Thừa phát lại: Tên mới nhưng không xa lạ

LĐTĐ - Khoảng 3 năm trở lại đây cái tên Thừa phát lại (TPL) dần được xã hội nhắc đến, tuy nhiên chức năng chính của TPL là gì và nó thiết thực với cuộc sống người dân như thế nàothì không phải ai cũng rõ.

Liên quan đến thi hành án và đời sống thường ngày

Năm 2012, trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường đã định nghĩa hết sức xúc tích về lĩnh vực nghề nghiệp mới này: “Nôm na, thừa phát lại là người chấp hành các quyết định của tòa án, trong đó có cả lệnh giữ trật tự tại phiên tòa”. Thực ra, ở nước ta trước năm 1950 và ở miền Nam trước năm 1975 không có cơ quan thi hành án dân sự của Nhà nước. Tuy vậy, các quyết định của tòa án về phần dân sự trong bản án hình sự cũng như các quyết định, các bản án về lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình vẫn được thực hiện.

Nghị định của Chính phủ quy định văn phòng TPL được quyền xác minh về điều kiện thi hành án để tổ chức thi hành cho đến khi đương sự tự nguyện thi hành. Nếu đương sự không tự nguyện, TPL có thể lên kế hoạch cưỡng chế. Nhưng họ phải báo cáo Cục trưởng Cục Thi hành án. Sau khi Cục trưởng thẩm định, xem xét và ra quyết định thì mới được cưỡng chế.

Không chỉ thực hiện các nhiệm vụ nói trên, TPL còn liên quan thiết thực đến đời sống thường ngày của người dân. Chẳng hạn, khi hàng xóm tiến hành xây dựng công trình khiến nhà bạn lún, nứt và bạn muốn có chứng cứ tốt nhất ghi nhận lại sự việc để sau này làm hồ sơ gửi tới các cấp chính quyền hoặc tòa án. Bạn có thể mời đại diện văn phòng TPL tới ghi nhận chứng cứ thông qua hình ảnh, vi bằng…và những ghi nhận này hoàn toàn có giá trị pháp lý. Một ví dụ khác, trong việc mua bán một tài sản có giá trị như ngôi nhà chẳng hạn, khi giao tiền cho nhau người mua muốn có người làm chứng để tránh những rủi ro về sau. Khi được mời, nhân viên TPL sẽ có trách nhiệm tạo lập chứng cứ cho việc mua bán với vai trò nhân chứng. Trả lời báo chí, Trưởng Văn phòng TPL Hai Bà Trưng Phạm Anh Dũng cho biết: “Người dân muốn xác nhận tình trạng tài sản, nhà đất trước khi xây dựng, sau khi xây dựng; nhà đất trước, sau khi cho thuê; xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản, con dấu, sổ tiết kiệm, thẻ tín dụng trái pháp luật; xác nhận hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền của các tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp… thì đều có thể tìm đến với TPL” -.

Việc lập vi bằng, không những chỉ là lập trên văn bản, giấy tờ mà TPL còn thiết lập hồ sơ, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình nhằm phản ánh, ghi nhận các sự kiện, hành vi. Vi bằng được dùng làm chứng cứ trong hoạt động xét xử, hòa giải, thỏa thuận, giao dịch và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng cũng là chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các thỏa thuận, giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Thu thập và bảo mật cứng cứ

Trong hoạt động thi hành án nhiều vụ việc khiến cơ quan thi hành án đau đầu nhất là việc xác minh tài sản của người bị thi hành án. Có những vụ việc kéo dài nhiều năm trời chỉ vì lý do không chứng minh được tài sản của người bị thi hành án. Giờ đây, khi gặp phải những trường hợp này, nhân viên TPL có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nghiệp vụ truy tìm, điều tra, xác minh tài sản của người phải thi hành án gồm:  Động sản (xe cộ, tàu thuyền…..); bất động sản, giấy tờ có giá trị (sổ tiết kiệm, cổ phiếu…), tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, vốn góp tại Công ty, lương, tài sản có được do thừa kế, hôn nhân, ly hôn, cho vay… làm căn cứ để TPL có biện pháp kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, tư vấn, thực hiện việc thu hồi tài sản trả lại cho người được thi hành án nhanh chóng, hiệu quả.

Tới đây cái tên Thừa phát lại sẽ không còn xa lạ trong mắt người dân. Ảnh minh họa.

Theo Thông tư liên tịch hướng dẫn việc xác minh điều kiện thi hành án của TPL tại các tổ chức tín dụng được Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 5/3/2014 thì Văn phòng TPL có quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về tín dụng của cá nhân có nghĩa vụ thi hành án hiện đang gửi ở tổ chức của mình. Việc yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện theo một trong hai hình thức TPL có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin; TPL trực tiếp xác minh tại tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, văn phòng TPL, người yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm bảo mật thông tin được cung cấp và sử dụng đúng mục đích, kết quả xác minh theo quy định của pháp luật.

Thông tư liên tịch cũng quy định tổ chức tín dụng cũng có quyền từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau: Vụ việc không thuộc thẩm quyền xác minh của TPL; trong cùng một vụ việc có cùng một nội dung yêu cầu tại cùng một thời điểm đã được chấp hành viên hoặc TPL khác thực hiện việc xác minh; khách hàng yêu cầu cung cấp thông tin không phải là người có nghĩa vụ thi hành án thuộc thẩm quyền xác minh của Thừa phát lại; thông tin yêu cầu cung cấp ngoài phạm vi các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này; hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin không đủ các tài liệu theo quy định. Trường hợp từ chối thì tổ chức tín dụng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.Còn khái niệm tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật….Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có”.

(Nghị định 135/CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ)

Gia Bảo

Nên xem

Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn

Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiến nghị cần có chính sách xã hội về nhà ở, thống nhất chỉ có một loại nhà (không phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại) theo chất lượng của Bộ Xây dựng quy định để người dân được tiếp cận như nhau về chất lượng và dịch vụ.
LĐLĐ quận Hà Đông biểu dương 85 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2024

LĐLĐ quận Hà Đông biểu dương 85 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng 85 gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu năm 2024.
Đa dạng các hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Đa dạng các hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã và đang triển khai sâu rộng các hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Công đoàn ngành Y tế Nghệ An biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu

Công đoàn ngành Y tế Nghệ An biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/7, Công đoàn ngành Y tế Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, tổng kết hoạt động Tháng Công nhân và biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên có thêm 1 mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”

Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên có thêm 1 mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”

(LĐTĐ) Sau hơn 2 tuần thi công, công trình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” do đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Gia Thượng (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) thiết kế đã được khánh thành hôm nay (17/7). Đây là công trình ý nghĩa, được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội

(LĐTĐ) Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đề nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và lãnh đạo các cấp, ngành tiếp tục tăng cường đoàn kết, thống nhất, chia sẻ với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài để gánh vác công việc chung, tập trung huy động mọi nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.

Tin khác

Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn

Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiến nghị cần có chính sách xã hội về nhà ở, thống nhất chỉ có một loại nhà (không phân biệt nhà ở xã hội và nhà ở thương mại) theo chất lượng của Bộ Xây dựng quy định để người dân được tiếp cận như nhau về chất lượng và dịch vụ.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội

(LĐTĐ) Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đề nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và lãnh đạo các cấp, ngành tiếp tục tăng cường đoàn kết, thống nhất, chia sẻ với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài để gánh vác công việc chung, tập trung huy động mọi nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.
Bộ Chính trị điều động đồng chí Bùi Thị Minh Hoài giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội

Bộ Chính trị điều động đồng chí Bùi Thị Minh Hoài giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Chính trị quyết định điều động, chỉ định đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Từ ngày 1/8/2024, sổ đỏ đã cấp cho hộ gia đình, sẽ xử lý thế nào?

Từ ngày 1/8/2024, sổ đỏ đã cấp cho hộ gia đình, sẽ xử lý thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, sổ đỏ không còn được cấp cho hộ gia đình theo Luật Đất đai mới. Hộ gia đình đã cấp sổ đỏ trước đó có thể đổi sang giấy chứng nhận cá nhân hoặc nhóm người sử dụng đất. Việc phân chia quyền sử dụng đất sẽ do các thành viên tự thỏa thuận và xác định.
Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

(LĐTĐ) Liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Bộ Công an vừa bắt tạm giam đối với 4 bị can trong đó có bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo 09, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động