Thương mại điện tử và sự an toàn trên không gian mạng
Lĩnh vực công nghệ thông tin tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng cao | |
Năm 2020: Sẽ triển khai Ngày mua sắm trực tuyến vào thứ 6 hàng tuần |
Xu hướng chủ đạo trong kinh doanh
Theo sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2019, trong những năm gần đây, TMĐT trên thế giới phát triển một cách bùng nổ, năm 2019 đã vượt doanh thu hơn 2.000 tỷ USD. Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó khu vực châu Á Thái Bình Dương là khu vực mà TMĐT đang phát triển sôi động.
Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử |
Đối với thị trường TMĐT B2C (business to customer) tại Việt Nam trong 5 năm qua đều đạt mức tăng trưởng trên 20%, năm 2018 quy mô thị trường đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 30%. Riêng trong năm 2019, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến đạt 10 tỷ USD (trung bình 1 người dân mua trực tuyến 216 USD/năm), tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C chiếm khoảng 4,8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng cả nước, dự kiến đến năm 2020 sẽ duy trì mức tăng trưởng 25-30% hàng năm.
Số liệu cũng cho thấy, ước tính hiện có khoảng 39,9 triệu người Việt Nam đã tham gia mua sắm trực tuyến năm 2018, gần gấp đôi năm 2016, bình quân giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt khoảng 202 USD. Tuy nhiên tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước chỉ đạt 4,2%, con số này các năm trước chỉ ở mức trên dưới 3%.
Trong khi đó, theo thống kê của Cục thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), hiện Việt Nam có 24.247 website ứng dụng TMĐT, 910 sàn giao dịch TMĐT, tăng trưởng 29% so với năm trước. Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để phát triển TMĐT khi có tới 64 triệu người dùng internet (chiếm 66% dân số), 62 triệu người dùng mạng xã hội (64% dân số), số thuê bao di động đạt 143 triệu trong đó 72% dân số sử dụng smartphone. Độ tuổi trung bình trẻ, ở mức 32 tuổi…
Với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng Internet, hạ tầng thanh toán điện tử cũng như các hạ tầng logistics, Việt Nam hiện đang được đánh giá là một trong những thị trường mà TMĐT phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 25%. Việc TMĐT xuyên biên giới đang phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng tất yếu trong thương mại toàn cầu, nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho các quốc gia trong việc hợp tác phát triển cũng như kiểm soát hoạt động này.
Đẩy mạnh việc bảo vệ người tiêu dùng
TMĐT là lĩnh vực kinh doanh mới xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng đang có sự phát triển đột phá, mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình những năm qua là từ 25% -30%/năm. Hiện nay, có khoảng 1/3 dân số Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến. Không thể phủ nhận vai trò của TMĐT trong việc giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận sản phẩm, rút ngắn thời gian mua sắm, tiết kiệm chi phí đi lại, thuận tiện trong giao dịch cũng như được hưởng nhiều tiện ích khác.
Tuy nhiên, hiện tượng lợi dụng hình thức kinh doanh trực tuyến để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng xảy ra ngày càng phổ biến hơn, điển hình như cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác về thành phần, tính năng, công dụng, chất lượng, giá cả, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ (hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ); không thực hiện trách nhiệm cung cấp hóa đơn, chứng từ giao dịch, vi phạm trách nhiệm về bảo hành, giao, nhận, đổi, trả hàng hóa (giao hàng thiếu, giao hàng chậm, giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại, hủy đơn hàng không có lý do…).
Người tiêu dùng phải trở thành những người thông thái để tự bảo vệ mình |
Đơn cử như thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Việt Nam đã tiến hành kiểm tra và xử lý nhiều vi phạm trong hoạt động TMĐT. Điển hình gần đây là vụ việc Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Phòng An ninh công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội xử lý hoạt động kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Samsung tại Cầu Giấy (Hà Nội). Các đối tượng sử dụng website đăng địa chỉ ảo, người đứng tên mua website là một người khác nhưng người thực sự sở hữu và sử dụng lại là một người khác…
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khi bán hàng lên mạng, người bán sử dụng hình ảnh thật, nhưng khi sản phẩm khách hàng nhận được lại là hàng giả, hàng nhái. Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, hàng nhái nhưng vì tâm lý e ngại đã không lên tiếng, không phản ánh đến cơ quan chức năng.
Trong tình hình hiện nay, việc vi phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng ngày càng phức tạp và gia tăng ở hất hết các lĩnh vực. Vì vậy, các cấp, các ngành cần tích cực tuyên truyền phổ biến rộng rãi hơn nữa về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường thông tin cho người tiêu dùng nhận biết về hàng giả, hàng kém chất lượng một cách thường xuyên hơn. Đồng thời giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khuyến khích người tiêu dùng lên án, “tẩy chay” hàng hoá của doanh nghiệp vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2020, chủ đề được Bộ Công Thương lựa chọn là “Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử”. Với chủ đề này, các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2020 nhằm tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích, động viên sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Qua đó, góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, giữ ổn định và tạo động lực phát triển KT-XH.
Để mục tiêu trên thành công, theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại, để bảo vệ quyền lợi cho chính mình và cho toàn xã hội thì trước hết người mua hàng phải là người tiêu dùng thông thái. Đồng thời, người tiêu dùng phải tích cực nghiên cứu tìm hiểu pháp luật để biết được quyền lợi trong tiêu dùng của mình để khi có sự cố xảy ra thì biết cách tự giải quyết hoặc tìm đến cơ quan nào để giải quyết.
Ông Phú cũng cho rằng, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Ngày 15/3 hàng năm đã được coi là ngày Quốc tế Quyền của người tiêu dùng (ra đời ngày 15/3/1960). Bên cạnh việc hiểu Luật để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng và các doanh nghiệp hoạt động chân chính luôn hy vọng, tin tưởng Nhà nước và các cơ quan thực thi pháp luật bằng quyền lực, trách nhiệm của mình và những quy định của Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng…sẽ tìm lại sự công bằng và bảo vệ cho họ không chỉ trong một ngày (15/3), mà trong suốt cả 365 ngày.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28
Ngày 19/12: Giá dầu thế giới giảm, trong nước giá xăng dự báo tăng chiều nay?
Thị trường 19/12/2024 08:11
Giá xăng dầu hôm nay (18/12): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm
Thị trường 18/12/2024 07:45