Trẻ nghề nhưng cần “khỏe” trí, chí
Vẹn nguyên giá trị những lời dạy của Bác | |
Nghề báo ảnh trong thế giới hiện đại |
Những phóng viên “nghiệp dư”
Chẳng mấy ai may mắn được gắn mác phóng viên chính thức ngay từ ngày đầu bước chân vào nghề. Nói một cách chính xác họ là cộng tác viên, chỉ khi chứng minh được năng lực của mình thì mới có cơ hội trở thành phóng viên “chuyên nghiệp” được.
Các phóng viên trẻ gặp nhiều khó khăn khi mới vào nghề. |
Vì thế mới có khái niệm phóng viên “nghiệp dư”, mỗi người đến với nghề báo theo một cách riêng, nhưng tất cả những còn đường ấy đều có tên là đam mê. Một khi đã mang danh nhà báo, ai cũng mong sản phẩm của mình được ghi nhận và giúp ích được cho xã hội.
Riêng với phóng viên trẻ - những phóng viên “nghiệp dư” gặp rất nhiều khó khăn. Họ không có mối quan hệ, không có đầu mối thông tin, có những người không được “danh chính ngôn thuận” để tác nghiệp. M. Phương – phóng viên Báo Quốc tế và Việt Nam chia sẻ rằng, “Nhiều sự kiện nóng, cấp bách phải lấy ý kiến và phỏng vấn giới chuyên môn, lãnh đạo cấp cao nhưng trong tay không có bất cứ giấy tờ nào thì cũng đành bất lực.
Nhân kỷ niệm 93 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2018), xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến những cây đại thụ trong làng báo chí Việt Nam và những tấm gương nhà báo chân chính đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Đồng thời, gửi đến những phóng viên trẻ những lời động viên, khích lệ để tiếp tục trong sự nghiệp phản ánh chân thực cuộc sống, mang những thông tin hữu ích đến với công chúng. |
Bản thân mình còn thiếu nhiều thứ để có thể nhờ người A, người B giúp đỡ chuyện giấy tờ để có thể trao đổi với nhân vật”. Với những đề tài mang tính thời sự, đòi hỏi tính nhanh nhạy cho kịp thời, kịp ngày báo phát hành, điều này khiến phóng viên phải chạy đua với thời gian. Làm sao để có tác phẩm hay nhất, thông tin cần thiết nhất mà vẫn phải nhanh nhất. Trong những sự kiện lớn, ai cũng muốn chọn cho mình những góc quay, góc chụp thật đẹp, thu được hình tốt, tiếng tốt nên việc “bon chen” là khó tránh khỏi.
Với những ai đã và đang theo đuổi sự nghiệp báo chí chắc hẳn không ít lần gặp khó khăn khi tác nghiệp. Để có tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống, thông tin mang tính thời sự thì phóng viên phải đi đến tận nơi diễn ra sự việc để nắm bắt và xác minh tình hình. Những ngày đầu chập chững bước vào nghề, tất cả mọi thứ đều mới mẻ, từ đồng nghiệp, cách làm việc cho đến đi cơ sở, phỏng vấn thu thập thông tin và viết ra tác phẩm.
Phóng viên Q. Khải – Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình cho rằng: “Khó khăn nhất đối với phóng viên trẻ là việc thu thập thông tin, tư liệu, đặc biệt là về các vấn đề tiêu cực. Nhiều đơn vị muốn trốn tránh trách nhiệm mà tìm cách làm khó phóng viên, hẹn 3 - 4 lần vẫn không chịu gặp mặt, rồi đòi hỏi thẻ nhà báo, giấy tờ, công văn... Có nơi thì đề nghị phóng viên gửi câu hỏi theo văn bản và chờ trả lời. Nhưng những vấn đề nóng mà ngồi chờ duyệt thì biết đến bao giờ”.
Là một nghề đặc thù và có phần khắc nghiệt, các phóng viên phải di chuyển liên tục, lăn lộn vùng sâu vùng xa, ăn cùng dân, sống cùng dân mới có thể phản ánh chân thực cuộc sống đến với bạn đọc. Sau mỗi con chữ là bao vất vả, thách thức, hiểm nguy và cả cám dỗ. Với sự máu lửa của tuổi trẻ và sự “say nghề” sẵn có, không ít phóng viên trẻ sẵn sàng lăn xả, phanh phui các vụ tiêu cực, khuất tất. Không ít phóng viên trẻ vì thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình mà bị trả thù thẳng tay do viết bài chống tiêu cực.
Nhưng sau tất cả, hạnh phúc lớn nhất với họ không phải chuyện vượt qua khó khăn, mà chính là khi “đứa con” họ ấp ủ bao ngày được công chúng quan tâm, đón nhận và đánh giá cao. Đó là niềm tự hào, vinh quang của nghề và là bước đệm để khẳng định năng lực của chính mình, là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội về sau.
Nghề nào cũng có khó khăn của nghề đó, sứ mệnh của người làm báo là đưa ra thông tin chính xác, chân thực, kịp thời đến với công chúng. Với nghề báo thì đòi hỏi phóng viên phải hiểu biết sâu, rộng, tìm hiểu tường tận rồi mới viết, không thể biết lờ mờ rồi viết theo kiểu chụp giật.
Thành hay bại cũng dựa vào hai chữ “đam mê”
Có người yêu nghề báo, làm nghề bằng tất cả ước mơ và hoài bão của mình. Và chỉ có sự đam mê đó mới giúp những phóng viên trẻ vượt qua muôn vàn khó khăn, cám dỗ, dám dấn thân vào đề tài nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến sự an toàn của chính mình. Bất kỳ phóng viên nào khi mới vào nghề đều trải qua những khó khăn và không thể so sánh ai khó khăn hơn ai.
Những ngày đầu bỡ ngỡ, không phải vì không biết cách viết, mà bỡ ngỡ là phải viết cho đúng, cho chính xác những thuật ngữ của từng lĩnh vực. “Đến tận bây giờ, sau khi làm báo gần một năm, mình vẫn phải tìm hiểu, đọc sách báo, cộng thêm học hỏi từ các đồng nghiệp trong nghề để dần quen và sử dụng thành thạo ngôn ngữ hơn”, M. Phương chia sẻ.
Có những người trẻ chọn cho mình một lĩnh vực theo đuổi để tập trung nghiên cứu sâu hơn, người thì thích kinh tế, người lại chọn văn hóa, thể thao... Bên cạnh đó, không ít phóng viên có một sự say mê với những sự kiện nóng, vấn đề thời sự, họ thích làm việc khó, nhiều thách thức, càng hiểm nguy càng có giá trị.
Trong thời đại công nghệ thông tin đang bùng nổ như hiện nay, nghề báo càng vất vả hơn rất nhiều. Phóng viên phải tích hợp “đa phương tiện” để giúp thông tin tốt hơn, các quan hệ xã hội được phản biện rõ nét hơn và đưa tiếng nói của người dân đến gần với các cấp chính quyền hơn.
Di chuyển là tính đặc thù của nghề báo, phải đi mới cái nhìn chân thực, khách quan về vấn đề, mới có thể nghe ý kiến từ nhiều hướng. Làm sao để cân bằng, sắp xếp hài hòa giữa công việc và gia đình luôn là câu chuyện được các phóng viên chia sẻ. Thường thì phóng viên trẻ sẽ được “ưu tiên” di chuyển nhiều hơn những phóng viên còn vướng bận nhiều vấn đề gia đình, con cái.
Để có những tác phẩm báo chí chất lượng, không có chuyện chỉ ngồi một góc văn phòng, đòi hỏi phóng viên phải chủ động lặn lội, tìm tòi đề tài hay, mới lạ, phải sắp xếp những chuyến công tác dài ngày ở nơi xa. Có những vụ việc xảy ra vào giữa đêm, nhận cuộc gọi từ lãnh đạo và phóng viên phải sẵn sàng lên xe đến cơ sở tác nghiệp.
Khó khăn đối với phóng viên trẻ không thể nói hết. Nói gì thì nói, với họ nếu chỉ cân đo đong đếm việc nặng, việc nhẹ thì không thể nào bước đi được, mà cần có ngọn lửa cháy với nghề. Hãy lấy niềm vui sau mỗi chuyến đi làm động lực để mình bước tiếp, mỗi chuyến đi thực tế luôn là trải nghiệm tuyệt vời.
Không vui sao được khi nhìn thấy những nụ cười, những ánh mắt hạnh phúc của những cảnh đời bất hạnh đã được giúp đỡ thông qua bài viết của mình. Nhân lên những gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt được nhiều người biết đến nhờ có ngòi bút của mình, đó chính là động lực để mỗi người làm báo chân chính tiếp tục nỗ lực và cống hiến cho xã hội.
Để có một tác phẩm báo chí hay cần rất nhiều sự hy sinh. Đặc biệt, với những người trẻ mới vào nghề khó khăn còn tăng lên gấp bội. Những sinh viên học báo ra trường ít người theo đuổi được nghề nếu như chỉ ngồi đọc sách và theo đuổi những lý tưởng màu hồng qua bài vở.
Nhưng chính những khó khăn ấy lại là sức hút của nghề báo. Phóng viên trẻ luôn nhiệt huyết và xông xáo, nhưng chỉ thế thì chưa đủ, nếu không có phương pháp hợp lý thì vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tác nghiệp. Vì thế, đòi hỏi lòng yêu nghề sâu sắc, đức khiêm tốn và ham học hỏi mới có tích lũy được kinh nghiệm, nâng lên bản lĩnh của người làm báo.
Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2018), xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến những cây đại thụ trong làng báo chí Việt Nam và những tấm gương nhà báo chân chính đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Đồng thời, gửi đến những phóng viên trẻ những lời động viên, khích lệ để tiếp tục trong sự nghiệp phản ánh chân thực cuộc sống, mang những thông tin hữu ích đến với công chúng.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
Tin khác
Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3
Cộng đồng 07/09/2024 13:14
Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?
Cộng đồng 06/09/2024 19:39
Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre
Cộng đồng 06/09/2024 16:35
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội người mù quận Thanh Xuân lần thứ VI
Cộng đồng 06/09/2024 16:32
Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi
Cộng đồng 06/09/2024 12:45
Chầm chậm thu sang…
Cộng đồng 05/09/2024 09:32
Chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng khai gì với cơ quan công an?
Cộng đồng 04/09/2024 20:48
Trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập
Cộng đồng 04/09/2024 16:23
Chiêu trò lừa đảo thu học phí tân sinh viên ngày càng tinh vi
Xã hội 03/09/2024 09:02
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em
Cộng đồng 02/09/2024 21:24