‘Thực phẩm bẩn’ cuối cùng là cái gì?

Danh từ ‘thực phẩm bẩn’ không biết đã được tạo ra từ lúc nào nhưng nó đang cuốn cả xã hội vào một luồng cảm xúc đầy tiêu cực. Để chống lại thứ gì, đầu tiên ta phải gọi được tên nó. 
thuc pham ban cuoi cung la cai gi Thực phẩm bẩn - Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư đại trực tràng
thuc pham ban cuoi cung la cai gi Cần tỉnh táo khi mua “siêu” thực phẩm
thuc pham ban cuoi cung la cai gi An toàn thực phẩm vẫn là vấn đề trọng tâm trong năm 2016

‘Bẩn’ – từ khoá vạn năng

‘Thực phẩm bẩn’ bây giờ trở thành một danh từ phổ biến và mang ý nghĩa bao trùm. Nó được sử dụng ở khắp mọi nơi. Hàng loạt cơ quan truyền thông tuyên chiến với ‘thực phẩm bẩn’. Một giáo sư đầu ngành lên tuyên bố rằng ‘thực phẩm bẩn’ là nguyên nhân gây ung thư. Ngay cả bộ trưởng bộ NNPTNT cũng sử dụng khái niệm ‘bẩn’-‘sạch’ ở nghị trường.

Thế cuối cùng thế nào là ‘bẩn’ và thế nào là ‘sạch’. Chưa ai có ý định làm rõ nghĩa cái khái niệm chung chung ấy.

Thậm chí trên một tờ báo, người ta còn viết rằng ‘thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh có khả năng gây ung thư’. Sự mơ hồ về mặt khái niệm được đẩy lên một tầm cao mới. Bây giờ cả thiếu vệ sinh cũng gây ung thư.

Có phải ‘bẩn’ nghĩa là gây hại cho sức khoẻ, hoặc cụ thể hơn là ‘gây ung thư’. Nếu vậy thì trong rau thịt có chứa hoá chất nào thì có thể gây hại cho sức khoẻ, loại hoá chất nào gây ung thư, hay là chỉ cần có chứa vi khuẩn e-coli – tức là mất vệ sinh ở mức cơ bản nhất – thì đã gây ung thư rồi. Và nếu xét khái niệm ‘bẩn’ ở góc độ này thì có bao nhiêu loại hoá chất cần cấm, bao nhiêu loại hoá chất nông dân cứ tự nhiên mà sử dụng.

Hay là ‘bẩn’ nghĩa là được tạo ra bằng phương pháp canh tác sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, chất hoá học trong nuôi trồng của nông dân nước ta hiện nay. Nếu thế thì phải chăng là sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, chỉ gieo hạt trên đất không chăm bón gì thì mới được coi là ‘sạch’.

Đến cuối ngày người ta tuyên chiến với thực phẩm ‘bẩn’ mà không hề chỉ rõ được ra thế nào là ‘bẩn’. Chuẩn ‘bẩn’ của Mỹ có khác chuẩn ‘bẩn’ của Việt Nam không; vì nông sản xuất khẩu nước ta thường xuyên bị nước bạn trả lại vì dư lượng kháng sinh. Và chuẩn ‘sạch’ của Trung Quốc có cùng chuẩn ‘sạch’ với Việt Nam không, vì một lượng lớn nông sản nước ta nhập từ nước này.

thuc pham ban cuoi cung la cai gi
Thế nào là "thực phẩm bẩn", "thực phẩm sạch"?

Chuẩn nào cho ‘sạch’

Không có chuẩn về ‘bẩn’, không ai chỉ rõ ra ‘bẩn’ là thực phẩm gồm loại hoá chất nào, loại thuốc chăn nuôi nào. Chỉ một vài trường hợp, như salbutamol được gọi tên chính xác. Còn lại là một nỗi sợ bao trùm. Đến cả các nhà khoa học giờ cũng lên báo dùng khái niệm ‘thực phẩm bẩn’ một cách phi khoa học, bởi ‘bẩn’ không phải là một tính từ định lượng. Đáng ra nhà khoa học cần nói, ‘thực phẩm có chứa hoá chất A, loại thuốc B có khả năng gây ung thư’ thì ở đây lại nói là ‘bẩn’. Thế ăn bốc có khả năng gây ung thư không, nhà khoa học cần giải thích, vì thật ra theo một cách nhìn nào đó thì ăn bốc khá là bẩn. Hoặc là cả nhà dùng đũa chấm chung một bát nước mắm có khả năng gây ung thư không. Một vị khách phương Tây nào đó sẽ nói với bạn rằng cách ăn uống đấy không ‘sạch’ đâu.

 ‘Bẩn’ trở thành một từ khoá vạn năng. ‘Bẩn’ trở thành một con ngáo ộp vô hình. ‘Bẩn’ trở thành một khái niệm che lấp đi những kẻ thù thực sự của chúng ta. Kẻ thù của chúng ta là những loại hoá chất có tên tiếng Latin đàng hoàng, thì bây giờ ẩn nấp dưới cái chữ ‘bẩn’ vô nghĩa này.

Và bởi thế, cũng không có chuẩn nào về ‘sạch’. Cuối cùng chúng ta đang tuyên chiến với cái gì. Và chúng ta sẽ tuyên chiến với thứ khái niệm ‘bẩn’ rộng lớn mơ hồ này như thế nào nếu không nhận diện được kẻ thù.

Cuộc chiến đấu với ‘thực phẩm bẩn’ đang trở thành một cuộc chiến thiếu nhiều cơ sở khoa học. Nó thiếu cơ sở khoa học cơ bản, như là hoá học hay sinh học. Và vì thế, nó thiếu cả cơ sở khoa học quản lý, bởi để cấm, để quản, thì người ta cần cấm và quản những thứ cụ thể.

Hiện tại, chúng ta cũng có danh sách các chất cấm trong chăn nuôi, và ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả được cho phép. Nhưng danh sách này do Bộ NNPTNT ban hành. Và bây giờ, Bộ cũng bị nghi ngờ về khả năng xác tín thế nào là ‘bẩn’.

Năm 2014, khi  ông Nguyễn Xuân Hồng, cục trưởng cục Bảo vệ thực vật tuyên bố rằng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hoa quả Trung Quốc dù cao, nhưng vẫn an toàn khi ăn, ông này đã nhận một sự phản kháng kịch liệt từ người dân và truyền thông.

Năm 2013, một văn bản hướng dẫn chọn mua thực phẩm của Bộ Y tế bị phản bác. Các tiểu thương nói rằng chính loại thực phẩm mà Bộ mô tả, đẹp đẽ chuẩn mực, mới là loại ‘đã xử lý qua thuốc’.

Nói chung, không một bên nào trong cuộc chiến này từ nhà quản lý, nhà sản xuất đến dư luận xã hội đang tỏ ra nhận diện được cái sự ‘bẩn’.

Cần biết rằng để kiểm tra hàm lượng một chất hoá học trong thịt, người ta cần gọi tên chất ấy ra trước. ‘Tôi muốn kiểm tra xem trong miếng thịt này hàm lượng chất X, chất Y’ là bao nhiêu – bài toán là như vậy. Ta cần biết mình đang nói đến thứ gì.

Cuộc chiến đấu với ‘thực phẩm bẩn’ khi không nhận diện được kẻ thù chỉ tạo ra một sự hoang mang ở tầm xã hội. Khi ta không biết kẻ thù là ai, nỗi sợ càng tăng lên. Và nỗi sợ ấy có thể tạo ra những hệ luỵ kinh khủng cho nền sản xuất. Như một con người đang nhắm mắt đấm đá ra tứ phía, nhiều đối tượng có thể bị tổn hại. Cụ thể nhất, là các nhà sản xuất, tức người nông dân. Chính họ cũng đang không hiểu rằng xã hội tuyên chiến với thực phẩm bẩn là đang muốn họ làm gì với chuồng trại, ruộng vườn của mình, bỏ loại thuốc nào hay là… tăng loại thuốc nào.

Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16 năm 2024 với chủ đề: "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".
TP.HCM: Đám cháy thiêu rụi nhà xưởng giữa trưa nắng gắt

TP.HCM: Đám cháy thiêu rụi nhà xưởng giữa trưa nắng gắt

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Công an quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy nhà xưởng trên đường Trần Hải Phụng (phường Tân Tạo).
Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày đầu nghỉ lễ, lượng khách đổ về các bến xe tăng mạnh

Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày đầu nghỉ lễ, lượng khách đổ về các bến xe tăng mạnh

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ngày 27/4, lượng khách tới các bến xe rất đông để mua vé. Các tuyến được người dân lựa chọn nhiều như: Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Nha Trang, TP.HCM - Đà Nẵng, TP.HCM - Quảng Ngãi và một số tuyến đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được duy trì sẽ giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức chung, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, phòng tránh các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc.
Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

(LĐTĐ) 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ Người Rạng Đông thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy, đã viết lên câu chuyện của thế hệ mình, xứng đáng với lời nguyện ước: “Phát triển để mãi mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ - làm thỏa lòng Bác mong!”
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, tại Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng năm 2024, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận đã phát động đợt thi đua cao điểm tới đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.

Tin khác

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

Chủ động phòng dịch bệnh kỳ nghỉ lễ

(LĐTĐ) Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, sởi, ho gà, sốt xuất huyết... Để phòng, chống dịch bệnh lúc giao mùa, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, ngoài nỗ lực của ngành Y tế, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cũng rất quan trọng.
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

Chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2197/BYT-DP về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Xem thêm
Phiên bản di động