Hào khí Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội

(LĐTĐ) “Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng, của núi sông hôm nay và mai sau”, khi những tia nắng vàng như nhung rải trên những con phố Thu Hà Nội, lời bài hát Hà Nội niềm tin và hy vọng của nhạc sĩ tài hoa Phan Nhân lại vang lên khiến chúng ta không khỏi bồi hồi. Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, thời đại Thăng Long - Hà Nội vẫn tỏa sáng, xứng đáng là Thủ đô của cả nước, là nơi “thượng đô kinh sư muôn đời”!
hao khi thang long dong do ha noi Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội nhận cờ thi đua xuất sắc
hao khi thang long dong do ha noi Văn hóa Thủ đô ngày càng đa dạng và phát triển
hao khi thang long dong do ha noi “Siêu thị” cơ khí vẫn án ngữ dưới gầm cầu Thăng Long

Cùng làm nên những chiến công của quân dân Đại Việt

Trong Chiếu Dời đô, Lý Công Uẩn viết: “…Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc, đông, tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

hao khi thang long dong do ha noi
Nhà hát lớn, nơi đây 73 năm trước người dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã vùng lên dành chính quyền thành công vào ngày 19/8/1945. Ảnh Minh Phương

Trải qua gần 8 thế kỷ, với biết bao đời, Thăng Long xưa đã chứng kiến bao thịnh - suy và những chiến công hiển hách của quân và dân Đại Việt. Trong các đời Lý, Trần, Lê, Tây Sơn… Thăng Long đã từng là mồ chôn quân thù và viết nên khát vọng hòa bình. Những chiến thắng Như Nguyệt; “Cửa Hàm Tử bắt sống tướng Toa Đô/sông Bạch Đằng dẹp tươi ô mã”; hay trận Ngọc Hồi - Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 hoàng đế Quang Trung đã đại thắng quân Thanh là những chiến công bất diệt.

Và cũng chính Thăng Long trong quá khứ, là nơi khắc hồn của khát vọng hòa bình. Sau khi đánh tan quân Minh, Lê Lợi dạo chơi hồ Lục Thủy đã trả lại gươm thần, từ đó hồ Lục Thủy mang tên Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)…

Là kinh đô của Đại Việt trong nhiều thế kỷ, tuy nhiên vì nhiều lý do từ năm 1802 sau khi vua Gia Long (tức Nguyễn Phúc Ánh) lên ngôi Hoàng đế mở đầu cho vương triều Nguyễn thì một lần nữa kinh thành đã được chuyển vào Huế (Thừa Thiên- Huế ngày nay).

Đến những chiến công hiển hách thế kỷ XX

hao khi thang long dong do ha noi
Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 là một trong những mốc son chói lọi trong đánh đuổi quân thù. Ảnh tư liệu

Từ năm 1802 đến trước cách mạng tháng Tám, dù không còn là kinh đô, song Thăng Long - Hà Nội vẫn là một trung tâm về chính trị - văn hóa của đất nước. Những năm cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ 2, khi phát xít Đức, Nhật đầu hàng quân đồng minh, chính Hà Nội là một trong những nơi làm cuộc tổng khởi nghĩa long trời lở đất 19/8/1945 dành chính quyền về tay nhân dân.

Thắng lợi tổng khởi nghĩa ở Hà Nội đã tạo ra hiệu ứng đômino để những địa phương khác đứng lên dành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công rực rỡ.

hao khi thang long dong do ha noi
Kỳ tích chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Ảnh tư liệu

Ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Ngày 9/11/1946 tại kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong đó, quy định Hà Nội là Thủ đô.

Độc lập chưa được bao lâu, thì thực dân Pháp lại quyết chiếm chúng ta một lần nữa và Thủ đô Hà Nội lại trở thành tâm điểm của cuộc kháng chiến. Sau khi chính quyền lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố Việt Nam độc lập, thực dân Pháp, dưới danh nghĩa lực lượng Đồng Minh, tiến vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật nhưng kỳ thực với mưu đồ tái chiếm thuộc địa.

Phát triển tinh thần Cách mạng tháng Tám bất diệt; phát huy vai trò trung tâm là Thủ đô của đất nước, với phương châm Hà Nội vì cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố bằng quyết tâm và trí tuệ của mình tiếp tục nỗ lực, nắm bắt thời cơ làm nên 19 tháng Tám trên bình diện kinh tế trong kỷ nguyên cách mạng 4.0.

Chính quyền Cách mạng đã cố gắng hòa hoãn, nhưng cục diện càng lúc càng căng thẳng. Pháp chính thức quay trở lại Việt Nam. Trong tình thế đó, cuối tháng 11, đầu tháng 12/1946, các thành phố, địa phương đều đã nhận được lệnh di chuyển các kho tàng, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vũ khí ra ngoại thành, về nông thôn, lên rừng núi, đề phòng chiến sự lan rộng.

Từ sau đêm 19/12/1946, tiến hành đợt "tổng di chuyển" triệt để, rộng lớn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Quân chính quy Việt Minh cũng được lệnh rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng, chỉ để lại các đơn vị Tự vệ chiến đấu, Công an xung phong và Vệ quốc đoàn phối hợp với nhân dân Hà Nội tổ chức đánh trả và kìm chân quân Pháp. Quân Pháp nổ súng chiếm đóng Lạng Sơn.

Ngày 18/12/1946, thành phố Hà Nội có vẻ yên tĩnh, phố xá thưa thớt bóng người. Hai ngày trước, quân Pháp nổ súng khiêu khích, gây rối ở các phố Lò Đúc, Hàng Bột, Hàng Khoai, Đồng Xuân... nhưng quân và dân Hà Nội cảnh giác, không bị mắc mưu, tuân thủ kỷ luật, chờ lệnh Chính phủ không bắn trả. Hai bên đường, nhà cửa đóng kín, nhưng bên trong nhà, ban công, cửa sổ những mái nhà bằng đều trở thành vị trí chiến đấu.

Tường trong nhà, ngoài sân, trên gác, đều đã được đục thành lỗ giao thông, mở đường đi từ buồng này sang buồng khác, nhà này sang nhà khác, đi suốt dãy phố dọc, luồn sang dãy phố ngang, tạo thành một trận địa chiến đấu liên hoàn.

Đâu đâu cũng xuất hiện những dòng khẩu hiệu viết trên cửa, trên tường: "Sống chết với Thủ đô", "Thanh niên thề sống chết với thành Hoàng Diệu", "Thà chết không chịu trở lại kiếp nô lệ"... Những ngày mùa Đông năm 1946 thực sự là bản anh hùng ca của quân và dân Hà Nội “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Thăng Long- Hà Nội dù đau thương đến mấy vẫn ấn chứa bên trong sự khát vọng về hòa bình, niềm tin và hy vọng. Những ngày mùa Đông năm 1946 những chàng trai Hà Nội tạm biệt Thủ đô lên chiến khu Việt Bắc kháng chiến bằng những vẫn thơ hào sáng “Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa/ Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng/ Những chàng trang chưa trắng nợ anh hùng/Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thẵm/Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm/ Bụi trường chinh phai bạc áo hòa hoa”.

Thì 9 năm sau, khi chúng ta làm nên Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu (7/5/1954), vào tháng 10/1954 những đoàn quân năm xưa lại: “Trùng trùng quân đi như sóng/Lớp lớp đoàn quân tiến về/Chúng ta đi nghe vui/Lúc quân thù đầu hàng/Cờ ngày nào tung bay trên phố/Trùng trùng say trong câu hát/Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời/Chúng ta đem vinh quang/Rước dân tộc trở về/Cả cuộc đời tươi vui về đây…/Năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về”- tiến về tiếp quản Thủ đô.

Hà Nội chính thức được giải phóng. Cả nước bắt tay vào xây dựng và cải tạo Xã hội chủ nghĩa thì cũng là lúc hai miền Nam - Bắc bị phân chia. Chiến tranh nối tiếp chiến tranh, trước tình thế sự can thiệp của đế quốc Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa bị thua liên tiếp trên chiến trường, năm 1972 Chính phủ Mỹ xác định muốn thành công trên bàn đàm phán Paris (1973) buộc chính quyền Hà Nội xuống thang không còn cách nào khác phải ném bom Hà Nội bằng loại máy bay siêu hiện đại (B52) lúc bấy giờ.

Và kết quả, cũng những ngày mùa Đông năm 1972 quân và dân Hà Nội đã làm chiến tích kỳ vĩ: Đánh thắng pháo đài bay B52 của không lực Hoa Kỳ -một loại máy bay tân tiến mà chưa đối phương nào có thể đánh thắng. Những đau thương và kỳ tích của quân và dân Hà Nội là chủ đề chính trong tất cả các bản tin của truyền thông toàn thế giới lúc bấy giờ.

Một lần nữa Hà Nội lại được bạn bè quốc tế gọi là Thủ đô của phẩm giá và lương tri. Chính chiến thắng B52, trận địa “Điện Biên Phủ trên không” là chìa khóa để chúng ta thắng trên bàn đàm phán Paris 1973. Mỹ phải tuyên bố rút quân khỏi Nam Việt Nam. Và chính từ chiến thắng này, mở ra một chương mới trong công cuộc giải phóng đất nước để đến ngày 30/4/1975 non sông chính thức thu về một mối.

Dấu ấn mới trên mặt trận kinh tế - xã hội

Tự hào về trang sử vẻ vang của quân và dân kinh thành Thăng Long - Hà Nội trong quá khứ, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH với phương châm “Hà Nội là Thủ đô của đất nước, nên Hà Nội phải đi trước về trước phong trào”.

Thấm nhuần tư tưởng này, những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Thành phố cùng với sự nỗ lực của toàn thể tổ chức đoàn thể, chính trị và nhân dân, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị xã hội, xứng đáng với vị thế Thủ đô của cả nước,

Năm 2017, giá trị tổng sản phẩm (GRDP) của thành phố tăng gần gấp 2 lần, thu nhập (tính theo GRDP) bình quân đầu người tăng 2,3 lần, thu ngân sách tăng gần 3 lần, chi ngân sách tăng 3,6 lần, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 2,85 lần so với năm 2008.

Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều chương trình thiết thực như tổ chức không gian đi bộ quanh Hồ Gươm, Hồ Tây; chương trình trồng 1 triệu cây xanh; 98% đô thị Hà Nội được chiếu sáng ban đêm; xây dựng hơn 230km; không còn tình trạng mất nước, mất điện, ngập lụt kéo dài, trên diện rộng như trước.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 231.000 doanh nghiệp (tăng hơn 4 lần so với năm 2008), với khoảng 2,5 triệu lao động (tăng 70% so với năm 2008, trong đó công nhân ngoài khu vực nhà nước chiếm 87,5%).

Đến nay, Hà Nội đã và đang phát triển 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 9 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, với 639 doanh nghiệp, thu hút khoảng 145.937 lao động. Số công nhân đã qua đào tạo chiếm 62% (gấp đôi so với năm 2008. Cùng với TP Hồ Chí Minh- Hà Nội đã thực sự vươn lên thành một trong hai đầu tầu kinh tế đất nước.

Với một diện tích chỉ trên 980 km2, sau khi thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội, đến nay Hà Nội có diện tích là 3.344,7 km2 (tăng gấp 3,63 lần), dân số trên 8 triệu người gồm 30 đơn vị hành chính cấp huyện (12 quận, 01 thị xã, 17 huyện); 584 xã, phường, thị trấn.

Thủ đô được mở rộng có một vị thế mới, với quy mô và tầm vóc lớn hơn nhiều so với trước đây; điều kiện tự nhiên đa dạng, rất thuận lợi cho quá trình đô thị hóa nhanh, phát triển hiện đại, theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; các địa phương hợp nhất về Thủ đô đều có truyền thống lịch sử cách mạng lâu đời, với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử và làng nghề nổi tiếng; đây chính là tiềm năng, cơ hội và là thế mạnh để Thủ đô phát triển nhanh, toàn diện, bền vững trong thời kỳ mới.

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, hơn 7 thập kỷ kể từ khi nước nhà dành độc lập, hơn 3 thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm mở rộng địa giới hành chính, dù bất luận hoàn cảnh nào Thăng Long - Hà Nội mãi là niềm tin - hy vọng của đất nước.

Hương Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

(LĐTĐ) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T.Đ.T (biệt danh trên mạng xã hội Tiktok “Vua quạt”) 40 triệu đồng; đồng thời, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

(LĐTĐ) Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân đã thực hiện 32 lần chuyển khoản, với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau khi biết mình bị lừa, người này đã đến cơ quan Công an trình báo.
Thời tiết ngày 8/5: Hà Nội có mưa rào, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét

Thời tiết ngày 8/5: Hà Nội có mưa rào, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét

(LĐTĐ) Khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét.
Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.

Tin khác

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mỹ Đức phát động hội viên phụ nữ huyện đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 22 xã, thị trấn.
Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô các cấp hội phụ nữ ở Thủ đô Hà Nội đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ, "tạo hình" cờ đỏ sao vàng và con số 70 lịch sử. Với sự sáng tạo và luyện tập miệt mài, phụ nữ Thủ đô đã tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng để kỷ niệm ngày trọng đại này.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động