TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), càng về cuối năm càng gia tăng tình trạng doanh nghiệp cắt giảm lao động do kinh tế khó khăn. Chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2023, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại TP.HCM tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
TP.HCM: Hơn 300 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên Quốc lộ 1 Vụ nữ sinh lớp 12 bị phụ huynh đánh gây thương tích: Trường THPT Sài Gòn lên tiếng Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long

Khoảng 7h sáng ngày 24/11, hàng chục lao động có mặt trước chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) quận 12 để tìm kiếm việc làm mới và giải quyết thủ tục hưởng TCTN trong thời gian mất việc.

Chị Lê Thị Mỹ Trang (38 tuổi, ngụ quận 12) cho biết, chị bị mất việc cách đây không lâu do công ty hết đơn hàng. Với mức thu nhập từ khoảng 7 triệu đồng, chị không dành dụm được bao nhiêu mà còn phải gửi về cho con và trang trải chi phí sinh hoạt. Hiện tại chị Trang vừa bán hàng online vừa tìm việc làm mới.

Thế nhưng từ 3-4 tháng qua, chị Trang vẫn chưa tìm kiếm được việc làm phù hợp do tuổi khá cao. Do đó số tiền TCTN trong thời gian này có ý nghĩa rất quan trọng đối với chị. "Tết sắp đến rồi nhưng việc làm thì vẫn chưa có. Những năm trước dịch Covid-19, cứ đến cuối năm doanh nghiệp tuyển nhiều lắm, nhưng mấy năm nay chỉ thấy sa thải chứ không thấy tuyển thêm, hoặc có tuyển thêm thì công nhân lớn tuổi như tôi lại không đủ điều kiện", chị Trang chia sẻ.

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Ông Trần Văn Cử và anh Nguyễn Văn Tùng xem bảng hướng dẫn nhập thông tin.

Nhìn bảng chỉ dẫn nhập thông tin hưởng TCTN, ông Trần Văn Cử (55 tuổi, ngụ quận 12) cho biết, đây là lần đầu tiên ông đi nộp hồ sơ hưởng TCTN. Tuổi cao sức yếu, mắt cũng nhìn không còn tinh tường, ông Cử cẩn thận xem từng dòng chữ hướng dẫn để tránh trường hợp điền sai thông tin, lại mất công đến làm đi làm lại.

Ông Cử cho biết, bản thân trước đây từng làm bảo vệ cho một cửa hàng thời trang ở quận 12, nhưng sau đó chủ cửa hàng này đóng cửa do buôn bán thua lỗ nên ông rơi vào cảnh thất nghiệp. Mấy tháng qua ông cũng nhờ bạn bè, con cháu kiếm việc làm nhưng không nơi nào nhận. Do không muốn làm phiền con cháu, ông đã tự mình đi làm hồ sơ hưởng TCTN.

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nhiều người dân đến chi nhánh BHTN quận 12 từ sáng sớm để làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Cũng xem bảng hướng dẫn nhập thông tin như ông Cử, anh Nguyễn Văn Tùng (31 tuổi, ngụ quận 12) cho biết, bản thân vừa bị mất việc cách đây 4 tháng, suốt thời gian qua đã cố gắng tìm việc làm nhưng không tìm được nơi phù hợp.

"Tôi làm công nhân cho xưởng gỗ nhưng do hết đơn hàng nên công ty cho nghỉ. Mấy tháng nay phải sống vào tiền tiết kiệm, đến bây giờ thì phải đi rút TCTN để chi trả phí sinh hoạt trong thời gian kiếm việc làm mới", anh Tùng chia sẻ.

Anh Tùng dự định, nếu hết tháng 11 này mà vẫn không tìm được việc làm, anh sẽ về quê (Gia Lai) để tìm việc làm tạm thời, vừa giảm chi phí khi ở TP.HCM vừa tiết kiệm được một khoản nhỏ tiền xe cộ khi về quê vào dịp cận Tết.

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2023, các đơn vị đã tiếp nhận hơn 128.400 hồ sơ đề nghị hưởng TCTN (tăng 9,3%), ban hành quyết định hưởng TCTN cho hơn 125.700 người lao động (tăng 11,8%), 873 quyết định hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho người lao động thất nghiệp (tăng 40%), tiếp nhận hơn 491.000 lượt người lao động đến thông báo về tìm kiếm việc làm.

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bên trong chi nhánh BHTN quận 12, cán bộ làm thủ tục phải dùng loa để lưu ý một số nội dung để người lao động không điền sai.

Trong khoảng thời gian này, TP.HCM cũng đã giải quyết việc làm cho 268.061/300.000 lượt người (đạt 89,35% kế hoạch năm), trong đó số chỗ việc làm mới là 119.374/140.000 chỗ (đạt 85,27% kế hoạch năm). So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 0,25%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 0,29%. Thành phố cũng đã tổ chức 122 phiên, sàn giao dịch việc làm trực tuyến, tư vấn giới thiệu việc làm cho hơn 192.000 lượt người và có hơn 90.400 người nhận việc.

Theo đại diện Sở LĐTB&XH TP.HCM, số người nghỉ việc hưởng TCTN tăng so với cùng kỳ năm 2022 có nhiều nguyên nhân, trong đó kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến người sử dụng lao động không tiếp tục ký lại hợp đồng lao động sau khi hợp đồng hết hạn, hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước hạn.

Bên cạnh đó, người lao động nghỉ việc ở các tỉnh lân cận TP.HCM đến Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM đăng ký hưởng TCTN cũng góp phần gia tăng số người nghỉ việc cần được giải quyết chính sách BHTN.

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Do hết ghế ngồi, nhiều người phải ra bãi xe để điền thông tin trong quá trình làm thủ tục hưởng TCTN.

Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết: Để hỗ trợ người lao động mất việc, những tháng cuối năm ngành LĐTB&XH sẽ tăng cường kết nối việc làm qua công tác tổ chức 10 sàn giao dịch việc làm trong đó có 1 sàn giao dịch trực tuyến kết nối với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vừa diễn ra trong ngày 24/11.

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình lao động, việc làm, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh và có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, không để đình công xảy ra kéo dài. Đồng thời tổ chức đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp; triển khai các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa.

"Thị trường lao động những tháng cuối năm còn nhiều khó khăn, nhưng để chuẩn bị cho nhu cầu sản xuất - kinh doanh dịp Tết, nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao. Dự kiến nhu cầu nhân lực quý 4/2023 cần khoảng 75.500 - 81.500 chỗ làm việc, tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ (chiếm 70,13%), công nghiệp - xây dựng (29,69%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (0,18%)", bà Huỳnh Lê Như Trang cho biết thêm.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

(LĐTĐ) Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), hiện đang là thời điểm cao điểm để các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm. Chỉ tính riêng trong tháng 11, hơn 40.000 cơ hội việc làm đã được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa ra, khoảng 15% vị trí có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng...
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024 đến nay vượt xa mục tiêu cả năm, chỉ trong 11 tháng đã đạt 114% kế hoạch năm. Điều này có được nhờ duy trì ổn định các thị trường truyền thống, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc…
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực

(LĐTĐ) Theo niên giám thống kê Việt Nam năm 2023 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, lực lượng lao động thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chiếm 11,1% tổng lực lượng lao động, tương đương gần 6,1 triệu người. Vì vậy, vấn đề hỗ trợ giải quyết, bảo đảm việc làm cho thanh niên đang được đặt ra khi xem xét sửa đổi Luật Việc làm.
Xem thêm
Phiên bản di động