Thiệt hại bão số 4: 4 người bị thương, hư hỏng 160 ngôi nhà
Đà Nẵng: Bộ đội biên phòng hỗ trợ người dân chằng chống nhà, sắp xếp nơi ở tránh, trú bão Noru Đà Nẵng: Không khí khẩn trương đưa người dân đến nơi trú bão an toàn |
Sáng 28/9, Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 (Ban chỉ đạo) đã báo cáo tổng hợp công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 4.
Theo báo cáo, cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã tập trung vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó với bão.
Trong chưa đầy 2 ngày trước khi bão đổ bộ, các địa phương và các lực lượng kêu gọi, hướng dẫn cho 57.840 tàu thuyền (299.678 người) di chuyển tránh trú và neo đậu an toàn. Trong ngày 27/9, đã tổ chức sơ tán hơn 108.441 hộ dân (340.863 nhân khẩu) đến nơi an toàn.
Bên cạnh đó, vận động, tuyên truyền và di dời người dân, đảm bảo an toàn không để xảy ra rủi ro khi bão đổ bộ. Tập trung gia cố bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, công trình hạ tầng; hướng dẫn người dân chằng, chống nhà cửa,…
Với sức tàn phá của cơn bão có cường độ mạnh, di chuyển nhanh, song nhờ sự chuẩn bị ứng phó quyết liệt khẩn trương, căn bản nên thiệt hại bước đầu đến nay đã được giảm thiểu ở mức tối đa.
Cụ thể, có 4 người ở tỉnh Quảng Trị bị thương; sập 3 nhà (Quảng Trị có 2 nhà, Thừa Thiên Huế có 1 nhà), hư hỏng, tốc mái 157 nhà (lớn nhất ở Quảng trị 118 nhà). Chìm 3 ghe nhỏ (Đà Nẵng có 2 ghe, Quảng Nam có 1 ghe).
Về điện, có 9.427 trạm biến áp bị sự cố mất điện (Quảng Nam: 4369, Đà Nẵng: 3340, Quảng Ngãi: 1718) và 15 xã bị mất điện (Kon Tum: 9 xã, Gia Lai: 6 xã). Hiện đã khắc phục 535 trạm biến áp (Quảng Nam: 372, Đà Nẵng: 163).
Bên cạnh đó, bão số 4 làm gãy đổ khoảng trên 500 cây xanh tại địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai (hiện đang tiếp tục cập nhật).
Ngoài ra, đổ 1 trụ anten Trung tâm truyền thông thành phố Hội An (Quảng Nam); hư hỏng 2 đồn biên phòng (Quảng Nam),...
![]() |
Gãy, đổ cây xanh do bão số 4 ở thành phố Đà Nẵng |
Cũng trong sáng 28/9, Tổng Cục Khí tượng Thủy văn có báo cáo, cho biết: Sáng 28/9, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, đi sang khu vực Nam Lào, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần. Từ trưa và chiều ngày 28/9 không còn ảnh hưởng đến Việt Nam.
Tổng Cục Khí tượng Thủy văn dự báo ngày 28/9, ở khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm.
Từ ngày 28/9 đến ngày 30/9, ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Hoà Bình có mưa vừa, mưa to.
Lượng mưa dự báo Quảng Bình, Hà Tĩnh 200-250mm, có nơi trên 350mm; Nghệ An, Thanh Hóa 150-200mm, có nơi trên 300mm; khu vực khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Hoà Bình 100-150mm.
Theo đơn vị, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, đặc biệt lưu ý các huyện Hướng Hóa, Đăk Rông (Quảng Trị), Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước (Quảng Nam), Tu Mơ Rông, Konplong, Đắk Glei, Đăk Tô (Kon Tum).
Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó bão số 4 yêu cầu các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão: Thứ nhất, dọn dẹp vệ sinh môi trường, đường phố để nhanh chóng khôi phục hoạt động và bảo đảm an toàn giao thông. Thứ hai, khôi phục hệ thống điện, thông tin, nước sạch sinh hoạt để bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho người dân. Thứ ba, hỗ trợ người dân, nhất là những hộ khó khăn sửa chữa lại nhà cửa bị sập đổ, tốc mái, hư hại; khắc phục nhanh các công trình công cộng (trường học, trạm y tế...) để bảo đảm điều kiện cho học sinh trở lại trường, nơi khám chữa bệnh cho người dân. Thứ tư, khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống người dân thời gian tới. Thứ năm, tiếp tục theo dõi chặt chẽ mưa lũ sau bão để chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, sát với diễn biến thực tế, không để bị động, bất ngờ, không được chủ quan lơ là, mất cảnh giác vì những năm gần đây bão không gây thiệt hại về người nhưng mưa lũ sau bão thì luôn có người bị thiệt mạng. Cuố cùng, tiếp tục tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động di dời, sơ tán dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Quận Tây Hồ phát động Tháng Công nhân

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Tin khác

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Tin mới 16/04/2025 20:51

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước
Tin mới 16/04/2025 19:24

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển
Tin mới 16/04/2025 19:17

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G
Tin mới 16/04/2025 16:56

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
Tin mới 16/04/2025 12:27

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024
Tin mới 15/04/2025 18:31

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin mới 15/04/2025 17:55

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc
Tin mới 15/04/2025 16:15

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025
Tin mới 15/04/2025 16:04

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập
Tin mới 15/04/2025 14:39