Trải nghiệm du lịch sinh thái ở Thạch Thất

(LĐTĐ) Du lịch sinh thái đã và đang là hướng phát triển phổ biến của nhiều huyện ngoại thành Hà Nội, trong đó có huyện Thạch Thất. Với lợi thế về không gian, cảnh quan và những vùng đất đai trù phú, huyện Thạch Thất đã và đang phát triển các khu du lịch sinh thái kết hợp với trải nghiệm văn hóa để thu hút và “níu” chân du khách lưu trú lâu hơn.
Phát triển kinh tế từ chuỗi liên kết, nông nghiệp du lịch sinh thái Phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm: Hướng đi mới ở xã ngoại thành Hà Nội

Nhiều mô hình du lịch trải nghiệm

Gia đình anh Phạm Văn Bá (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa trở về sau chuyến dã ngoại cuối tuần tại Khu du lịch sinh thái Quang Huy (xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất). Anh Bá cho biết, chỉ mất khoảng 1 giờ chạy xe từ trung tâm Thành phố, gia đình anh đã đến khu du lịch sinh thái nằm ẩn mình dưới đồi thông rộng lớn ở huyện Thạch Thất. Tại đây, các thành viên trong gia đình đã có những giây phút vui chơi, trải nghiệm và hòa mình với thiên nhiên.

“Thích nhất là các con tôi được trở về với thiên nhiên, được thỏa sức khám phá và hoạt động không ngừng. Nhìn chúng háo hức tìm hiểu cuộc sống của người nông dân, tự tay chăm sóc, thu hoạch các loại rau, quả; tham gia các hoạt động ngoài trời… tôi thấy rất mừng. Gia đình tôi sẽ duy trì thói quen này để có thêm nhiều giây phút bên nhau, và trẻ con có cơ hội được tìm hiểu thế giới xung quanh nhiều hơn”, anh Bá chia sẻ.

Trải nghiệm du lịch sinh thái ở Thạch Thất
Huyện Thạch Thất đã và đang phát triển các khu du lịch sinh thái phục vụ nhu cầu trải nghiệm của du khách.

Tương tự, Khu sinh thái du lịch nông nghiệp công nghệ cao Thung lũng Ngọc Linh là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người biết đến ở huyện Thạch Thất. Anh Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Khu sinh thái du lịch nông nghiệp công nghệ cao Thung lũng Ngọc Linh là một trong số những người dám nghĩ, dám làm, sớm đầu tư xây dựng và phát triển mô hình du lịch sinh thái trên địa bàn xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất).

Được biết, Khu sinh thái bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2018 và trở thành điểm vui chơi, nghỉ dưỡng cuối tuần của rất nhiều người dân Thủ đô cũng như người dân cả nước. Đến đây, du khách được hòa mình cùng thiên nhiên, đắm chìm trong không gian rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, bầu không khí trong lành, mang vẻ đẹp hoang sơ, hoài cổ.

Đặc biệt, Khu sinh thái cũng phối hợp với xã trong việc đưa văn hóa cồng chiêng đến với du khách. Khi du khách yêu cầu, Khu sinh thái sẽ liên hệ với UBND xã để bố trí các đoàn văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc. “Du khách hiện nay có xu hướng quan tâm tới mô hình du lịch sinh thái, nông nghiệp bởi họ muốn được thưởng thức thực phẩm ngon, sạch trong không gian sinh hoạt mang tính cộng đồng nông nghiệp làng xã. Bởi thế, chúng tôi thường xuyên quan tâm đến việc đẩy mạnh các yếu tố trải nghiệm gắn với bản sắc văn hóa của các vùng miền nhằm tạo nên sức hút, đặc biệt là với du khách nước ngoài”, anh Tám cho biết.

Tại Thạch Thất, Trang trại Hoa Viên (xóm Dục, xã Yên Bình) cũng là một trong số các địa điểm du lịch được chú ý. Mới đây, Trang trại Hoa Viên cũng đã được được lựa chọn để xây dựng mô hình thí điểm du lịch nông nghiệp tại huyện Thạch Thất với quy mô diện tích lên tới 60 ha. Các sản phẩm của trang trại được trồng dưới hệ thống nhà màng trồng rau, mỗi nhà màng có diện tích 1.000m2 với kỹ thuật tiến bộ, canh tác hữu cơ, áp dụng công nghệ cao, cho năng suất và sản lượng ổn định. Năm 2019, trang trại Hoa Viên có 46 sản phẩm nông nghiệp được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Ngoài việc tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, với tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch trang trại Hoa Viên sẽ góp phần thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm mô hình du lịch trang trại hữu cơ, du lịch nông nghiệp. Trang trại Hoa Viên tiếp tục đầu tư để thu hút hoạt động du lịch tham quan trải nghiệm. Du khách sẽ được tìm hiểu về nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là những lợi ích mà phương thức canh tác hữu cơ mang lại, từ đó thay đổi nhận thức của mọi người, giúp gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm hữu cơ. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình ở nông thôn, phát triển kinh tế nông nghệp gắn với du lịch sinh thái theo hướng bền vững.

Khai thác tiềm năng, lợi thế vốn có

Là huyện nằm ở phía Tây Hà Nội, huyện Thạch Thất được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch phong phú với nhiều địa danh đẹp và làng nghề truyền thống. Hiện nay, huyện có 209 di tích như đền, chùa, đình, miếu, quán. Di tích nổi tiếng nhất phải kể đến là chùa Tây Phương đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt và UBND thành phố Hà Nội công nhận là Điểm du lịch. Bộ tượng Phật thời Tây Sơn tại chùa Tây Phương đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Bên cạnh đó, huyện Thạch Thất cũng có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống được lưu giữ, bảo tồn và được khôi phục như: Chèo Canh Nậu, Đại đồng; Múa rối nước Chàng Sơn, Bình Phú, Thạch Xá; Nghệ thuật cồng chiêng đặc sắc của dân tộc Mường…

Ngoài giá trị về di tích, văn hóa huyện Thạch Thất còn là địa phương nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, phong phú, đa dạng, có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện trên địa bàn huyện có 10 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống với những sản phẩm hết sức độc đáo: Chuồn chuồn tre, chè Lam (Thạch Xá); quạt giấy, nghề mộc (Chàng Sơn); mây tre giang đan Bình Phú; cơ kim khí Phùng Xá; điêu khắc đá ong Bình Yên… Nhiều năm gần đây, các sản phẩm làng nghề của huyện Thạch Thất đã được giới thiệu rộng rãi tại các lễ hội du lịch, hội chợ sản phẩm quà tặng, làng nghề của Hà Nội và được du khách trong nước và quốc tế biết đến.

Theo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thạch Thất, trên địa bàn đang hình thành một số điểm du lịch sinh thái mới, nổi bật là khu du lịch sinh thái Quang Huy, khu du lịch sinh thái Hoàng Long. Trong đó, khu du lịch sinh thái Hoàng Long đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là Điểm du lịch. Khu du lịch này rộng 20ha, gồm nhiều hạng mục, các công trình du lịch, như: Khuôn viên cây xanh, hệ thống villa, nhà hàng cao cấp, khách sạn tiêu chuẩn, bể bơi, bar - cafe, sân tennis và các dịch vụ giải trí hoạt động ngoài trời.

Ngoài ra, Thạch Thất cũng có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế trang trại với hàng trăm trang trại, khu sinh thái và các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Đây là động lực giúp địa phương đẩy mạnh phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch như du lịch nghiên cứu, tham quan, mua sắm, ẩm thực. Về việc xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch, đến nay, Thạch Thất đã có 142 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao. Năm 2022, UBND huyện Thạch Thất đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai, phấn đấu có thêm 30 sản phẩm được xếp hạng OCOP, đánh giá phân hạng từ 3-4 sao, trong đó có 10 sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm và 20 sản phẩm lưu niệm./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

(LĐTĐ) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, theo quy định của pháp luật trong thời gian 5 ngày cơ quan nhà nước phải giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp (DN) nhưng Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” từ 2 đến 3 tháng.
Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

(LĐTĐ) Trong thời đại 4.0 hiện nay, gửi tiết kiệm online trở thành xu hướng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và an toàn.

Tin khác

Nhiều tour du lịch giảm giá "sốc" trong ngày hội du lịch TP.HCM năm 2024

Nhiều tour du lịch giảm giá "sốc" trong ngày hội du lịch TP.HCM năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/3, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 20 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7/4 tại Công viên 23/9, quận 1 với chủ đề “20 năm hành trình sống động”.
Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM

Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM

(LĐTĐ) Trong năm 2024, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đặt ra chỉ tiêu lượng khách du lịch bằng đường thuỷ đến Thành phố tăng từ 10 - 12% so với năm 2023.
Ngẩn ngơ ngắm hoa gạo đỏ rực trời

Ngẩn ngơ ngắm hoa gạo đỏ rực trời

(LĐTĐ) Trong những ngày tháng Ba, rất nhiều chị em đã lưu lại những hình ảnh tươi đẹp bên cây gạo cổ thụ nằm giữa cánh đồng xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024

Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 16/3, tại thành phố Điện Biên đã chính thức diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” cùng với Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ khai mạc.
Về thành phố biên cương ngắm hoa gạo rực rỡ tháng 3

Về thành phố biên cương ngắm hoa gạo rực rỡ tháng 3

(LĐTĐ) Vào những ngày tháng 3, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy hoa gạo nở rực trời khi đi qua Cốc Lếu - địa danh nổi tiếng của thành phố Lào Cai. Địa danh này có từ cách đây cả trăm năm, nhưng không phải ai cũng biết tên gọi Cốc Lếu bắt nguồn từ một loài cây - cây gạo, với rực rỡ mùa hoa bung nở tháng 3.
Xu hướng du lịch "tại chỗ" nở rộ

Xu hướng du lịch "tại chỗ" nở rộ

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế khó khăn đã khiến cho nhu cầu du lịch của người Việt có nhiều thay đổi. Thay vì chi tiền cho những chuyến đi xa, hiện nay, du lịch “tại chỗ” đang trở thành lựa chọn của không ít người dân.
Sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên sắp ra mắt

Sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên sắp ra mắt

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện sẽ giới thiệu tới du khách show diễn thực cảnh “Huyền tích UVA”. Đây được kỳ vọng là sản phẩm du lịch mới, mang lại trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn.
TP.HCM:  Hơn 5.000 phụ nữ tham gia lễ hội áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

TP.HCM: Hơn 5.000 phụ nữ tham gia lễ hội áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Ngày 8/3, hơn 5.000 người khoác trên mình tà áo dài tham gia đồng diễn “Tôi yêu áo dài Việt Nam” tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1). Đây là một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 10, năm 2024.
TP.HCM: "Mãn nhãn" màn trình diễn 800 mẫu áo dài được chế tác công phu

TP.HCM: "Mãn nhãn" màn trình diễn 800 mẫu áo dài được chế tác công phu

(LĐTĐ) Tối 7/3, 800 mẫu áo dài nổi bật được chế tác công phu, tài hoa từ bàn tay khéo léo, sáng tạo của 30 nhà thiết kế áo dài nổi tiếng đã được trình diễn tại đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 10.
Xem thêm
Phiên bản di động