Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dồn tổng lực để dập dịch
Tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, không trông chờ, ỷ lại
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất, cần ưu tiên cao nhất hiện nay là dồn tổng lực để dập dịch Covid-19. Đầu tiên, cả hệ thống chính trị, các cơ quan, nhất là các địa phương cần tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, không trông chờ, ỷ lại từ cấp trên; nơi nào, cấp nào, cá nhân nào có tâm lý này phải chấm dứt ngay, không để tái diễn.
Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là tổ chức thành công, an toàn cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thủ tướng cho rằng, cần báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức việc tiếp xúc cử tri một cách đúng quy định nhưng phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất, cần ưu tiên cao nhất hiện nay là dồn tổng lực để dập dịch Covid-19. (Ảnh: Nhật Bắc) |
“Các ý kiến tại cuộc họp đều khẳng định về cơ bản chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình, mặc dù đợt bùng phát dịch lần này có tốc độ lây lan nhanh hơn, rộng hơn, phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn, ảnh hưởng nhiều hơn. Nhưng nếu chúng ta không tiếp tục có những giải pháp thần tốc, quyết liệt, mạnh mẽ, nếu vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác hay trông chờ, ỷ lại thì chúng ta sẽ phải gánh hậu quả khôn lường, trả giá rất đắt”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Do đó, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu cần khắc phục ngay cả hai khuynh hướng: Chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi không có dịch trong cộng đồng; hoang mang, dao động, hoảng hốt, mất bình tĩnh khi dịch bùng phát. Cần phát huy kết quả và kinh nghiệm phòng chống 3 đợt dịch bệnh trước đây, bình tĩnh, sáng suốt, bám sát tình hình thực tế, chủ động, tích cực, quyết liệt thực hiện có hiệu quả các biện pháp phù hợp, theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia.
Thủ tướng đánh giá các bộ, cơ quan đã phối hợp tích cực, chặt chẽ, hiệu quả, nhưng vẫn có những nơi những lúc còn sơ hở, thiếu phối hợp. Thời gian tới, việc phối hợp phải cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, tích cực hơn.
Thủ tướng cũng nhắc nhở, cần siết chặt lại hoạt động của “Tổ 5 người” (gồm lãnh đạo 5 bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông vận tải).
Các lực lượng tuyến đầu làm việc trách nhiệm, vất vả, nhưng vẫn còn có sơ hở. Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế về việc vừa qua một số bệnh viện đã lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống dịch. “Chúng ta làm việc ngày đêm vất vả, làm trăm việc tốt nhưng chỉ một việc không tốt cũng để xảy ra hậu quả. Ngành Y tế phải rút kinh nghiệm, siết chặt kỷ luật kỷ cương trong ngành, thực hiện đúng quy định, quy trình, trước hết là thực hiện 5K”.
Thủ tướng cũng lưu ý các lực lượng công an, quân đội, biên phòng đã căng mình thực hiện nhiệm vụ, nhưng vẫn cần rà soát lại các điểm sơ hở trong việc kiểm soát biên giới, phát hiện, xử lý các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép, cư trú bất hợp pháp.
“Rất nhiều người có trách nhiệm, rất nhiều cơ quan có trách nhiệm nhưng chỉ một cơ quan, một vài người thiếu trách nhiệm thì người ta phê bình cả lực lượng”, Thủ tướng vừa nhắc nhở, vừa chia sẻ với các lực lượng chống dịch và cho biết, sắp tới phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các trường hợp sơ hở, để xảy ra hậu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác trong phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh: Nhật Bắc) |
Với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch, khi dịch xuất hiện thì lại hốt hoảng, mất bình tĩnh, áp dụng các biện pháp cực đoan, thái quá. Nhấn mạnh tinh thần phải phân cấp, Thủ tướng yêu cầu: “Tỉnh lo cho tỉnh, huyện lo huyện, xã lo xã, thôn lo cho thôn và từng người phải tự lo cho chính mình vì sức khỏe cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc”. Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm soát tình hình, cấp trên kiểm tra cấp dưới, mỗi thôn bản, mỗi xã phường, mỗi huyện thị là một pháo đài chống Covid-19.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương xây dựng các tiêu chí xác định các mức nguy cơ, cảnh báo dịch, đi kèm các giải pháp, yêu cầu về trang thiết bị, vật tư… cho mỗi mức độ. “Đây là điều các địa phương đang rất trông chờ được hướng dẫn để chuẩn bị. Tinh thần là “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm” để các địa phương hoang mang, dao động, mất bản lĩnh”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải có câu trả lời rõ ràng về số lượng vắc xin sẽ có theo ngày tháng cụ thể trong thời gian tới. Bộ Ngoại giao chủ động, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm nguồn cung vắc xin phòng dịch.
Thủ tướng giao Bộ Y tế và Bộ Tài chính khẩn trương trao đổi, thống nhất, hướng dẫn, tháo gỡ nhanh các vướng mắc về tài chính cho các hoạt động phòng chống dịch, phù hợp với tình huống khẩn cấp, bảo đảm công khai, minh bạch, Bộ Y tế thông tin, hướng dẫn về giá cả các loại trang thiết bị, máy móc, vật tư… để các địa phương có cơ sở triển khai; không để ách tắc về thủ tục ảnh hưởng tới tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Lấp các lỗ hổng, các sơ hở trong việc kiểm tra, kiểm soát
Thủ tướng đề nghị tăng cường công nghệ thông tin trong mọi biện pháp chống dịch, Bộ Quốc phòng trang bị camera cho những nơi xung yếu để lấp các lỗ hổng, các sơ hở nếu có trong việc kiểm tra, kiểm soát.
Việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát có nơi, có lúc vẫn còn chưa sâu sát, quyết liệt, thậm chí sơ sài, giữa diễn tập và thực hiện trong thực tế còn khác nhau, triển khai các công việc cụ thể còn lúng túng. Trong đó, Thủ tướng lưu ý dứt khoát phải xây dựng, hoàn thiện thêm các bệnh viện dã chiến, huy động thêm các cơ sở y tế, chuẩn bị sẵn sàng cho phương án có thêm nhiều người từ nước ngoài trở về.
Thủ tướng yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị, toàn quân, toàn dân vào cuộc, chung sức, đồng lòng ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch. “Nguyễn Trãi nói “đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nhân dân không vào cuộc thì chúng ta không thể làm được, không thể chiến thắng trong cuộc chiến này”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhắc lại yêu cầu khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng người, đúng việc, không vì các thủ tục hành chính rườm rà mà chậm trễ khen thưởng, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách vấn đề này và nhấn mạnh, trong bối cảnh “cháy nhà chết người, nước sôi lửa bỏng”, cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thực hiện rất nghiêm minh nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tập thể, nguyên tắc nêu gương, cấp trên nêu gương cho cấp dưới, chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20