Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Xác định rõ vai trò, vị trí, tiềm năng, thế mạnh của Thái Nguyên trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội; coi trọng việc liên kết vùng để tạo động lực phát triển, xây dựng Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Thái Nguyên phát triển góp sức vì một Vùng Thủ đô giàu mạnh Thái Nguyên: Khai trương Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Sông Công Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học về tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 10/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết, làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ tỉnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: TTXVN)

Báo cáo về kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020- 2025 của Đảng bộ Thái Nguyên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thanh Hải cho biết, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 08-Ctr/TU ngày 26/6/2021 về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 23/11/2020 về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, đã cụ thể hóa 5 định hướng lớn của Nghị quyết thành 12 chương trình, 32 đề án, 21 kế hoạch để tổ chức thực hiện; với mục tiêu phấn đấu xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Trong điều kiện kinh tế thế giới suy giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song tỉnh đã thực hiện có hiệu quả "mục tiêu kép" vừa bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,59% (cao hơn bình quân chung của cả nước). Thu nhập bình quân đầu người đạt 107 triệu đồng/người, tăng 12 triệu đồng/người so với năm 2021. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 18.540 tỷ đồng, vượt gần 4.000 tỷ đồng so với dự toán, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững
Quang cảnh buổi làm việc

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng và biểu dương sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu và những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2022.

Theo Tổng Bí thư, cùng với các thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, trên bình diện văn hóa, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhiều di sản văn hoá, lịch sử và cách mạng được bảo tồn, tôn tạo và phát huy, khẳng định những nét văn hoá đặc sắc và rất tự hào của vùng đất, con người Thái Nguyên, đã tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với bạn bè trong nước và quốc tế, để lại những ấn tượng rất đẹp về vùng đất Thái Nguyên.

"Thái Nguyên đệ nhất danh trà/Nước xanh như cấm đậm đà tình quê/Dẫu xa ngàn dặm sơn khê/Hương thơm quấn quýt lối về cùng đi"…

Về phương hướng thời gian tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, Đảng bộ cần nhận thức đúng và sâu hơn nữa về tình hình và bối cảnh chung; xác định rõ tiềm năng, lợi thế của địa phương để từ đó đề ra mục tiêu, yêu cầu, lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước chuyển biến mới, mạnh mẽ hơn trong phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; khơi dậy và phát huy tốt hơn nữa truyền thống cách mạng anh hùng của quê hương Thái Nguyên.

Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, thời gian tới, Thái Nguyên phải tập trung ưu tiên các nguồn lực và tổ chức thực hiện thật tốt, có hiệu quả 5 định hướng lớn mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã xác định. Trong đó, đặc biệt chú ý quan tâm, làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Xác định rõ vai trò, vị trí, tiềm năng, thế mạnh của Thái Nguyên trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội; coi trọng việc liên kết vùng để tạo động lực phát triển, xây dựng Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đặc biệt, Đảng bộ tỉnh phải đổi mới và tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; có sự phân công, phân nhiệm trên tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ hiệu quả"; nêu cao tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác mà Đảng bộ đã đề ra.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác thăm gia đình ông Nguyễn Trung Lựu. (Ảnh: TTXVN)

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế hài hoà với phát triển văn hoá - xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hoá của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Quan tâm lãnh đạo công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là đối với nhân lực ở nông thôn, miền núi, vùng triển khai nhiều dự án đầu tư mới; thực hiện tốt chủ trương phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp; các chế độ, chính sách đối với người có công, đồng bào dân tộc, vấn đề an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

“Tôi đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh ta cần quan tâm, chăm lo tốt hơn nữa để các gia đình chính sách, người có công, các hộ nghèo, công nhân, lao động và toàn dân ngày càng cải thiện và nâng cao đời sống, trước mắt là vui Xuân, đón Tết Quý Mão thật vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm”, Tổng Bí thư chỉ đạo.

Cuối cùng, Tổng Bí thư tin tưởng và mong muốn phát huy truyền thống cách mạng anh hùng "Thủ đô kháng chiến, Thủ đô gió ngàn", cùng với khát vọng phát triển và quyết tâm mới, khí thế mới, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra, để Thái Nguyên sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp lớn, hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội và của cả nước, đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

L.H

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Xem thêm
Phiên bản di động