Thủ đô quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19
Các huyện ngoại thành quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19 Đồng lòng, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Chủ tịch Uỷ ban nhân Thành phố Chu Ngọc Anh: Chủ động, sáng tạo, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh |
Nỗ lực bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng
Với mong muốn nhanh chóng bóc tách F0 khỏi cộng đồng, những ngày qua, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố tiếp tục triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên diện rộng tại các khu vực có yếu tố nguy cơ.
Các quận, huyện của Hà Nội tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên diện rộng tại các khu vực có yếu tố nguy cơ. Ảnh: M.P |
Thực hiện kế hoạch 184/KH-UBND ngày 10/8/2021 về việc triển khai xét nghiệm diện rộng để chủ động phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội và chỉ đạo của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đợt 1 cho 300.000 người, trong đó có 186.000 mẫu là người sống trong khu vực nguy cơ và 114.000 mẫu là người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao. Việc lấy mẫu xét nghiệm được tiến hành từ ngày 9/8.
Mục tiêu của đợt triển khai xét nghiệm nhằm phát hiện sớm người mắc bệnh để ngăn chặn kịp thời sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời đánh giá và nhận định tình hình dịch trên toàn Thành phố. Theo Giám đốc Trung tâm Y tế quận Đống Đa Nguyễn Đức Tuấn, việc lấy mẫu xét nghiệm nhằm mục đích rà soát, sàng lọc các đối tượng nguy cơ cao mắc Covid-19 tại cộng đồng, từ đó phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt là các trường hợp có thể không rõ nguồn gốc nhiễm bệnh tại các khu vực nguy cơ.
Tính đến ngày 15/8, theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, các quận, huyện đã lấy được 313.010 mẫu để xét nghiệm, phát hiện 29 ca dương tính. 11 quận, huyện thực hiện lấy mẫu cho đối tượng người sinh sống trong khu vực nguy cơ là Ba Đình, Đông Anh, Đống Đa, Hà Đông, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Trì, Thanh Xuân và Thường Tín.
Đến nay, các đơn vị này đã lấy được 195.250/186.000 mẫu, đạt 105% so với kế hoạch. Kết quả xét nghiệm phát hiện 26 ca dương tính, 194.865 mẫu âm tính, còn lại 359 mẫu chưa có kết quả xét nghiệm. Trong 26 ca dương tính có 3 người sinh sống tại khu vực phong tỏa của thôn Thọ Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì. Khu vực này đã được phong tỏa từ ngày 31/7, trước đó đã có ít nhất 1 lần xét nghiệm âm tính.
Đây là khu vực ổ dịch phức tạp, đã ghi nhận 70 ca mắc. 23 trường hợp khác đều ghi nhận tại quận Đống Đa, trong đó 9 ca phường Văn Chương, 12 ca phường Văn Miếu, 1 ca phường Quốc Tử Giám và 1 ca phường Láng Hạ. Qua kết quả điều tra dịch tễ, có 8/20 trường hợp là người cùng gia đình (thuộc 3 hộ gia đình), địa chỉ của các bệnh nhân có xu hướng khá gần nhau và giáp ranh với các phường, các khu vực ổ dịch bị phong tỏa tại phường Văn Chương và khá gần với khu vực chợ Ngô Sĩ Liên (phường Văn Miếu, nơi có nhiều người giao lưu, đi lại).
Mặt khác, trên địa bàn phường Văn Miếu trước đó ghi nhận các địa điểm có liên quan đến các bệnh nhân dương tính như: 1 ca dương tính là nhân viên nhà thuốc 64 Ngô Sĩ Liên và 2 ca dương tính là nhân viên siêu thị Vinmart 14 Trần Quý Cáp. Đây cũng là các địa điểm có nhiều người đi lại và có thể là điểm lây truyền dịch.
Dự kiến xét nghiệm 100% dân số tại khu vực “đỏ”
Trong đợt 1 lấy mẫu xét nghiệm cho các đối tượng nguy cơ và người sống trong khu vực nguy cơ, toàn Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu. Hiện tại, các quận, huyện đang tiếp tục rà soát, đánh giá nguy cơ, lập danh sách chuẩn bị cho việc triển khai đợt xét nghiệm diện rộng tiếp theo.
Từ ngày 15/8 trở đi, dự kiến Thành phố tiếp tục thực hiện lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để bóc tách F0 tại các khu vực vùng đỏ, khu vực nguy cơ cao, khu vực trọng điểm. Dự kiến sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho 100% dân số tại các khu vực dịch có diễn biến phức tạp.
Người dân được tiêm vắc xin miễn phí. Ảnh: M.P |
Đánh giá về hiệu quả của các biện pháp phòng, chống dịch thành phố Hà Nội đang triển khai, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hà Nội đang chống dịch rất quyết liệt, đúng hướng, xuất phát từ từng cộng đồng an toàn nhỏ.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã xét nghiệm miễn phí tất cả trường hợp ho, sốt hoặc có dấu hiệu nghi nhiễm tại cộng đồng, mỗi ngày có gần 1.000 người đăng ký. Qua đó, đã phát hiện ra các ca bệnh, dù không nhiều nhưng ở rải rác khắp các quận, huyện. Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội cũng có các ca bệnh lây trong các khu vực nguy cơ cao như: Bệnh viện, chợ, xí nghiệp, chuỗi cung ứng... Vì vậy, Thành phố đã quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (từ ngày 24/7)
PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích, trong thời gian giãn cách xã hội, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả bước đầu tích cực, thể hiện bằng sự quyết liệt của Thành phố và sự ủng hộ của người dân. Dù đánh giá kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu cũng đưa ra một số lưu ý, đó là việc xét nghiệm trên diện rộng này không thể phát hiện được hết các trường hợp F0 lẩn khuất trong cộng đồng. Bởi vì không có loại xét nghiệm nào có thể đạt được mức độ chính xác 100% và cũng chưa xét nghiệm được hết 100% dân số của thành phố Hà Nội…
Mở rộng chiến dịch tiêm vắc-xin
Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin chính là biện pháp tạo hệ miễn dịch hiệu quả nhất để phòng chống vi rút. Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tự hình thành các kháng thể chống lại vi rút gây hại. Hiện, Hà Nội đang tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19. Trước đó, ngày 21/7, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Phương án số 170/PA-UBND triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Yêu cầu của phương án được đặt ra là tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất với yêu cầu thực hiện tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày; bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho các lực lượng tham gia tiêm chủng và người dân; huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ban, ngành, đoàn thể...
Sau quá trình chuẩn bị chu đáo, thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho toàn dân từ ngày 27/7 trên địa bàn các quận, huyện, thị xã với 3 loại vắc xin Pfizer, AstraZeneca và Moderna.
Rút kinh nghiệm thực tiễn từ các địa phương khác, chiến dịch tiêm chủng tại Hà Nội đã có khởi đầu thuận lợi với những đổi mới trong công tác tổ chức, bố trí điểm tiêm hợp lý, khoa học trong thời gian giãn cách xã hội, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiêm chủng.
Sáng 27/7, Hà Nội bắt đầu đợt tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19 trên diện rộng. Được biết, trong đợt tiêm chủng này, quận Hoàn Kiếm nhận được 16.000 liều, trong đó có gần 7.000 liều vắc xin Moderna và số còn lại là AstraZeneca.
Chia sẻ với phóng viên, sau khi được tiêm mũi đầu tiên vắc xin Moderna phòng Covid-19, bà C.T.T (quận Hoàn Kiếm) cho biết, từ khi có thông báo của chính quyền về việc triển khai tiêm chủng vắc xin, người dân đã được tiếp cận thông tin và đăng ký rất dễ dàng, nhanh chóng. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì việc tổ chức tiêm chủng cho toàn dân là sự cố gắng rất lớn của chính quyền.
Việc tiêm vắc xin không chỉ là quyền lợi với bản thân mà còn là nghĩa vụ với cộng đồng... Tại các quận, huyện khác, việc tiêm vắc xin cũng đang nhận được sự ủng hộ của người dân. Chị Đào Thị Lan (22 tuổi, ở huyện Thanh Trì) chia sẻ mong muốn sớm được tiêm vắc xin và hoàn toàn tin tưởng vào chủ trương cũng như chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19 của Thành phố, mong rằng Nhà nước sớm có đủ vắc xin tiêm cho mọi người.
Tương tự, anh Đỗ Trọng (40 tuổi, ở phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân) cho biết, anh cảm thấy là một trong những người may mắn được tiêm vắc xin miễn phí ngày 1/8 vừa qua, bạn bè anh đã đăng ký đang đợi được tiêm còn rất nhiều.
Theo báo cáo của Sở Y tế Thành phố, trong ngày 14/8, toàn Thành phố đã thực hiện tiêm 152.457 mũi. Cộng dồn từ tháng 3/2021 cho đến nay, Hà Nội đã tiêm được 1.539.425 mũi tiêm với số người đã được tiêm là 1.455.049 (chiếm tỷ lệ 17,7% dân số).
Đánh giá về công tác phòng, chống dịch bệnh, các chuyên gia y tế cho biết, hiện Hà Nội đang có rất nhiều giải pháp cụ thể để biến chủ trương chống dịch “5K + vắc-xin + công nghệ” của Thủ tướng Chính phủ thành hành động thực tế. Trong đó, chiến lược tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe toàn dân, ngăn chặn đại dịch, tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng…
Cho đến thời điểm hiện tại, toàn Thành phố đã chuẩn bị 1.200 dây chuyền tiêm chủng, sẵn sàng về hệ thống dây chuyền lạnh để tiếp nhận vắc xin, sẵn sàng các điểm tiêm chủng đảm bảo tiêu chí vắc xin được cấp đến đâu, tổ chức tiêm ngay một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn bao gồm an toàn về tiêm chủng và an toàn về phòng, chống dịch./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19