Tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của gia đình

(LĐTĐ) Theo thống kê, Hà Nội có hơn 2 triệu hộ gia đình với hơn 8 triệu nhân khẩu, công tác gia đình đã được Thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua đó, tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam với những chuẩn mực tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc.
Quan tâm thiết thực để đoàn viên yên tâm xây dựng hạnh phúc gia đình Biểu dương 100 gia đình nhà giáo Thủ đô tiêu biểu

Nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình, trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố luôn quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác gia đình, thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình công tác của Thành ủy trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội, như: Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy nhiệm kỳ Đại hội XIV; Chương trình số 04-CTr/TU nhiệm kỳ Đại hội XV, XVI và Chương trình 06-CTr/TU nhiệm kỳ Đại hội XVII về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, với 3 nội dung cốt lõi, gồm: Xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng Gia đình văn hóa và xây dựng các mô hình văn hóa, trong đó lấy con người làm hạt nhân, gia đình là nền tảng; hoàn thiện các mẫu hình văn hóa là kiến tạo môi trường lành mạnh để phát triển, đáp ứng với tiến trình xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn minh.

Tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của gia đình
Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức trưng bày chuyên đề “Gia đình bình an, xã hội hạnh phúc”.

Trong dịp kỷ niệm 21 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) vừa qua, thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng trên toàn địa bàn với chủ đề Gia đình bình an - Xã hội hạnh phúc như: Tổ chức trưng bày, triển lãm ảnh tại “Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2022”; tổ chức giao lưu, gặp mặt các gia đình văn hóa tiêu biểu; tổ chức các hội thi, hội nghị, tọa đàm tuyên truyền về gia đình và văn hóa gia đình tại 30 quận, huyện, thị xã…, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc, thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong gia đình, cộng đồng, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng; nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến độ, hạnh phúc.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, với trọng trách quản lý Nhà nước về gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tích cực tham mưu cho Thành phố ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình, tập trung triển khai 5 nội dung chính trong công tác quản lý nhà nước về gia đình, là: Xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình; thu thập lưu trữ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình; đồng thời đẩy mạnh lan tỏa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

“Từ năm 2018, việc đăng ký, bình xét danh hiệu “Gia đình văn hoá” thực hiện theo Nghị định 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ, đồng nghĩa với việc các tiêu chí đánh giá, quy trình bình xét cũng có nhiều thay đổi. Sở đã chủ động hướng dẫn Ban chỉ đạo phong trào cơ sở thực hiện tốt việc đăng ký, tiến hành bình xét, công nhận các danh hiệu theo đúng quy định. Số lượng các gia đình đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hoá” hàng năm đều đạt trên 90%. Và đến nay, tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa trên địa bàn thành phố đạt 88%”, bà Trần Thị Vân Anh khẳng định.

Thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” mà trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa gắn với phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình…, trên địa bàn Thành phố xuất hiện nhiều Gia đình văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực, như: Gia đình không bạo lực, gia đình không vi phạm pháp luật, gia đình không tệ nạn xã hội, gia đình không trẻ em suy dinh dưỡng, gia đình hiếu học, gia đình làm kinh tế giỏi… là những điểm sáng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, xã hội.

Có thể kể đến, gia đình bà Đặng Thị Hiền ở quận Bắc Từ Liêm là gia đình hòa thuận, nhiều thế hệ chung sống; gia đình bà Trần Thị Loát ở Long Biên sản xuất, kinh doanh giỏi; gia đình ông Nguyễn Đình Chú ở quận Cầu Giấy là gia đình tri thức, hiếu học; gia đình ông Lê Văn Nhân ở Thanh Xuân tích cực làm công tác xã hội; gia đình bà Nguyễn Thị Thỏa ở Đông Anh có truyền thống yêu văn nghệ, có nhiều thành tích trong việc đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể…

Đặc biệt, việc tổ chức sự kiện Ngày Gia đình Việt Nam trên toàn thành phố trong 21 năm qua, với nhiều hoạt động thiết thực, đã tạo thành cuộc vận động xã hội lớn, phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Gia đình là thiết chế xã hội cơ bản nhất cho sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như sự phát triển bền vững của xã hội. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị truyền thống qúy báu như lòng yêu nước, yêu quê hương yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình người Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ, dù quy mô, cấu trúc và các quan hệ trong gia đình có những thay đổi, song đây vẫn là nhân tố quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 24/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ.
Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

(LĐTĐ) Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố bị can đối với Trần Mạnh Hùng, là nhân viên cân băng liệu của Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, để tiếp tục điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động