Tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai chương trình OCOP hiệu quả

(LĐTĐ) Tỉnh Quảng Ninh là địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong gần 10 năm triển khai thực hiện, tỉnh Quảng Ninh đã đúc rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để triển khai chương trình OCOP hiệu quả, từ đó phát huy thế mạnh vùng, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống cho nhân dân.
OCOP tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế nông thôn Phát triển sản phẩm OCOP phải dựa trên thế mạnh của các địa phương Hà Nội: Phấn đấu phát triển mới 30-40 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Chia sẻ về quá trình triển khai chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh tại hội nghị tổng kết chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020, ông Bùi Văn Khắng – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã nêu bật những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh.

Trong những năm qua, để triển khai có hiệu quả chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt, bài bản, luôn thể hiện vai trò, trách nhiệm là địa phương đi tiên phong thực hiện khuyến khích phát triển tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm, triển khai mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá kết nối tiêu thụ sản phẩm…

Tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai chương trình OCOP hiệu quả
Ông Bùi Văn Khắng – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại hội nghị tổng kết chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020.

Sau gần 10 năm triển khai, đặc biệt là giai đoạn tăng tốc bứt phá 2018- 2020, bằng nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo, đột phá và sát với thực tế, chương trình OCOP đã đạt được một số kết quả quan trọng như: Làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của người dân, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thôn.

Cùng đó, chương trình OCOP đã phát huy tối đa sức sáng tạo của cộng đồng dân cư trong phát triển và hoàn thiện sản phẩm đặc sản địa phương. Tham gia chương trình, sản phẩm được phát triển từ thấp đến cao và từng bước được hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm, mẫu mã, được người tiêu dùng đón nhận tích cực, góp phần phục vụ phát triển du lịch của tỉnh. Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã phát triển 464 sản phẩm, trong đó, có 236 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng đạt từ 3 sao đến 5 sao (gấp 2 lần so với năm 2017).

Song song với đó, tổ chức kinh tế phát triển nhanh về quy mô, số lượng theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị góp phần hình thành hệ thống tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Đến nay, đã có hơn 180 đơn vị, cơ sở sản xuất tham gia chương trình OCOP (tăng 1,5 lần so với năm 2017); doanh số bán hàng năm 2020 đạt trên 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 270 tỷ đồng (tăng 2 lần so với năm 2017); chương trình OCOP đã đã tạo việc làm có thu nhập ổn định cho trên 4.500 người.

Tỉnh Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai chương trình OCOP hiệu quả
Sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh được giới thiệu bên lề hội nghị tổng kết chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020.

Có thể khẳng định chương trình OCOP là hướng đi đúng đắn, là giải pháp cụ thể quan trọng phù hợp với điều kiện khu vực nông thôn. Cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP đã góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Đồng thời phát huy được các tiềm năng, lợi thế sẵn có từ các sản phẩm truyền thống văn hóa địa phương.

Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của gần 10 năm triển khai thực hiện, đặc biệt là giai đoạn 2018 - 2020 thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh đã rút ra một số bài học kinh nghiệm.Theo đó, để triển khai có hiệu quả chương trình OCOP, phải thống nhất quan điểm nhận thức chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế quan trọng, từ đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về vai trò, ý nghĩa và những giá trị kinh tế - xã hội của chương trình OCOP.

Công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền phải đồng bộ, nhất quán; phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Đề án và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ban chỉ đạo OCOP các cấp phải xây dựng chương trình, quy chế làm việc, phân công và giao trách nhiệm rõ người, rõ việc cho các tập thể, cá nhân; thường xuyên kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện, đặc biệt phải phát huy được vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác lãnh đạo.

Cần coi trọng công tác xây dựng bộ máy để tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo OCOP các cấp, quan tâm công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ nòng cốt các cấp, nhất là phát huy vai trò đội ngũ cán bộ cấp xã trong tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đăng ký ban đầu tham gia chu trình OCOP.

Đặc biệt, cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án, kế hoạch để kịp thời điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và có nhiều đóng góp cho chương trình OCOP...

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu hợp tác, ký kết chương trình phối hợp tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, và phát triển nông thôn mới từ 2024 - 2028, sau khi thăm quan làng gốm Bát Tràng và mô hình trồng hoa.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

(LĐTĐ) Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có văn bản cảnh báo gửi tới các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

(LĐTĐ) Năm nay, chủ đề của Ngày Trái đất trên toàn cầu có tên "Planet vs Plastic" (Hành tinh chống lại Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.
Mưa tháng Tư

Mưa tháng Tư

(LĐTĐ) Mưa tháng Tư, những giọt nước tinh khiết đánh thức cảm xúc, gợi nhớ ký ức và nuôi dưỡng tâm hồn phơi phới hy vọng.
Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

(LĐTĐ) Nghệ An là một trong những tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma tuý của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.681 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 390 người sử dụng trái phép chất ma túy.
Xem thêm
Phiên bản di động