Thay đổi vượt bậc trong phẫu thuật cột sống
1.000 bệnh nhân được phẫu thuật cột sống nhờ robot | |
Cơ hội đối với bệnh nhân nghèo | |
Việt Nam là nước thứ 2 châu Á phẫu thuật cột sống bằng robot | |
Cả một thế hệ sẽ bị đau cổ do điện thoại thông minh |
TS. Du phân tích, việc phẫu thuật cột sống thường liên quan đến tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu và cấu trúc xương dây chằng xung quanh. Nếu chỉ sai số rất nhỏ chừng 1 mm thôi đã có thể gây tổn thương thần kinh, mạch máu và để lại di chứng rất nặng nề cho người bệnh. Bởi vậy, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ vừa phải đảm bảo sự an toàn, tránh làm tổn thương thêm cho tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu gây liệt, mất máu vừa phải xử lý được tổn thương.
Đồng thời, bác sĩ phải tái tạo lại cấu trúc sinh lý của cột sống bằng việc sử dụng vật liệu thay thế như: Nẹp vít, ốc, đĩa đệm nhân tạo, nẹp silicon… Kết quả hồi phục lâm sàng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, trong đó không thể thiếu sự cân bằng cơ sinh học của hệ thống vật liệu thay thế. “Do đó, việc ứng dựng hệ thống O-arm giúp cho bác sĩ tiến hành được các ca phẫu thuật bệnh lý cột sống cho người bệnh an toàn, hiệu quả hơn. Vì hệ thống này cung cấp hình ảnh không gian 3D với độ phân giải cao, toàn diện giúp cho bác sĩ phẫu thuật biết rõ chính xác vị trí cần can thiệp tại cột sống, nhằm tránh ảnh hưởng các tổ chức xung quanh” - TS. Du nói.
Bệnh nhân Lại Thị Hồng Hạnh là trường hợp đầu tiên được ứng dụng hệ thống O-arm và T2 Altitude thay thân đốt sống. |
TS. Du phân tích, hệ thống chụp O-arm ra đời dựa trên công nghệ tấm cảm biến X-quang phẳng, trạng thái rắn. Với cánh tay linh động có thể mở ra và tự động đồng bộ hóa với hệ thống định vị trong phẫu thuật. O-arm đã thay đổi mô hình cho phẫu thuật cột sống. “Sử dụng O-arm cùng với hệ thống định vị phẫu thuật, độ chính xác về vị trí bắt vít cột sống lên đến 93% - 100% so với tỷ lệ từ 72% - 92% của phương pháp thông thường.
Đồng thời, giảm biến chứng phẫu thuật, cũng như giảm tiếp xúc với bức xạ cho bệnh nhân, phẫu thuật viên và nhân viên y tế”- TS. Du nhấn mạnh. Hơn nữa, hệ thống này còn giảm tổn thương mô, giảm sử dụng của thuốc và đau hậu phẫu và rút ngắn thời gian phục hồi của bệnh nhân, với bệnh nhân bị cong vẹo cột sống được thực hiện phẫu thuật bằng O-arm sau 3 ngày đã có thể đi lại được bình thường.
TS.BS Hoàng Gia Du cho biết, cột sống là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người, là bộ khung để giữ hình thái, nâng đỡ khối trọng lượng cơ thể, bảo vệ tủy sống và điều khiển các cử động của cơ thể. Khi cột sống bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, chấn thương, biến dạng hoặc dị tật sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, gây các triệu chứng như: cơ thể tê bì, đau nhức và vận động khó khăn. Khi đó để xử lý các bệnh lý trên, bác sĩ phải tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật cột sống. Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp phẫu thuật cột sống, tùy theo tổn thương của từng bệnh nhân mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. |
Riêng đối với thân đốt sống nhân tạo có thể mở rộng T2 Altitude với tính năng căng giãn tại chỗ, kết cấu chặt chẽ và dễ dàng lắp đặt, được các chuyên gia đánh giá là một giải pháp tối ưu cho trục trước cột sống. T2 Altitude được chỉ định trong chấn thương cột sống và thay thân đốt sống các trường hợp: Chấn thương gãy thân đốt sống vùng lưng ngực; Mất vững – xẹp đốt sống do loãng xương; Nhiễm trùng lao thân đốt sống; U cột sống ngực, cột sống cổ, lưng…
Bởi vậy, đối với những trường hợp như bệnh nhân Hạnh thì việc ứng dụng hệ thống O-arm và T2 Altitude trong chấn thương cột sống và thay thân đốt sống nhân tạo là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46