Thống nhất đề xuất Thành phố giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ vừa có buổi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội thống nhất đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây.
Rộ trào lưu đạp xe đạp ngắm cảnh hồ Tây Truy vết người đi tập thể dục tại các tuyến phố quanh Hồ Tây Ngăn ngừa bất cập nảy sinh trong quản lý đất bãi ở quận Tây Hồ

Đảm bảo đủ điều kiện cơ sở pháp lý để quản lý Hồ Tây hiệu quả

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng cho biết, Hồ Tây với diện tích 527,517ha, chu vi xung quanh hồ dài khoảng 18,9km. Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây cơ bản được hoàn thiện đồng bộ từ taluy mái kè với đường dạo, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh.

Thống nhất đề xuất Thành phố giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây

Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ làm việc với lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng Hà Nội về công tác quản lý Hồ Tây

Hệ thống thu gom rác thải xung quanh Hồ Tây đã được hoàn thành 2/3 giai đoạn, phần lớn nước thải đã được đưa về nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để xử lý. Xung quanh hồ và vùng phụ cận có 22 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng và một số làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng hương Yên Phụ, làng đào Nhật Tân, làng quất Tứ Liên, sen Quảng An...

Từ tháng 8/2009 đến tháng 9/2016, theo Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố, quận Tây Hồ là đầu mối thống nhất trong việc quản lý, khai thác Hồ Tây. Sau hơn 7 năm UBND quận Tây Hồ quản lý, Hồ Tây đã có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực như đảm bảo trật tự xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh mặt nước hồ, chống lấn chiếm lòng hồ; hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa thể thao, du lịch…

Giai đoạn từ tháng 9/2016 đến nay, công tác quản lý, khai thác Hồ Tây do 7 Sở, ngành Thành phố gồm Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và UBND quận Tây Hồ quản lý đan xen theo các lĩnh vực chuyên ngành và quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016, Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 6/9/2021 của UBND Thành phố. Do đó giai đoạn này việc triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nhằm khai thác các giá trị, lợi thế của Hồ Tây gặp nhiều khó khăn và bất cập.

Ngày 19/5 và ngày 25/5/2022, các Sở, ngành, Thành phố tổ chức họp liên ngành xem xét nội dung đề xuất giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây. Liên ngành thống nhất, đề xuất UBND Thành phố giao UBND quận Tây Hồ là đầu mối thống nhất quản lý, khai thác Hồ Tây các lĩnh vực như: trật tự đô thị, quản lý mặt nước, quản lý hạ tầng kỹ thuật xung quanh và trên Hồ Tây; quản lý cấp phép các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí, quản lý việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trong nước…

Trên cơ sở đó, UBND quận Tây Hồ đề nghị UBND Thành phố giao UBND quận Tây Hồ chủ trì quản lý, tổ chức thực hiện các nội dung: quản lý mặt nước Hồ Tây bao gồm mái taluy kè hồ, lòng hồ, đảm bảo vệ sinh mặt nước; công tác chống lấn chiếm lòng hồ.

Về hạ tầng kỹ thuật, quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng, quản lý và tổ chức giao thông tại 11 tuyến đường, phố xung quanh Hồ Tây, đầu tư quản lý đối với 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy theo Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6 được UBND Thành phố phê duyệt); quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch; quản lý việc nuôi trồng và khai thác thủy sản trên hồ Tây; quản lý môi trường nước…

Các lĩnh vực còn lại khu vực Hồ Tây do các Sở, ngành tiếp tục quản lý như mực nước hồ phục vụ tiêu thoát nước của lưu vực; quản lý hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom xử lý nước thải; an toàn giao thông, các cơ sở lưu trú…

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đỗ Anh Tuấn cho rằng việc quản lý và khai thác Hồ Tây theo Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố đã cho thấy những thuận lợi trong đầu tư, quản lý hạ tầng và khai thác tiềm năng, lợi thế của Hồ Tây.

Các Sở, ngành Thành phố đã tổ chức họp liên ngành xem xét nội dung đề xuất giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây. Trên cơ sở đó, quận Tây Hồ cần đảm bảo đủ điều kiện về mặt cơ sở pháp lý để quản lý Hồ Tây hiệu quả, hạn chế bất cập trước khi được sự đồng thuận của Thành phố giao quyền quản lý Hồ Tây về địa phương.

Khai thác, quản lý Hồ Tây với lộ trình chắc chắn

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho rằng công tác quản lý, bảo vệ, khai thác Hồ Tây do các Sở, ngành Thành phố quán lý đan xen theo theo quy định về phân cấp quản lý Nhà nước tại Quyết định 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016; Quyết định 14/2021/QĐ-UBND ngày 6/9/2021 ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản lý, khai thác các giá trị, lợi thế của Hồ Tây.

Thống nhất đề xuất Thành phố giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây
Hồ Tây với diện tích 527,517ha, hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây cơ bản được hoàn thiện đồng bộ

Nếu so sánh với thời điểm thực hiện Quyết định số 92 thì có nhiều ràng buộc, khó khăn, bất cập hơn. Do vậy Sở Xây dựng thống nhất với đề xuất giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây một cách toàn diện.

Việc quản lý vẫn nằm trong hệ thống quản lý nhà nước của các Sở, ngành như việc điều tiết mặt nước, cấp phép xả thải… Toàn bộ hệ thống thoát nước, xử lý nước thải chưa được được đầu tư đồng bộ, cần đề xuất thêm với UBND Thành phố để đảm bảo đa dạng sinh học trong Hồ Tây và công tác phòng chống lụt bão, phương án thoát nước mùa mưa…

Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết, quận Tây Hồ đã có buổi làm việc với 7 Sở ngành trong việc quản lý Hồ Tây, theo đó chỉ ra được bất cập trong những năm vừa qua như việc xử lý câu cá trộm khó khăn do không có chủ thể; việc nạo vét Hồ Tây, xử lý tàu thuyền... không thực hiện được ngay.

Quận Tây Hồ mong muốn làm tốt việc quản lý theo Quyết định 92, không làm tăng biên chế. Với tinh thần đó, Quận đề nghị các Sở, ngành, Thành phố đồng thuận, thống nhất báo cáo với UBND Thành phố giao quận quản lý Hồ Tây theo Quyết định 92 nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, khai thác tiềm năng, lợi thế của Hồ Tây. Quận cam kết đảm bảo nguồn lực con người, tài chính để quản lý, khai thác hiệu quả Hồ Tây...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng khẳng định việc quận Tây Hồ mong muốn quản lý, bảo vệ, khai thác Hồ Tây một cách toàn diện là chính đáng. Quận cần phải khẩn trương xây dựng các giải pháp tổng thể đảm bảo việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế của Hồ Tây một cách hiệu quả ngay sau khi được UBND Thành phố phê duyệt.

Quận Tây Hồ cam kết sẽ quản lý, khai thác Hồ Tây với lộ trình chắc chắn để giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, bất cập hiện nay nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Hồ Tây và các vùng phụ cận, góp phần xây dựng quận Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Nghệ An là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại Hàn Quốc (EPS), với số lượng hiện tại là 13.002 người.
Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài; ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

(LĐTĐ) Vượt qua những khó khăn, thách thức của một năm đầy biến động, năm qua, Công đoàn Trường Mầm non Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) đã cho thấy sức bật đầy sáng tạo trong các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, xác định kết quả thi đua là kết quả thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, Công đoàn nhà trường đã nỗ lực triển khai mọi phong trào thi đua với nhiều linh hoạt, sáng tạo. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì lễ công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Tây Hồ.
Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

(LĐTĐ) Đến nay, 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri. Với các căn cứ, cơ sở đưa ra cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, cơ bản cử tri tại các đơn vị đồng tình cao với chủ trương sắp xếp và đặt tên ĐVHC mới.

Tin khác

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

(LĐTĐ) Đến nay, 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri. Với các căn cứ, cơ sở đưa ra cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, cơ bản cử tri tại các đơn vị đồng tình cao với chủ trương sắp xếp và đặt tên ĐVHC mới.
Sáng tạo các hoạt động văn hóa hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng tạo các hoạt động văn hóa hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà yêu cầu các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch tổng thể về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; tuyên truyền và cổ động trực quan để tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân một cách thiết thực, hiệu quả.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP quận Bắc Từ Liêm

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 15/4, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận Bắc Từ Liêm tổ chức hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của quận tới người tiêu dùng. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tây Hồ nỗ lực cải cách hành chính, tạo sự hài lòng cho người dân

Tây Hồ nỗ lực cải cách hành chính, tạo sự hài lòng cho người dân

(LĐTĐ) Quận Tây Hồ xác định trọng tâm cải cách hành chính là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Hiểu đúng để triển khai đúng Phong trào “Kế hoạch nhỏ”

Hiểu đúng để triển khai đúng Phong trào “Kế hoạch nhỏ”

(LĐTĐ) Trước sự việc gây xôn xao dư luận tại một trường học ở quận Hoàng Mai liên quan đến Phong trào “Kế hoạch nhỏ”, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội đã có các văn bản nêu rõ ý nghĩa của phong trào này và đề nghị các đơn vị hiểu đúng, triển khai đúng, lưu ý không thu tiền dưới mọi hình thức.
Trình diễn nghệ thuật múa rồng đỉnh cao tại huyện Thanh Oai

Trình diễn nghệ thuật múa rồng đỉnh cao tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 14/4, Liên hoan nghệ thuật múa rồng mở rộng huyện Thanh Oai lần thứ II - năm 2024, diễn ra tại sân vận động xã Bình Minh. Đây là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, sự kiện tiêu biểu nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Lễ hội Bình Đà Xuân Giáp Thìn 2024.
Nhân viên xe buýt kịp thời giúp người bị nạn

Nhân viên xe buýt kịp thời giúp người bị nạn

(LĐTĐ) Ngày 14/4, xe buýt mang biển kiểm soát 29B-19752, tuyến buýt 62 (Lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) thuộc Trung tâm Tân Đạt, trong quá trình vận hành, nhân viên xe buýt đã trực tiếp giúp sơ cứu hành khách bị co giật và đưa đến bệnh viện để khám chữa.
Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị lên quận, bên cạnh việc đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí, huyện Hoài Đức đã chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính theo đề án lên quận.
Thông xe kỹ thuật tuyến đường kết nối huyện Sóc Sơn đi Hiệp Hòa

Thông xe kỹ thuật tuyến đường kết nối huyện Sóc Sơn đi Hiệp Hòa

(LĐTĐ) Tuyến đường kết nối huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đi Hiệp Hòa (Bắc Giang) đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết thành phố Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Xem thêm
Phiên bản di động