Trĩu nặng những gánh hàng rong ngày cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày cuối năm, gió Đông Bắc tràn về len lỏi trên từng con phố. Dưới ánh đèn đêm, bóng những người hàng rong đổ dài trên mặt đường. Gánh hàng lỉnh kỉnh kĩu kịt trên đôi vai gầy guộc của họ. Dường như càng gần Tết, những gánh hàng lại thêm phần trĩu nặng, bởi nó cõng thêm trên mình cả những nỗi ưu tư.  
triu nang nhung ganh hang rong ngay cuoi nam Mùa xuân của lính đảo
triu nang nhung ganh hang rong ngay cuoi nam Hà Nội ngày 30 tết bình yên

Bước chân lầm lũi đêm đông

Những ngày cuối đông trời rét cắt da thịt, sau chầu ốc luộc, trà nóng hàn huyên đủ chuyện trên đời tôi và cô bạn chí cốt rủ nhau đi thăm lại mấy chỗ quen cũ. Vốn là dân văn nên ngày sinh viên chúng tôi có nhiều sở thích mơ mộng đến kì lạ trong mắt người đời.

Cận Tết, sau khi bỏ lỡ chuyến xe cuối cùng về quê, chúng tôi lại lang thang khắp các con phố Hà Nội, lê la trò chuyện, tán gẫu với những người vô gia cư trong công viên, dưới gầm cầu, hay đi theo những gánh hàng rong ra tận chợ Long Biên rồi lại lẽo đẽo theo họ về nhà trọ ngủ nhờ một đêm như những kẻ lang thang thực thụ.

Gần 12 giờ đêm con ngõ nhỏ Nguyễn Phúc Lai (Ô Chợ Dừa, Đống Đa), vẫn đông người qua lại. Thời điểm này, những người bán hàng rong mới lũ lượt trở về khu nhà trọ sau một ngày dài vất vả.

Đi cùng chúng tôi là một chị gái tên Hằng, người cao gầy với gương mặt khắc khổ. Ngồi xuống chiếc giường ọp ẹp, chị lôi từ trong túi bóng ra một chiếc bánh mì chỉ còn phân nửa rồi vừa ăn vừa trò chuyện: “Lặn lội cả ngày trời chỉ bán được dăm, ba quả xoài, không đủ tiền mua suất cơm. Hôm ni ế hàng nên chỉ ăn bánh mì thôi hai đứa ạ. Bánh mì mua của một ông lão cũng bán hàng rong. Khổ thân, già lắm rồi vẫn lọ mọ rao mời khắp phố. Trời thì lạnh, dạo một vòng bánh nguội ngắt rồi mấy ai mua”. Ăn xong mẩu bánh mì, uống thêm vào ngụm nước, chị giục chúng tôi lên giường nằm cho ấm.

triu nang nhung ganh hang rong ngay cuoi nam
Cận kề Tết những người bán hàng rong vẫn mệt mài mưu sinh (Ảnh: Lê Thắm)

Chị Hằng kể, năm nay là năm thứ 3 chị xa nhà. Chị quyết định lên Hà Nội, bởi nhà chị trong quê nghèo lắm, quanh năm 7 miệng ăn chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Mấy năm trước người ta mở con đường cắt ngang qua, được đền bù cho ít tiền, nhưng không còn ruộng để cày cấy.

Mất ruộng, mọi người đổ dồn sang làm công nhân, thế nhưng công ty chỉ tuyển đám thanh niên khỏe mạnh, còn những người có tuổi như chị, người ta chẳng nhận. Vậy là chị lại phải phiêu dạt lên thành phố bán hàng rong. Những ngày cuối năm nhớ nhà, nhớ con lắm nhưng chị vẫn ý thức được rằng phải cố hơn ngày thường, phải toan tính làm sao để có thêm tiền cho gia đình “gọi là có Tết” với người ta.

Trong dãy trọ nhỏ, chật chội, xuống cấp, khoảng vài chục phụ nữ bán hàng rong hầu hết quê đều ở Nghệ An, Thanh Hóa. Một người phụ nữ tầm trung niên, trở mình nhìn thấy chúng tôi bỗng nhiên bật khóc, chị bảo, cuộc sống ngày càng khó khăn vì người bán dạo từ quê vào thành phố đông hơn, cánh rong nhiều lúc cũng bị biến tướng đi nhiều khiến cho người ta không mấy thiện cảm, làm ăn trở nên ngày một khó khăn.

“Hai đứa ni mặt nhìn hao hao giống hai đứa con nhà mình ở quê. Bọn hắn sắp thi đại học rồi, cố qua Tết ni về chăm hắn thi” – người phụ nữ có gương mặt khắc khổ thổn thức. Hỏi ra mới biết, trong cái xóm nhỏ hàng rong ấy mỗi người mỗi cảnh vất vả, éo le. Phần nhiều trong số đó sẽ đón năm mới trong gian trọ nhỏ này.

Tết chỉ còn là miền nhớ

Tết Nguyên đán gần kề, công nhân vào mùa tăng ca, các gánh hàng rong cũng tự tăng ca. Trong số phụ nữ mưu sinh xa quê ấy có những người mỗi ngày chỉ ngả lưng 3-4 tiếng bởi phải “tăng ca” rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm của Hà Thành. Chị Hòa, quê Văn Giang, Hưng Yên người lớn tuổi nhất trong nhóm cho biết: “Năm hết Tết đến, muốn cho con có manh áo mới thì phải chịu khó đi làm thêm. Sáng chưa bảnh mắt đã bước ra khỏi nhà, đêm khuya mới chịu về nghỉ. Buồn nhất là những hôm đi rã hết cả chân mà chẳng ăn thua gì...”.

Giữa trưa ngày 30 tôi gặp chị Lan quê Thanh Hóa. Chị Lan không ngần ngại ngồi ngay dưới gốc cây trứng cá trước cổng ký túc xá Học viện Báo chí & Tuyên truyền đếm tiền. Những tờ 1.000, 2.000 đồng cũ mèm bị vo tròn trong túi được đếm kỹ và vuốt phẳng phiu. “Sáng nay mấy cô cậu trong ký túc xá mang giày dép ra đánh để về chơi tết đấy cô. Cuối năm còn kiếm được trăm bạc. Mấy hôm nữa về quê mua được cho thằng cún ở nhà tấm áo mới rồi – chị hồ hởi khoe.

Mấy ngày này vào các xóm trọ, nơi ngụ cư của những thân phận mưu sinh nơi đất khách quê người, tôi đã thấy cái cảnh chộn rộn của ngày Tết. Dường như ai cũng gấp gáp hơn, căng sức ra nhiều hơn và ai cũng có dự định riêng.

triu nang nhung ganh hang rong ngay cuoi nam
Tết chỉ còn là miền nhớ trong những người bán hàng rong xa quê (Ảnh: Lê Thắm)

Sáng nay, lướt Facebook, nhìn thấy người ta chia sẻ ảnh một cụ già bóc bạc phơ ngồi bán hàng rong đoạn vòng xuyến ngã tư Thanh Xuân tôi lại nhớ đến cụ Tốn. Cụ Tốn là một bà cụ đã 80 tuổi, những ngày cận Tết năm ngoái vẫn hay bán rau dưa trên đường Xuân Thủy, cạnh trường Đại Học quốc gia, đoạn gần cầu vượt Vành Đại 3. Cũng không biết cụ Tốn quê ở đâu, bán hàng rong ở đấy từ bao giờ, tôi chỉ vô tình gặp cụ sau lần đi xem phim tới tận nửa đêm mới về.

Giữa những giọt mưa xuân rét mướt, cụ Tốn ngồi trên tấm bạt, xung quanh là mấy mớ rau có phần héo rũ, mấy củ cà rốt, xu hào, vài củ khoai, chục trứng gà. Đứa cháu nhỏ nằm gối đầu trên đùi bà, ngủ co ro, chập chờn. Hỏi cụ sao Tết đến nơi rồi không về quê? Cụ cười món mém. Có quê đâu mà về, nhà giờ chỉ còn hai bà cháu, cố bán thêm chút rau dưa, Tết mua cho thằng cháu thêm tấm áo. Ngỏ lời muốn gửi cụ ít tiền tiêu, cụ lắc đầu từ chối: “Trời thương cho sức khỏe, tôi vẫn còn sức lao động kiếm tiến. Cô có mua cho mớ rau thì mua chứ cho tiền bà không lấy”.

Những đêm mùa đông sau đấy, tôi vẫn ra mua hàng giúp cụ. Bẵng đi một thời gian sau khi về quê ăn Tết, trở lại chốn cũ chẳng còn thấy cụ đâu. Không biết cụ đã chuyển đi nơi khác hay dịp Tết đã có nơi để về.

Với đôi quang gánh trên vai, sức khoẻ và sự nhẫn nhịn, những con người nhỏ bé đã gánh cả cuộc đời và gia đình họ trên đôi vai mình. Ngày này qua ngày khác, họ tích cóp mồ hôi và nước mắt để mái nhà ở quê thêm lành lặn, bát cơm trong ngày Tết của con cái họ được đầy hơn.

Đêm về khuya. Mưa lất phất âm thầm đưa mùa xuân đến thật gần. Lác đác bóng dáng những người đàn bà bán rau đang gồng mình trên những chiếc xe đạp thồ để chạy đua với Tết. Có lẽ giờ này, Chị Hằng, cụ Tốn cũng như nhiều người ngoại tỉnh về Hà Nội để kiếm sống nhờ những món hàng nho nhỏ. Họ vẫn chưa ngủ. Họ ngong ngóng về gánh hàng rong bán đắt, buôn may ngày mai.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

(LĐTĐ) Liên quan đến sự cố mất nước sinh hoạt nhiều ngày liền tại đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) khiến hàng nghìn người dân gặp khó khăn, đến đêm ngày 2/7 nước sinh hoạt đã được cấp trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động