Thương mại điện tử “cứu cánh” cho thị trường bánh Trung thu mùa Covid-19

(LĐTĐ) Chỉ còn khoảng hơn 2 tuần nữa là đến tết Trung thu, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cung ứng sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Trước tình hình đó, thị trường online (trực tuyến) trở thành kênh phân phối được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Trong khi đó, để đảm bảo tiết kiệm chi phí, tận dụng thời gian rảnh rỗi, không ít người đã tự tìm nguyên liệu làm bánh Trung thu ở nhà với nhiều sản phẩm đẹp, chất lượng...
Những suất quà nghĩa tình đến với hoàn cảnh khó khăn ở huyện Thanh Oai Hà Nội không tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” theo thông lệ hằng năm Tạm giữ xe tải "luồng xanh" vận chuyển gần 10 tấn bánh Trung không rõ nguồn gốc xuất xứ

Mở rộng kênh phân phối online

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, thậm chí siết chặt kiểm soát tại một số quận, huyện thuộc phân khu 1 (vùng đỏ), theo bản đồ phân khu kiểm soát dịch của thành phố Hà Nội. Trước những khó khăn này, ngay lập tức nhiều doanh nghiệp kinh doanh bánh Trung thu đã chuyển đổi hình thức kinh doanh từ cổ truyền trước đây (bày bán tại các sạp dọc đường, hay tại các trung tâm thương mại, siêu thị…) chuyển sang hình thức bán hàng online.

Thương mại điện tử “cứu cánh” cho thị trường bánh Trung thu mùa Covid-19
Thị trường bánh Trung thu sôi động trên các sàn thương mại điện tử trong mùa Covid-19

Đơn cử như với thương hiệu bánh truyền thống Bảo Phương ở Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội), thời điểm này của những năm trước, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân phải vất vả xếp hàng mới có thể sở hữu được một sản phẩm bánh Trung thu Bảo Phương. Nhưng năm nay thì khác, hình ảnh người dân xếp hàng dài đã không còn, bởi những tác động của dịch Covid-19. Thế nhưng, không để người dân “kịp buồn”, để phục vụ kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, Bảo Phương ngay lập tức đã triển khai đặt bánh qua kênh online, nhận đơn hàng trực tiếp qua fanpage và vận chuyển bánh trong ngày với đơn nội thành.

Đặc biệt, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng giá sản phẩm bánh Trung thu Bảo Phương được niêm yết qua fanpage và các kênh bán hàng online không đổi so với giá bán của các năm trước khi bánh dẻo chay chỉ có giá 25.000 đồng/chiếc, bánh nướng thập cẩm có giá 50.000 đồng/chiếc…

Cũng như thương hiệu bánh Trung thu Bảo Phương, nhiều thương hiệu bánh Trung thu lớn như: Thành Long, Kinh Đô, Hữu Nghị, Thu Hương…bên cạnh việc tiếp tục hợp tác với các đối tác như hệ thống siêu thị AEON, Lotte mart…thì các doanh nghiệp này cũng nhanh chóng triển khai bán hàng qua trang fanpage, website và qua các sàn thương mại điện tử.

Cụ thể, dạo qua một số sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Sendo, Lazada…cho thấy, hầu như mọi thương hiệu bánh Trung thu nổi tiếng như: Kinh Đô, Hữu Nghị, Thu Hương… đều xuất hiện và “náo nhiệt” giới thiệu sản phẩm, cùng với đó là chương trình khuyến mãi hấp dẫn với những gói ưu đãi từ 5 – 50% (tùy sản phẩm, tùy thương hiệu) nhằm thu hút khách hàng. Cùng với đó, người tiêu dùng dễ dàng so sánh, tính toán chi phí sao cho hiệu quả, phù hợp nhất với “hầu bao” của mình.

Đề cập đến sự tiện lợi khi đặt bánh Trung thu online, chị Ngọc Anh (quận Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, việc mua bánh Trung thu qua các sàn thương mại điện tử, hoặc thông qua các fanpage có rất nhiều tiện ích, khi người mua không chỉ thoải mái kiểm tra giá, nhà sản xuất, kiểu dáng…mà còn không phải làm phiền người bán như ở ngoài. Trong khi đó, người mua chỉ cần lựa chọn loại bánh mình thích, chọn giá phù hợp rồi có người mang đến tận nhà.

“Không chỉ thuận tiện trong việc lựa chọn giá, lựa chọn sản phẩm, việc mua bánh online giúp người mua và người bán hạn chế tiếp xúc khi thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, đảm bảo công tác phòng chống dịch, những vẫn được thưởng thức món bánh Trung thu mà mình yêu thích”, chị Ngọc Anh bày tỏ.

“Bùng nổ” xu hướng làm bánh Trung thu tại nhà

Có thể thấy, tại thời điểm này, trong khi Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người dân phải tạm thời nghỉ việc ở nhà khiến thu nhập bị ảnh hưởng, dẫn đến việc nhiều gia đình phải thắt chặt chi tiêu. Trong khi đó, để có thể thưởng thức được món bánh Trung thu yêu thích và giúp con em mình vẫn cảm nhận về một cái Tết Trung thu ý nghĩa trong thời điểm Covid-19, thì nhiều gia đình đã chủ động tìm mua nguyên liệu, mày mò và tự học làm bánh Trung thu.

Thương mại điện tử “cứu cánh” cho thị trường bánh Trung thu mùa Covid-19
Nhiều người tận dụng thời gian rảnh rỗi ở nhà học làm bánh Trung thu

Nắm bắt được nhu cầu, ngay lập tức trên các diễn đàn mạng xã hội liên, nhiều tài khoản liên tục đăng tải thông tin về những lớp học làm bánh Trung thu online. Thậm chí, nhiều người làm bánh handmade còn thực hiện quảng bá cho những khóa học này bằng việc quay các clip để đưa lên trang mạng xã hội như facebook, youtube, tiktok…nhằm thu hút nhiều người tham gia. Cùng với đó, các cở sở sản xuất kinh doanh cũng đẩy mạnh việc bán các sản phẩm khuôn làm bánh, nhân làm bánh để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Chị Minh Nguyệt ở Khu đô thị Đại Thanh (Hà Đông) cho biết, thời điểm này, thay vì mua bánh Trung thu thành phẩm, một số người lại lựa chọn đặt mua các nguyên liệu bánh để tự làm tại nhà do có nhiều thời gian rảnh rỗi. Thực tế cho thấy, chỉ cần gõ từ khóa “tự làm bánh Trung thu” hoặc “nguyên liệu làm bánh Trung Thu” trên Google, ngay lập tức sẽ cho kết quả hàng trăm trang web rao bán đủ loại dụng cụ, nguyên liệu để làm bánh.

“Theo quảng cáo trên một số website, với một combo nguyên liệu làm bánh Trung thu thập cẩm bao gồm: Lạp xưởng, đường mía, hạt điều, bí xanh, mứt sen, bột nếp, ngũ vị hương…có giá bán từ 80.000-175.000 nghìn đồng/túi, người làm bánh có thể làm được khoảng 15 chiếc bánh có trọng lượng khoảng 150gram, dụng cụ làm khá đơn giản khi chỉ cần đến nồi chiên không dầu hoặc lò vi sóng là có thể nướng bánh dễ dàng. Tuy nhiên, cái khó nhất là khâu chờ nguyên liệu vì thời điểm này Hà Nội đang giãn cách nên nhiều khi đặt hàng cả tuần cũng không có”, chị Nguyệt chia sẻ.

Thương mại điện tử “cứu cánh” cho thị trường bánh Trung thu mùa Covid-19
Nguyên liệu làm bánh Trung thu khá dễ tuy nhiên các cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn nguyên liệu rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh

Cũng như chị Nguyệt, chị Phạm Thị Hương (Dương Nội, Hà Đông) cho biết, từ khi Thành phố yêu cầu giãn cách xã hội ai ở yên nhà nấy, chị Hương đã tham gia vào các hội nhóm, diễn đàn để tự học làm bánh. Theo chị Hương, về công thức làm bánh thì các chị em trong hội nhóm chia sẻ, hoặc cũng có thể lên mạng tự tìm kiếm. Nhưng khó nhất là nguyên liệu và khuôn làm bánh, vì để có đủ nguyên liệu hay các khuôn như ý mình, thì người làm phải mất thời gian chờ đợi đặt hàng rất lâu.

“Trên sàn thương mại điện tử Shopee bạn muốn tìm mua nguyên liệu hay khuôn làm bánh gì cũng có, nhưng phải mất thời gian khoản 1 tuần thì sản phẩm mới được giao tới tay người đặt hàng. Giá khuôn để làm bánh cũng rất đa dạng, đa chủng loại, dao động ở mức từ 75 – 130.000 đồng/1 khuôn, với đủ các site từ 50 – 200g.

Tuy nhiên, để bánh được ngon nhất thì các nguyên liệu vẫn do mình tự chọn, tự làm là tốt nhất. Thực ra những năm trước tôi toàn mua bánh Trung thu ở ngoài, ăn thì cũng được nhưng giờ ở nhà có thời gian rảnh, trong khi mua nguyên liệu làm bánh khá dễ nên tôi cũng muốn tự mình làm bánh. Lâu dần tôi đã thử kinh doanh các sản phẩm do mình tự làm và nhận được nhiều lời khen của bạn bè và khách hàng”, chị Hương cho hay.

Có thể thấy, việc người dân tự làm sản phẩm bánh Trung thu handmade không chỉ tiết kiệm chi phí, mà còn giảm tiếp xúc trong thời điểm giãn cách xã hội. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm làm bánh Trung thu bán sẵn, do đó, khi mua nguyên liệu người tiêu dùng phải biết cách tự bảo vệ mình bằng cách, lựa chọn những nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 28/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin về lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam lần thứ 9 năm 2024. Trong đó, 190 doanh nghiệp, với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt THQG Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

(LĐTĐ) Từ ngày 28/10 - 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

(LĐTĐ) Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ diễn ra trên cả nước từ ngày 25/11 đến 1/12/2024 và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 cũng chính thức bắt đầu từ 0h thứ Sáu, ngày 29/1, đến 12h ngày 1/12.
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác liên kết vùng giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và thực sự mang lại rất nhiều kết quả tích cực. Hàng loạt sự kiện lớn trong và ngoài nước được tổ chức với hiệu quả cao về kích cầu và quảng bá hình ảnh, sản vật Thủ đô, qua đó Hà Nội đã khẳng định được vai trò là trung tâm kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá chiều 24/10, giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh giảm ở mức từ 38 đồng/lít đến 254 đồng/lít, tùy từng mặt hàng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

(LĐTĐ) Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

(LĐTĐ) Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 sẽ diễn ra trong các tháng 5, 7 và 11/2025. Dự kiến, chương trình sẽ thu hút 1.000 - 2.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên cả nước, trong đó có các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn, các cửa hàng chuyên doanh, hệ thống ngân hàng...
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

(LĐTĐ) Thời gian qua, thương mại điện tử chứng kiến sự phát triển nhanh chóng nhưng cũng song hành với những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó mỗi người dân sẽ phải có kiến thức tự bảo vệ mình, tránh “tiền mất tật mang” trong môi trường không gian mạng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử thời gian tới.
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

(LĐTĐ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có quyết định chính thức về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, theo đó, từ ngày 11/10/2024 mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%.
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

(LĐTĐ) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, niêm yết giá hàng hóa rõ ràng, xây dựng chương trình khuyến mại, chế độ hậu mãi… là những giải pháp mà các Sở, ngành, quận, huyện Hà Nội đã và đang tích cực triển khai nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động