Tiên phong đổi mới tư duy, hành động để phát triển "đúng tầm, xứng tầm"

(LĐTĐ) Nhấn mạnh một số hành động ưu tiên, theo định hướng đột phá, tạo bước ngoặt bứt phá cho giai đoạn phát triển mới của Thủ đô, PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, Hà Nội cần nhận diện, đánh giá lại tiềm năng và lợi thế phát triển của Thủ đô trên quan điểm hiện đại. Đặc biệt để thực hiện sứ mệnh, Hà Nội cần sự hỗ trợ đặc biệt to lớn từ Trung ương sẽ giúp Thành phố mở rộng không gian đổi mới và cơ hội phát triển đúng theo tinh thần của thời đại mới.
Khích lệ lực lượng công nhân phát huy vai trò, đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô Bức tranh về một Thủ đô phát triển toàn diện từ quá khứ đến hiện đại Phát triển Thủ đô hiện đại gắn với bảo tồn di tích và quần thể xanh

Tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô

Đánh giá về thành tựu phát triển của Thủ đô, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng Hà Nội chuyển mình, vươn mình cùng cả nước, qua mỗi giai đoạn đạt được những bước tiến có giá trị lịch sử, mang lại những niềm tự hào chính đáng.

Tuy nhiên Thủ đô Hà Nội có tiềm năng lớn, lợi thế nhiều, khát vọng và quyết tâm phát triển mãnh liệt, nhưng những kết quả thực tế mà Hà Nội đạt được trong giai đoạn cải cách thị trường, mở cửa - hội nhập gần 40 năm qua khó có thể nói là đã “đến tầm và xứng tầm”.

Tạo bước ngoặt bứt phá cho giai đoạn phát triển mới của Thủ đô
PGS.TS Trần Đình Thiên phát biểu tại Hội thảo “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.

Nguyên nhân do cách phát huy tiềm năng, lợi thế ít tính “thực chiến thị trường”, thực tế phát huy còn kém hiệu quả lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội suốt nhiều năm qua (thậm chí còn gây tác động ngược) vì thiếu cơ chế khuyến khích tài năng có hiệu lực thực tế là một minh chứng.

Hay tiềm năng thu hút và phát huy sức mạnh vượt trội của số đông doanh nghiệp lớn tập trung ở Hà Nội ít được chuyển hóa thành động lực phát triển vượt trội của Thủ đô do thiếu cơ hội thực tế và ít dự án phát triển đúng tầm.

Cách tiếp cận từ tương lai chưa được chú trọng đúng mức, bị cách tiếp cận “tĩnh” lấn át; cách tiếp cận hội nhập, đua tranh, cạnh tranh quốc tế chưa đủ mạnh. Thủ đô chưa được trao quyền “đúng vai”, dẫn tới việc không gian chủ động, sáng tạo chưa được xác định đầy đủ, rõ ràng, cơ hội bị hạn chế; chú ý nhiều đến tiềm năng, lợi thế sẵn có (lợi thế tĩnh), ít chú ý đến lợi thế động, có vai trò ngày càng tăng. Cách tiếp cận “lợi thế động - tổng thể” chưa đậm nét, dẫn tới chỗ trong chiến lược hành động, chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu tạo lợi thế động hay “tạo động lực phát triển mới” như Đảng, Nhà nước hay nhấn mạnh gần đây với tư cách là nhiệm vụ ưu tiên chiến lược.

Phát huy vai trò đi đầu, vượt trước và dẫn dắt

Hà Nội đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, với thời cơ lịch sử mở ra, như đã được khẳng định trong nhiều văn kiện đường lối và chiến lược của Trung ương và Hà Nội. Thế giới chuyển sang một thời đại phát triển mới, đặt ra mọi quốc gia, mọi chủ thể phát triển trước vạch xuất phát mới, với những thách thức và cơ hội phát triển có nội dung và bản chất khác trước. Yêu cầu vượt qua thách thức và hiện thực hóa cơ hội “đời mới” đòi hỏi những điều kiện và năng lực phát triển mới và khác, phải có tầm nhìn, cách tiếp cận và logic phát triển mới.

Tạo bước ngoặt bứt phá cho giai đoạn phát triển mới của Thủ đô
Thủ đô Hà Nội có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển.

Logic phát triển thay đổi đồng thời cũng mang lại cho các nước đi sau lợi thế đặc biệt: “lợi thế đi sau - tiến vượt”, mở ra một cơ hội tiềm năng lớn chưa từng thấy: vượt bỏ logic cũ, rút ngắn, thậm chí bỏ qua nhiều khâu, nhiều bước của thời đại nông nghiệp truyền thống và công nghiệp cơ khí, tiến thẳng vào thời đại mới, công nghệ cao - trí tuệ sáng tạo.

Đi sau nhưng Việt Nam nhận thức sớm và ngày càng rõ cơ hội lịch sử này, trên cơ sở đó, định hình đường lối phát triển và đưa ra những cam kết mục tiêu mạnh mẽ: trở thành nước phát triển hiện đại, thu nhập cao, kinh tế xanh, kinh tế số, “thế lực công nghiệp bán dẫn toàn cầu”,… ở những mốc thời gian khá cụ thể.

Đây là những cam kết mang tính thách thức rất cao, nhưng với những điều kiện bảo đảm khả thi đáng tin cây, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi và năng lực phù hợp để nắm bắt và hiện thực hóa cơ hội tiến vượt. Cách tiếp cận biến thách thức quốc gia thành cơ hội và lợi ích phát triển của xã hội, doanh nghiệp và người dân thông qua việc đổi mới mạnh mẽ hệ thống cơ chế chính sách đang từng bước được hiện thực hóa tạo niềm tin vào triển vọng thành công của nỗ lực “tiến vượt để đuổi kịp” của Việt Nam.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, trong không gian phát triển hiện đại đầy hứng khởi, chức năng đi đầu - vượt trước và dẫn dắt phát triển của Hà Nội càng nổi bật; đồng thời, khía cạnh thách thức cũng như cơ hội phát triển được định hình rõ nét theo đúng tương quan “thuyền to - sóng lớn”, thách thức càng cao, cơ hội càng lớn. Tại điểm ngoặt then chốt này, càng nổi bật lên lợi thế phát triển đặc biệt của Hà Nội ngàn năm văn hiến, hội tụ tinh hoa của một dân tộc thông minh, giàu năng lực ứng biến và sáng tạo.

Với “Luật Thủ đô” và “Quy hoạch Phát triển Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, Hà Nội đã bắt nhịp quỹ đạo phát triển mới. Với những Văn kiện đó, định hướng lớn, khung khổ thể chế, hệ giải pháp chiến lược đã được xác lập.

Nhấn mạnh một số hành động ưu tiên, theo định hướng đột phá, tạo bước ngoặt - bứt phá cho giai đoạn phát triển mới của Thủ đô, PGS,TS. Trần Đình Thiên cho rằng: Trước hết cần làm rõ hơn các đặc trưng chất lượng đã được định cho Thủ đô - văn hóa, văn hiến, văn minh, hiện đại, trong đó đặc biệt chú trọng định hình rõ nét chân dung phát triển của Thủ đô theo các tiêu chuẩn thời đại; đáp ứng yêu cầu hội nhập - đua tranh quốc tế trong vai trò đại diện cho một quốc gia đang cam kết rất mạnh cho mục tiêu “tiến vượt để tiến cùng thời đại, tiến kịp thế giới”.

Hà Nội cần nhận diện, đánh giá lại tiềm năng và lợi thế phát triển của Thủ đô trên quan điểm hiện đại; để thực hiện sứ mệnh, Hà Nội cần sự hỗ trợ đặc biệt to lớn từ Trung ương, trong đó, có việc dành ưu tiên về nguồn lược quy mô lớn, cung cấp các dự án phát triển đặc biệt để tạo khai thông - đột phá và những thể chế, giải pháp vượt trội nhằm tạo không gian, mở cơ hội phát triển mới cho Hà Nội. Cách tiếp cận “xin cải cách thể chế”, “xin thêm quyền chủ động - sáng tạo” sẽ giúp Hà Nội mở rộng không gian đổi mới và cơ hội phát triển đúng theo tinh thần của thời đại mới.

N.Hoa

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kéo giảm nợ xấu, ổn định giá trị đồng tiền

Kéo giảm nợ xấu, ổn định giá trị đồng tiền

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống, xã hội, doanh nghiệp và người dân khó khăn, giảm nguồn thu dẫn đến việc trả nợ càng khó khăn hơn.
Chỉ có các tổ chức tín dụng mới được cấp phép kinh doanh ngoại hối

Chỉ có các tổ chức tín dụng mới được cấp phép kinh doanh ngoại hối

(LĐTĐ) Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam hiện nay thì chỉ có các tổ chức tín dụng được cấp phép kinh doanh ngoại hối, đặc biệt kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế.
Tin bão mới nhất: Bão Toraji giật cấp 15 đang áp sát Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão Toraji giật cấp 15 đang áp sát Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Toraji nhiều khả năng di chuyển vào Biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11 (trở thành cơn bão số 8). Ngoài ra, 1 cơn bão nữa ở ngoài khơi xa tây bắc Thái Bình Dương (bão Man-yi) cũng có khả năng mạnh thêm và không loại trừ khả năng thời gian tới xuất hiện bão số 9.
Tin bão mới nhất: Bão số 7 áp sát Hoàng Sa, bão số 8 (Toraji) sắp vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 7 áp sát Hoàng Sa, bão số 8 (Toraji) sắp vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lúc 4 giờ sáng ngày 11/11/2024, bão số 7 (Yinxing) hiện đang ở vị trí gần khu vực phía bắc quần đảo Hoàng Sa. Bão có sức gió mạnh nhất gần tâm đạt cấp 8 (tương đương 62 - 74 km/giờ), giật cấp 10, và di chuyển theo hướng tây nam với tốc độ 15 km/giờ.
Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024

Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024

(LĐTĐ) Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024 sẽ diễn ra vào ngày 17/11 tại Hà Nội, vinh danh trang phục truyền thống. Sự kiện thu hút 300 - 500 người, bao gồm các đoàn chiến hành, kỷ niệm 10 năm phong trào cổ phục Việt Nam, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc.
Không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường vàng

Không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường vàng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, không loại trừ khả năng có sự tồn tại của các hành vi thao túng thị trường, vi phạm các quy định liên quan của pháp luật về thuế, cạnh tranh… đã dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước (đặc biệt là vàng SJC) và thế giới.
Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc thành lập sàn giao dịch vàng?

Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc thành lập sàn giao dịch vàng?

(LĐTĐ) Trên thế giới có rất nhiều nước thị trường phát triển cho phép thành lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng và mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước. Đại biểu Quốc hội đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu quan điểm về việc thành lập sàn giao dịch vàng?

Tin khác

Kéo giảm nợ xấu, ổn định giá trị đồng tiền

Kéo giảm nợ xấu, ổn định giá trị đồng tiền

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống, xã hội, doanh nghiệp và người dân khó khăn, giảm nguồn thu dẫn đến việc trả nợ càng khó khăn hơn.
Chỉ có các tổ chức tín dụng mới được cấp phép kinh doanh ngoại hối

Chỉ có các tổ chức tín dụng mới được cấp phép kinh doanh ngoại hối

(LĐTĐ) Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam hiện nay thì chỉ có các tổ chức tín dụng được cấp phép kinh doanh ngoại hối, đặc biệt kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế.
Không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường vàng

Không loại trừ khả năng có hành vi thao túng thị trường vàng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, không loại trừ khả năng có sự tồn tại của các hành vi thao túng thị trường, vi phạm các quy định liên quan của pháp luật về thuế, cạnh tranh… đã dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước (đặc biệt là vàng SJC) và thế giới.
Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc thành lập sàn giao dịch vàng?

Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi về việc thành lập sàn giao dịch vàng?

(LĐTĐ) Trên thế giới có rất nhiều nước thị trường phát triển cho phép thành lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng và mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước. Đại biểu Quốc hội đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu quan điểm về việc thành lập sàn giao dịch vàng?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời những gì về thị trường vàng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời những gì về thị trường vàng?

(LĐTĐ) Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Ngân hàng, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng 11/11, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng về giải pháp để quản lý thị trường vàng hiện tại và tương lai.
Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn và trả lời chất vấn theo cách thức 'hỏi nhanh, đáp gọn"

Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn và trả lời chất vấn theo cách thức 'hỏi nhanh, đáp gọn"

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (11/11), dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn với ba nhóm lĩnh vực là Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông.
Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (11/11), Thống đốc Nguyễn Thị Hồng sẽ là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Mở rộng đối tượng tham gia, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Mở rộng đối tượng tham gia, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Dự thảo Luật cũng sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời

Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, cần tạo điều kiện cho nhà giáo được học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời, không bị hạn chế bởi tuổi tác hoặc các quy định về thời gian công tác; cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của xã hội vào hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong các môi trường đặc thù như trường ở vùng sâu, vùng xa, trại giam.
Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn

Khởi tố vụ án tại Công ty SJC lợi dụng việc bán vàng miếng bình ổn

(LĐTĐ) Chiều 9/11, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin về tiến độ điều tra các vụ án được dư luận quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động