Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp
Học nghề thời 4.0: Nhiều cơ hội việc làm có thu nhập tốt Hà Nội: Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên Sắp diễn ra Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2022 |
Nhu cầu gia tăng
Thời điểm này, đa số các em học sinh vừa rời mái trường Trung học cơ sở (THCS) ở Hà Nội đã lựa chọn được điểm đặt chân mới cho chặng đường học tập tiếp theo của mình ở các trường Trung học phổ thông (THPT). Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, không thể tiếp tục con đường học hành ở các trường THPT. Với những trường hợp này, chương trình đào tạo nghề hệ 9+ đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý dành cho các em.
Học sinh hệ 9+ tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội. |
Có con trai không thi đỗ vào trường THPT như nguyện vọng, nhưng gia đình chị Hồng Ánh- phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng không buồn bã hay thất vọng. “Lực học của cháu hơi đuối mà việc thi vào lớp 10 công lập bây giờ rất khó khăn nên chúng tôi cũng lường trước kết quả này. Gia đình tôi cũng không đủ điều kiện để cho cháu theo học trường dân lập, vì thế chúng tôi đã xác định là cho cháu đi học nghề. Tôi đã biết về chương trình vừa học nghề, vừa học phổ thông trung học (chương trình học nghề hệ 9+) ở một số trường nghề nên rất yên tâm. Hiện gia đình đã nộp hồ sơ cho cháu vào Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội với 2 nguyện vọng ngành Công nghệ thông tin (nguyện vọng 1) và ngành Công nghệ ô tô (nguyện vọng 2)”, chị Hồng Ánh cho biết.
Cũng giống như chị Ánh, gia đình anh Nguyễn Văn Tiến, ở Hoài Đức, Hà Nội cũng có định hướng sẽ cho con học nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS. “Gia đình làm ruộng, kinh tế khó khăn không phù hợp để đeo đuổi mấy năm học THPT rồi học đại học, nhưng chúng tôi vẫn muốn con được học hành, có nghề nghiệp ổn định, chính vì thế chúng tôi đã tìm hiểu và biết đến chương trình đào tạo nghề hệ 9+ ở một số trường nghề vừa rút ngắn thời gian học tập, thành nghề, vừa giảm chi phí. Hiện chúng tôi đã đăng ký và đang chuẩn bị đi nộp hồ sơ cho con vào Trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà Nội”, anh Tiến nói.
Lợi ích thiết thực
Đúng như tìm hiểu của các phụ huynh, hiện nay, việc thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học văn hóa THPT song song với học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng tại các cơ sở GDNN (hệ 9+) mang lại lợi ích cho nhiều phía, nên được các cơ quan chức năng quan tâm hỗ trợ, ưu tiên tuyển sinh, đào tạo. Đây cũng là một con đường lập nghiệp cho giới trẻ. Theo đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, việc học nghề hệ 9+ có lợi ích là giúp người học được rút ngắn thời gian, giảm chi phí học tập, tiếp cận với thị trường lao động sớm… Do đó, con đường này ngày càng được nhiều thí sinh, gia đình lựa chọn và các cơ sở GDNN cũng đang triển khai rộng rãi với chỉ tiêu tuyển sinh tăng cao, tạo cơ hội rộng mở cho thí sinh.
Trao đổi về điều này, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Giải quyết việc làm Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội Nguyễn Yên Thắng cho biết, những năm gần đây, số lượng học sinh đăng ký theo học chương trình 9+ ngày càng gia tăng. “Học chương trình 9+, học sinh được miễn phí học nghề, thời gian đào tạo ngắn. Thay vì học 3 năm THPT rồi sau đó học đại học mất thêm 4 năm; học hệ 9+ học sinh chỉ mất 2, 5 năm cho 2 chương trình học song song (THPT + Trung cấp/Cao đẳng). Với bằng Trung cấp/Cao đẳng, các bạn học sinh hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường lao động, bắt đầu đi làm theo ngành nghề học đã tốt nghiệp.
Riêng tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, để động viện và khích lệ học sinh trong quá trình học, nhà trường dành tặng học bổng cho những em có kết quả học tập đầu vào cao, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn đồng thời hỗ trợ chỗ ở trong ký túc xá với mức ưu đãi; bố trí cho học sinh 9+ từ năm học thứ 2 đi thực tập tại doanh nghiệp và được “trả lương”, ông Nguyễn Yên Thắng cho biết. Cũng theo ông Nguyên Yên Thắng, năm học 2023 - 2024, trường dự kiến tuyển sinh 500 chỉ tiêu hệ 9+ với nhiều ngành, nghề mà thị trường lao động đang cần. “Đến thời điểm này, chúng tôi đã nhận được gần 400 hồ sơ ứng tuyển hệ 9+ và công tác tuyển sinh vẫn đang tiếp tục cho tới khi đủ chỉ tiêu, dự kiến vào cuối tháng 7”, ông Thắng nói.
Từ thực tế triển khai chương trình, Phó Hiệu Ttrưởng trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội Nguyễn Hằng Nga cũng cho biết những lợi ích thiết thực từ chương trình 9+ "Đây là mô hình rất hay, học sinh tiết kiệm được thời gian học, đồng nghĩa với tiết kiệm chi phí. Sau 3 năm học chương trình 9+, học sinh vừa có bằng tốt nghiệp THPT, vừa có bằng trung cấp nghề; sau đó học liên thông lên cao đẳng khoảng hơn 1 năm, tiếp tục học liên thông lên đại học 1,5 năm. Trong quá trình học liên thông, người học có thể đi làm lấy tiền trang trải cho việc học và chi phí sinh hoạt” - bà Hằng Nga cho biết.
Lợi ích của việc học nghề hệ 9+ đã được khẳng định trên thực tế. Tuy nhiên, hiện nay, tâm lý mong muốn con học THPT, sau đó mới học tiếp lên cao đẳng, đại học vẫn còn phổ biến đối với các phụ huynh. Đại diện một số trường nghề cho rằng, tâm lý lo lắng của phụ huynh là dễ hiểu. Thế nhưng, phụ huynh có thể yên tâm, vì các nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo hệ 9+ phù hợp với độ tuổi của các em. Để tránh tình trạng chọn nhầm nghề, phụ huynh nên đồng hành với con, cùng con tìm hiểu kỹ về khả năng, nguyện vọng của con cũng như chất lượng đào tạo của các nhà trường, bảo đảm thí sinh chọn đúng ngành, nghề, đúng nhà trường, còn nhà trường có được những học sinh đam mê học nghề.
Dưới góc độ người học và đạt những thành công bước đầu, em Nguyễn Đắc Huynh, sinh hệ 9+, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội nhắn nhủ, điều quan trọng nhất với người học nghề hệ 9+ đó là phải học bằng sự nỗ lực và đam mê nghề nghiệp. Khi có đam mê, người trẻ sẽ có đủ động lực để phấn đấu học tập, rèn luyện.
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37