Thêm kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cấp đủ vốn cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng, dầu Gỡ "nút thắt” vốn cho doanh nghiệp Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp bất động sản để hoàn thành các công trình |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc đưa hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào vận hành là rất cần thiết, Hệ thống đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ giúp tăng thanh khoản thị trường, đồng thời giúp cơ quan quản lý, thành viên thị trường, nhà đầu tư có thêm thông tin về thị trường từ sơ cấp đến thứ cấp, từ đó đưa ra các chính sách về quản lý, phát triển thị trường cũng như quyết định đầu tư phù hợp hơn.
Việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ lành mạnh, ổn định, hiệu quả, minh bạch và bền vững góp phần tạo ra một nền tài chính đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào kênh tín dụng ngân hàng. Đây là mục tiêu đã được Chính phủ, Bộ Tài chính đề ra và các cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức liên quan quyết tâm triển khai thực hiện.
Với quan điểm cơ quan quản lý tôn trọng thỏa thuận của các bên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Nhà nước chỉ tham gia với vai trò tạo điều kiện về cơ chế chính sách, tổ chức thị trường để hỗ trợ các bên thực hiện đúng các cam kết của mình.
Bộ trưởng đánh giá cao việc xây dựng và đưa Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào vận hành cũng như sự tham gia phối hợp tích cực của các bộ, ngành trong công tác tuyên truyền và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù đã hình thành khá lâu, nhưng mới thực sự được quan tâm và phát triển trong vòng 5 năm trở lại đây, đặc biệt trong năm 2021 và quý I/2022 chứng kiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất sôi động. Tại ngày 31/12/2021, dư nợ trái phiếu đã vượt 1 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 70%, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chiếm khoảng 67%.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực, quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra. Hiện nay, dư nợ toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chỉ khoảng 13% GDP.
Theo Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp tối thiểu đạt 20% GDP và đến năm 2030 tối thiểu đạt 25% GDP.
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tặng 1.000 vé xe cho công nhân, sinh viên về quê đón Tết
Doanh nghiệp 21/12/2024 08:42
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
Doanh nghiệp 20/12/2024 14:19
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu
Doanh nghiệp 15/12/2024 21:01
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Doanh nghiệp 15/12/2024 10:56
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024
Infographic 15/12/2024 10:53
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán
Doanh nghiệp 14/12/2024 10:31
Hộp quà Tết SONA - Thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp 12/12/2024 16:04
Nghệ An chú trọng nâng tầm sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Doanh nghiệp cơ khí cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc với ưu đãi hấp dẫn
Doanh nghiệp 10/12/2024 09:58