu, hộ ông Hoàng Kim Tại, Phạm Văn Dũng ở thôn Bá Nội.

Giúp đỡ cho trên 30 lao động có việc làm, ổn định đời sống như ông Nguyễn Gia Bàn, Nguyễn Thị Mẫn, Nguyễn Thị Sắc, Nguyễn Gia Thường, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Thị Nhung... Giúp đỡ 5 hộ có hoàn cảnh khó khăn về kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, và tạo việc làm để ổn định đời sống, phát triển kinh tế như: Hộ bà Hoàng Thị Huế, Nguyễn Gia Duy, Nguyễn Thị Thành, Phạm Văn Dân ở thôn Bá Nội; Nguyễn Thị Loan ở thôn Tiên Tân, xã Hồng Hà.

Trở thành nông dân tiêu biểu Thủ đô nhờ mô hình chưng cất rượu truyền thống
Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Long còn tích cực làm công tác cộng đồng, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn.

Gia đình anh tích cực tham gia ủng hộ các loại quỹ như: Quỹ chất độc da cam, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, Quỹ hỗ trợ nông dân của xã… với số tiền hàng chục triệu đồng. Đối với công tác giảm nghèo của xã, hằng năm gia đình anh luôn quan tâm giúp đỡ các hộ nghèo như: Ủng hộ xây, sửa nhà, cho vay vốn làm kinh tế với số tiền 50 triệu đồng, đào tạo dạy nghề trao đổi những kinh nghiệm về kinh doanh, sản xuất rượu...

Sản phẩm rượu Long Trường Tửu của gia đình anh Long đã góp mặt trong danh sách những sản phẩm tiêu biểu của huyện Đan Phượng, thường xuyên được Hội Nông dân huyện giới thiệu tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, sản phẩm làng nghề, trưng bày giới thiệu sản phẩm của huyện và thành phố Hà Nội. Rượu Long Trường Tửu đã được cấp chứng nhận OCOP 3 sao.

Vừa làm kinh tế giỏi, vừa có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, năm 2019 anh được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tôn vinh gương “Người tốt việc tốt”, được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng Bằng khen “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2023”.

Bảo Thoa

Nên xem

Hiệu quả chuyển đổi số, góc nhìn từ Bệnh viện Việt Đức

Hiệu quả chuyển đổi số, góc nhìn từ Bệnh viện Việt Đức

(LĐTĐ) Năng lực đội ngũ y, bác sĩ có giỏi chuyên môn đến mấy, nhưng thiếu và yếu mảng số hóa (chuyển đổi số) thì việc khám, điều trị và cứu người của các bệnh viện coi như giảm đi một nửa. Vì vậy, chuyển đổi số đươc ngành Y tế được xem là một trong những trụ cột, nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bệnh viện Việt Đức là một trong những đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số, thực tế đã, đang mang lại những hiệu quả rõ rệt.
BIDV trở thành “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

BIDV trở thành “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

(LĐTĐ) Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được vinh danh giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024" và chiến thắng hạng mục "Doanh nghiệp quan tâm chăm sóc nhân viên tuyệt vời nhất năm 2024”. Giải thưởng do HR Asia Magazine - Tạp chí uy tín về nhân sự tại châu Á - trao tặng dựa trên kết quả khảo sát 704 doanh nghiệp châu Á.
Tuần tra đêm, Cảnh sát giao thông bắt giữ đối tượng bị nhiễm HIV trộm cắp xe máy

Tuần tra đêm, Cảnh sát giao thông bắt giữ đối tượng bị nhiễm HIV trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Chiều 15/8, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, trong khi tuần tra đêm, tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 7 đã phát hiện 2 đối tượng trộm cắp xe máy. Tổ công tác đã khống chế bắt giữ 1 đối tượng. Đây là đối tượng nghiện ma túy và nhiễm HIV. Chiếc xe Vision thu giữ được là tang vật mà các đối tượng vừa lấy cắp tại 1 chung cư gần đó, đang trên đường đem đi tiêu thụ.
Hà Nội: Đề xuất gần 225 tỷ đồng cải tạo hạ tầng giao thông

Hà Nội: Đề xuất gần 225 tỷ đồng cải tạo hạ tầng giao thông

(LĐTĐ) Theo đề xuất, dự án cải tạo hạ tầng, tổ chức giao thông cấp bách một số nút giao, tuyến đường để giảm thiểu ùn tắc giao thông (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư dự kiến gần 225 tỷ đồng.
Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Giỏi công nghệ để nâng cao hiệu quả

Giỏi công nghệ để nâng cao hiệu quả

(LĐTĐ) Là Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ quận Hoàn Kiếm, Công đoàn phường Hàng Bạc luôn đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đặc biệt Công đoàn tạo điều kiện và động viên, khen thưởng kịp thời cá nhân tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là về công nghệ thông tin để đáp ứng tốt nhiệm vụ.

Tin khác

Nông dân làm giàu từ mô hình bonsai tiền tỷ

Nông dân làm giàu từ mô hình bonsai tiền tỷ

(LĐTĐ) Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vật sinh vật cảnh với quy mô gần 500m2, ông Nguyễn Văn Sự (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) mỗi năm đầu tư hàng trăm triệu đồng để tiếp tục sản xuất và mở rộng quy mô và nâng cao giá trị sản phẩm. Tính đến nay tổng số vốn đầu tư vào mô hình lên đến trên 20 tỷ đồng và mỗi năm cho doanh thu gần xấp xỉ nửa tỷ đồng.
Vai trò của Chủ tịch Công đoàn trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”

Vai trò của Chủ tịch Công đoàn trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”

(LĐTĐ) Được Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì vinh danh “Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu” năm 2024, cô giáo Phạm Thị Thanh Huyền- Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học cơ sở Liên Ninh đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp với chính quyền chuyên môn nâng cao chất lượng các phong trào thi đua. Qua đó, khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn tại cơ sở.
Nữ cảnh sát khu vực tận tụy phục vụ nhân dân

Nữ cảnh sát khu vực tận tụy phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) 20 năm gắn bó với công việc cảnh sát khu vực, Trung tá Nguyễn Thị Hồng Minh - Công an phường Mộ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội) đã mang hết tâm huyết, tinh thần trách nhiệm của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chị là một trong những nữ cảnh sát khu vực tận tụy, được cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con trong phường yêu mến, tín nhiệm.
Chuyện về thầy giáo khiếm thị luôn nỗ lực tạo ra giá trị của bản thân

Chuyện về thầy giáo khiếm thị luôn nỗ lực tạo ra giá trị của bản thân

(LĐTĐ) “Không cần cố gắng để trở thành người thành đạt mà hãy cố gắng để trở thành người có giá trị”, đó là phương châm sống của thầy giáo khiếm thị Bùi Ngọc Song - hiện đang công tác tại Trung tâm đào tạo cán bộ phục hồi chức năng cho người mù. Đây vừa là phương châm sống vừa là nguồn động lực để anh Song vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, công tác tốt và xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh.
Người truyền lửa tình yêu lịch sử trong trái tim học trò

Người truyền lửa tình yêu lịch sử trong trái tim học trò

(LĐTĐ) Để bắt nhịp với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới, cô Trương Thị Phượng (SN 1984), giáo viên Trường THCS Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) đã có sáng kiến thay đổi và hoàn thiện phương pháp dạy học. Năm học 2023 - 2024, cô đạt giải Nhất hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố môn Lịch sử - Địa lí.
Hết mình cống hiến xây dựng quê hương

Hết mình cống hiến xây dựng quê hương

(LĐTĐ) Với suy nghĩ “tuổi già, còn sức còn cống hiến”, ông Nguyễn Văn Tinh - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi (NCT) xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã tích cực đóng góp trí tuệ, công sức cho các hoạt động cộng đồng. Bằng kinh nghiệm, nhiệt huyết, ông đã phát huy vai trò của mình và có nhiều đóng góp cho địa phương.
Sơn Tây: Nhân rộng điển hình tiên tiến “Người tốt, việc tốt”

Sơn Tây: Nhân rộng điển hình tiên tiến “Người tốt, việc tốt”

(LĐTĐ) Ngày 30/7, thị xã Sơn Tây tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TƯ ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”; tổng kết Cuộc thi viết gương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt” và phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” năm 2024.
Chuyện về cô giáo 9x đảm đang, giỏi nghề

Chuyện về cô giáo 9x đảm đang, giỏi nghề

(LĐTĐ) Không chỉ là giáo viên dạy giỏi, yêu nghề với nhiều nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, cô giáo Nguyễn Thị Phương (Trường Tiểu học Ngô Sĩ Kiện, Thanh Trì, Hà Nội) còn là một người phụ nữ đảm đang, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, gia đình hạnh phúc. Cô là tấm gương sáng, hết lòng vì sự nghiệp trồng người cho thế hệ mai sau của ngôi trường Ngô Sĩ Kiện.
Cô giáo mầm non “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô giáo mầm non “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Với cương vị Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục Trường Mầm non Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, cô Nguyễn Thị Gém luôn trăn trở làm thế nào để thu hút học sinh? Làm thế nào để tạo dựng được sự tin tưởng để phụ huynh gửi gắm con em? Làm thế nào để phát huy sức mạnh của đội ngũ giáo viên, nhân viên, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường…
Sơn Tây: Hàng trăm đoàn viên, người lao động tham gia hiến máu và hiến mô tạng

Sơn Tây: Hàng trăm đoàn viên, người lao động tham gia hiến máu và hiến mô tạng

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình “Hiến máu tình nguyện và đăng ký hiến mô, tạng trong công nhân, viên chức, lao động Thị xã năm 2024”.
Xem thêm
Phiên bản di động