Tỏa sáng hào khí Thăng Long

(LĐTĐ) Khép lại năm 2018 đầy ắp những sự kiện, với một tinh thần trách nhiệm, cùng quyết tâm "nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị", Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước. Đây là tiền đề quan trọng để Thủ đô bước vào năm mới Kỷ Hợi 2019, với quyết tâm giành những thắng lợi mới, tỏa sáng và mạnh mẽ đón chào tương lai. Nhân dịp đầu xuân mới, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc trao đổi về những kết quả ấn tượng của Thủ đô.
toa sang hao khi thang long Hào khí Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội

LĐTĐ: Thưa đồng chí Chủ tịch HĐND Thành phố, khi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ năm 2018, Thủ đô phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đặt ra không hề nhỏ. Nhưng với sự đổi mới mạnh mẽ tư duy, phong cách, phương pháp lãnh đạo và quyết tâm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, Thành phố chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước. Xin đồng chí Chủ tịch cho biết cụ thể những thành tựu chúng ta đã đạt được trong năm qua?

toa sang hao khi thang long
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc:

Năm 2018 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với Thủ đô, năm bản lề thực hiện Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Thành phố; sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ các cấp; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan... Với tinh thần quyết liệt, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội thành phố tiếp tục có bước phát triển toàn diện và tích cực.

Thành phố đã đạt và vượt 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố tăng 7,37%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (đạt 7,08%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 113 triệu đồng, tương đương 4.910 USD/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

toa sang hao khi thang long
Hoạt động của HĐND ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Ảnh: NC

Chất lượng các ngành kinh tế, chất lượng các sản phẩm cũng được nâng lên. Đáng chú ý, toàn thành phố giảm được gần 12.000 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội giảm xuống còn 1,16%, hoàn thành trước 2 năm mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố. Năm 2018, thu ngân sách trên địa bàn đạt 102,52% dự toán với gần 244,4 nghìn tỷ đồng; chi ngân sách chuyển dịch theo hướng tích cực, tiết kiệm chi thường xuyên.

Hà Nội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 7,5 tỷ USD, tăng 2,18 lần so với năm 2017. Với kết quả này, năm nay Hà Nội đứng đầu cả nước và cao nhất trong 30 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài. An sinh xã hội được đảm bảo, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển. Quản lý đô thị, chỉnh trang đường phố được đẩy mạnh, vệ sinh môi trường được duy trì.

toa sang hao khi thang long
Ban đô THỊ HĐND Thành phố giám sát chương trình nước sạch tại huyện Ba Vì

Hoàn thành Chương trình trồng 1 triệu cây xanh, xây dựng nông thôn mới vượt tiến độ, đến nay đã có 4 huyện, 324/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo, hoạt động đối ngoại được mở rộng. Có thể nói, chúng ta đã nỗ lực phấn đấu, đạt được kết quả toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh thành phố năm 2018.

LĐTĐ: Trong những thành tích chung của TP Hà Nội, có sự đóng góp quan trọng của HĐND và từng đại biểu HĐND. Đặc biệt, năm qua, hoạt động của HĐND các cấp TP Hà Nội tiếp tục được đổi mới, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Xin đồng chí Chủ tịch cho biết, những kết quả nổi bật của HĐND Thành phố trong năm qua?

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc:

Thành phố đã đạt và vượt 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố tăng 7,37%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (đạt 7,08%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 113 triệu đồng, tương đương 4.910 USD/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Chất lượng các ngành kinh tế, chất lượng các sản phẩm cũng được nâng lên. Đáng chú ý, toàn thành phố giảm được gần 12.000 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội giảm xuống còn 1,16%, hoàn thành trước 2 năm mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố. Năm 2018, thu ngân sách trên địa bàn đạt 102,52% dự toán với gần 244,4 nghìn tỷ đồng; chi ngân sách chuyển dịch theo hướng tích cực, tiết kiệm chi thường xuyên.

HĐND Thành phố Hà Nội vừa trải qua 1 năm hoạt động sôi nổi, hiệu quả với 2 kỳ họp, 2 phiên giải trình, 2 đợt giám sát chuyên đề; 44 cuộc giám sát, khảo sát của các Ban và Văn phòng HĐND Thành phố; 24 cuộc giám sát, khảo sát của các Tổ đại biểu; 123 cuộc tiếp xúc với cử tri; 370 cuộc tiếp công dân… Các hoạt động của HĐND Thành phố đều được thực hiện tới tinh thần đổi mới, đi vào thực chất, phát huy dân chủ, trí tuệ của đại biểu và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo luật định.

Trong những kết quả hoạt động của HĐND, có nội dung rất quan trọng và ấn tượng là việc đổi mới và nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác tổ chức kỳ họp và giám sát của Hội đồng nhân dân.

Xác định kỳ họp là hoạt động trọng tâm của HĐND, Thường trực HĐND Thành phố luôn chú trọng việc đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp theo hướng thực chất, phát huy dân chủ, trí tuệ của đại biểu trong quyết định những vấn đề quan trọng của Thủ đô. Chương trình kỳ họp HĐND Thành phố được sắp xếp khoa học, phù hợp về nội dung để đại biểu có điều kiện tham gia ý kiến nhiều hơn; toàn bộ tài liệu kỳ họp được gửi sớm tới các vị đại biểu qua hòm thư điện tử; đồng thời tổ chức thảo luận tại các Tổ để đại biểu nghiên cứu, thảo luận về các nội dung quyết nghị.

Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND chi tiết, đầy đủ, rõ quan điểm. Các văn bản trình tại kỳ họp được chuẩn bị kỹ, đúng quy trình, quy định của pháp luật. Các vướng mắc hoặc các ý kiến còn khác nhau được phân tích làm rõ, giải quyết kịp thời ngay trong quá trình chuẩn bị thông qua việc tham khảo ý kiến và thảo luận của UBND Thành phố.

Vì vậy, toàn bộ 30 nghị quyết, trong đó có 8 nghị quyết thường kỳ, 22 nghị quyết chuyên đề cùng một số nghị quyết về công tác nhân sự được HĐND Thành phố quyết nghị, thông qua tại kỳ họp với tỷ lệ rất cao. Ngay sau khi ban hành, các nghị quyết đã được UBND Thành phố và các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai đúng quy định, thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả tích cực.

Đối với hoạt động giám sát, Thường trực HĐND Thành phố đã chỉ đạo triển khai đồng bộ và quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cả giám sát tại kỳ họp thông qua hình thức chất vấn, trả lời chất vấn và việc giám sát chuyên đề giữa hai kỳ họp.

Với 2 cuộc giám sát chuyên đề trong năm, HĐND Thành phố đã xác định đúng vấn đề, đúng trọng tâm, nội dung, đối tượng cần giám sát, vì vậy đã đôn đốc các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc nghị quyết của HĐND, đồng thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, tạo được những chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, được dư luận, cử tri và nhân dân đồng tình, ghi nhận.

Nổi bật sau 2 năm triển khai thực hiện, những quy định của hai bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố bước đầu đi vào cuộc sống.

Tại các cơ quan, ý thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyển biến gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính; ứng xử của cán bộ, công chức chuyển biến tích cực; tinh thần trách nhiệm đối với công việc và hiệu quả làm việc được nâng lên. Quy tắc ứng xử nơi công cộng được các cơ quan, đơn vị, quận, huyện, thị xã và đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thực hiện, tạo những chuyển biến tích cực về văn hóa ứng xử trong các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố…

HĐND thành phố cũng đã thực hiện thành công phiên giải trình về thực hiện hai bộ Quy tắc ứng xử và phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, được các cơ quan của Trung ương, HĐND các tỉnh, thành phố trong cả nước, cũng như cử tri Thủ đô quan tâm theo dõi, đánh giá cao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ tới HĐND các cấp của thành phố.

Các phiên giải trình diễn ra trong không khí sôi nổi, nghiêm túc, cầu thị. Những hạn chế, tồn tại đã được các đại biểu nêu rõ, gắn với đó là câu hỏi thẳng vào trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và biện pháp khắc phục, lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành. Các phiên giải trình mang lại hiệu quả rõ nét, UBND thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tích cực triển khai giải pháp khắc phục đã đề ra và báo cáo kết quả với Thường trực HĐND thành phố, được cử tri quan tâm theo dõi, giám sát.

Việc phối hợp, điều hòa, hướng dẫn hoạt động với các cơ quan có liên quan được duy trì kịp thời, chặt chẽ, rõ trách nhiệm, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả. Đặc biệt việc chỉ đạo, hướng dẫn Thường trực Hội đồng nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức phiên giải trình được triển khai tốt, đạt kết quả thiết thực.

Cũng trong năm nay, các Tổ đại biểu HĐND Thành phố đã phát huy vai trò của mình trong việc giám sát các vấn đề dân sinh bức xúc tại địa phương; đây là một sự đổi mới tạo điều kiện thuận lợi để đại biểu HĐND thực hiện chức năng quan trọng của mình, hướng mọi hoạt động của mình đến với người dân, phục vụ nhân dân; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND Thành phố theo quy định của Luật.

Hoạt động của HĐND Thành phố đã bám sát chương trình công tác trọng tâm của Thành phố đồng thực hiện tốt chức năng quyết định và giám sát để thể hiện vai trò cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương; được Thành ủy đánh giá cao, được nhân dân ghi nhận.

LĐTĐ: Theo đánh giá của cử tri, trong năm 2018, HĐND các cấp của Thành phố Hà Nội đã phát huy rất tốt vai trò giám sát, được thể hiện cả ở nội dung, hình thức giám sát ngày càng sáng tạo, đạt hiệu quả cao, hướng đúng vào các vấn bức xúc, nổi cộm mà người dân quan tâm. Cụ thể, điều đó được thể hiện như thế nào thưa Chủ tịch?

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc:

Như tôi đã nói, giám sát là chức năng, nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan HĐND, của đại biểu HĐND nhằm bảo đảm cho các quy định pháp luật được triển khai, thực hiện đúng, đầy đủ và nghiêm túc.

Với phương châm “Đổi mới - hiệu quả - sát dân”, trong năm qua, HĐND Thành phố đã nắm bắt, lựa chọn đúng và trúng những vấn đề quan trọng, bức xúc được đông đảo cử tri, dư luận xã hội quan tâm để đôn đốc kiểm tra, giám sát, tái giám sát hiệu quả. Đặc biệt, HĐND Thành phố và các đại biểu đã thực sự làm được việc là “giám sát đến cùng” và đeo bám đến cùng vấn đề mà mình giám sát.

Hoạt động giám sát, khảo sát cũng ngày càng toàn diện, hiệu quả, sát yêu cầu thực tiễn. Cùng với giám sát tại các kỳ họp của HĐND, phiên giải trình của Thường trực HĐND thì Thường trực, các ban, Văn phòng và các đại biểu HĐND Thành phố đã tích cực triển khai các chương trình giám sát, khảo sát chuyên đề theo hướng tinh gọn, chất lượng.

Có những vấn đề đã được tái giám sát nhiều lần như: Nợ đọng thuế, phí, lệ phí; chính sách tinh giản biên chế; công tác phòng cháy chữa cháy; quản lý trật tự xây dựng, quản lý sử dụng chung cư, nước sạch, an toàn giao thông... Trong đó, HĐND Thành phố tổ chức 2 đoàn giám sát chuyên đề về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai và về tình hình thực hiện kêt quả kiến nghị của cử tri; kết quả giải quyết các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo đã có hiệu lực pháp luật từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

HĐND Thành phố đã chú trọng đến việc nắm bắt dư luận, giải quyết những bức xúc của cử tri. Điển hình như Thường trực HÐND Thành phố đã tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề về vấn đề quản lý và sử dụng chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hội nghị được đánh giá là hội nghị tiếp xúc cử tri có nhiều ý kiến cử tri nhất từ trước đến nay với 29 ý kiến trực tiếp và 30 ý kiến được gửi bằng văn bản của các cử tri là cư dân, đại diện Ban quản trị các tòa chung cư, nêu lên thực trạng nhiều vướng mắc, kiến nghị giải pháp với Thành phố và các cơ quan chức năng nhằm tăng hiệu quả quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Ngay sau đó, Thành ủy Hà Nội đã ban hành riêng một Nghị quyết về vấn đề này và đã tạo sự chuyển biến tích cực hơn trong công tác quản lý và sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố.

Trong năm qua, các ban, Văn phòng, tổ đại biểu cũng chủ động triển khai 68 cuộc giám sát, khảo sát. Đồng thời, thực hiện giám sát qua văn bản, khảo sát trực tiếp đối với một số vụ việc thông tin được phản ánh qua báo chí. Việc giám sát trực tiếp tại kỳ họp thông qua các báo cáo, chất vấn và trả lời chất vấn cũng được thực hiện rất hiệu quả.

Nhiều vấn đề đại biểu truy đến cùng trách nhiệm, được cả lãnh đạo UBND Thành phố, các ngành, quận, huyện cùng tham gia trả lời trực tiếp. Những thông tin “nóng” đã được đưa ra, không né tránh và rất thẳng thắn. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Thành phố đã tiếp thu, khẳng định sẽ có giải pháp để cử tri yên lòng. Tuy kết quả mới là bước đầu nhưng cho thấy rõ tính hiệu quả và một cách làm đúng hướng.

Hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn và phiên giải trình tiếp tục được đổi mới và nâng cao chất lượng. HĐND TP đã chỉ đạo xây dựng các video clip liên quan đến lĩnh vực chất vấn, giải trình để có hình ảnh trực quan sinh động, rõ vấn đề, rõ địa chỉ và rõ trách nhiệm.

Vì vậy, không khí trên nghị trường rất sôi nổi, đại biểu đăng ký tham gia chất vấn, giải trình đông, số lượng đại biểu không chuyên trách tham gia chất vấn tăng lên rõ rệt. Số lượng, thành phần người trả lời chất vấn cũng tăng lên. Hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn và phiên giải trình của HĐND Thành phố đã diễn ra sôi nổi, nghiêm túc, công khai, dân chủ, cầu thị, có sự trao đổi, tranh luận làm rõ thông tin giữa người chất vấn và người có trách nhiệm trả lời chất vấn, giải trình.

Hoạt động giám sát trong năm qua của HĐND Thành phố được các đồng chí lãnh đạo Thành phố, cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá HĐND Thành phố đã thực hiện tốt chức năng giám sát của mình, bám đuổi quyết liệt các vấn đề nóng, thể hiện trách nhiệm trước cử tri và nhân dân; qua hoạt động giám sát của HĐND, những vấn đề quan trọng, dân sinh bức xúc đã được UBND Thành phố, các cấp, ngành tập trung chỉ đạo, khắc phục ngay, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền Thành phố.

LĐTĐ: Trong tiến trình phát triển, thành phố xác định phải đầu tư phát triển văn hóa - xã hội tương xứng với phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô, chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh làm tiền đề thúc đẩy phát triển.

Trên cương vị là Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 04-Ctr/TU về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”, xin đồng chí Chủ tịch HĐND thành phố chia sẻ những kết quả chúng ta đạt được trong năm qua?

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc:

Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa; là biểu tượng của đất nước trong mở rộng quan hệ đối ngoại, là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh với những giá trị nhân văn sâu sắc; để văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng của Thủ đô cũng như của cả nước là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.

Chương trình 04 của Thành uỷ như tên gọi của nó đã nhắm tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, phát huy, bồi đắp những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, biết sẻ chia đùm bọc, tận tuỵ, chăm chỉ, sáng tạo, biết vươn lên, hy sinh, vun đắp cho cái đẹp, cái mới tiến bộ và bài trừ cái xấu.

Thực hiện Chương trình 04 của Thành uỷ, trong nửa đầu nhiệm kỳ 2016 - 2020, công tác xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được triển khai có trọng tâm, trọng điểm. Nhiều sự kiện lớn của quốc tế, của đất nước được tổ chức thành công trên địa bàn Thành phố; giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa thể thao được tăng cường.

Công tác tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các lễ hội đã diễn ra trật tự, văn minh, an toàn. Hà Nội là địa phương được Bộ VHTTDL biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao về những chuyển biến, kết quả đạt được trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018.

Nổi bật sau 2 năm triển khai thực hiện, những quy định của hai bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố bước đầu đi vào cuộc sống. Tại các cơ quan, ý thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyển biến gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính; ứng xử của cán bộ, công chức chuyển biến tích cực; tinh thần trách nhiệm đối với công việc và hiệu quả làm việc được nâng lên.

Quy tắc ứng xử nơi công cộng được các cơ quan, đơn vị, quận, huyện, thị xã và đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thực hiện, tạo những chuyển biến tích cực về văn hóa ứng xử trong các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố…

Công tác giáo dục và đào tạo đã có những đổi mới căn bản từ việc thực hiện đồng bộ số điểm điện tử tại các trường THCS, THPT; hoàn thiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học; nâng cao số lượng, chất lượng trường chuẩn quốc gia; đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực người học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và phát triển trung tâm học tập cộng đồng; thực hiện đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp…

Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi với 132 giải quốc gia và hơn 160 giải quốc tế; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,16%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%, hoàn thành chương trình THCS đạt 99,26%.

Về công tác y tế, thái độ phục vụ bệnh nhân của các y bác sĩ có nhiều chuyển biến tích cực, khắc phục được các tiêu cực, hạn chế trong việc khám chữa bệnh cho người dân. Thể thao chuyên nghiệp tiếp tục đạt thành tích cao tại các giải thi đấu quốc tế, trong nước với 2.280 huy chương các loại, trong đó có một số tấm huy chương Vàng tại các giải thi đấu thể thao lớn của Châu lục và Thế giới; Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 được tổ chức tại Hà Nội đã thành công rực rỡ.

Đặc biệt nhiều chỉ tiêu của Chương trình đã đạt so với kế hoạch đề ra, tiêu biểu như: Chỉ tiêu pháp lệnh về văn hóa; chỉ tiêu số lao động được giải quyết, tỷ lệ thất nghiệp thành thị; các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ nghèo cuối kỳ, tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ xã có điểm luyện tập thể dục, thể thao...

LĐTĐ: Trước thềm năm mới Kỷ Hợi, Chủ tịch có nhắn nhủ gì đến tổ chức Công đoàn và đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức lao động Thủ đô?

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc:

Năm qua tổ chức Công đoàn và đoàn viên, công nhân, viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của Thành phố. Với thành tích đã đạt được, sang năm mới 2019 - năm cần tăng tốc thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2016-2020; thành phố tiếp tục thực hiện chủ đề công tác “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, tôi đề nghị Công đoàn Thủ đô và đông đảo CNVCLĐ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng hoàn thành xuất sắc vai trò, nhiệm vụ của mình.

Tổ chức Công đoàn cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động CNVCLĐ tự giác học tập nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ học vấn, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật trong lao động, tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập và phát triển.

Tổ chức công đoàn, đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các cuộc vận động của Thành phố, như thực hiện cải cách thủ tục hành chính; thực hiện nếp sống văn minh, cụ thể là việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử văn hóa nơi công sở và nơi công cộng nhằm tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ cương, kỷ luật, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động.

Các cấp công đoàn cũng cần thực hiện tốt hơn nữa chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức lao động, Phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ của các doanh nghiệp đối với người lao động...

Tôi cũng rất ấn tượng vừa qua, LĐLĐ Thành phố đã tổ chức Hội thi “Nét đẹp văn hóa công sở” năm 2018 trong các cấp công đoàn, CNVCLĐ Thủ đô. Hội thi cũng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tác phong, hành động và văn hóa ứng xử trong đội ngũ cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô tận tụy, gương mẫu, chuyên nghiệp, kỷ cương, trách nhiệm, tận tình, thân thiện.

Tôi tin tưởng phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục có nhiều đổi mới, sáng tạo, hiệu quả và có bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô và đất nước trong thời kỳ mới.

LĐTĐ: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Chủ tịch HĐND Thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Xem thêm
Phiên bản di động