Thắt chặt các biện pháp phòng dịch tại chợ đầu mối lớn nhất Thủ đô
Được xem là chợ nông sản lớn nhất Hà Nội, suốt 20 năm qua, chợ đầu mối Long Biên (quận Ba Đình) là nơi giao thương quan trọng và quen thuộc của người dân Thủ đô. Mỗi ngày, có hàng nghìn hộ kinh doanh với những với những chiếc xe tải chở đầy hàng hóa ra vào tấp nập tại đây. Những người buôn bán của chợ rất đa dạng, chủ yếu đến từ một số huyện ngoại thành như Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh,... và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hà Nam, Phú Thọ… Khác hẳn với sự nhộn nhịp trước đây, những ngày qua hoạt động buôn bán, kinh doanh tại đây vẫn được diễn ra nhưng có phần trầm lắng hơn.
![]() |
Tại chợ Long Biên, hàng ngày đều tiến hành phun khử khuẩn cho xe ra vào chợ (Ảnh: K.Tiến) |
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để đảm bảo an toàn cho tiểu thương, người lao động, cũng như ngăn ngừa lây nhiễm cộng đồng, thời gian qua, Ban quản lý, chính quyền địa phương đã siết chặt công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Các tiểu thương buôn bán ở chợ đầu mối Long Biên cho biết, từ nửa tháng nay, Ban quản lý chợ đã bố trí vị trí ngồi giãn cách và hạn chế các gian hàng không cần thiết. Người dân ai có nhu cầu thực sự, cần thiết lắm họ mới đến chợ và ý thức đứng cách xa.
Chị Phan Thị Huệ (tiểu thương kinh doanh tại chợ) chia sẻ: “Hằng ngày, đến đây chúng tôi đều các tổ kiểm soát đo thân nhiệt, nhắc nhở về việc giữ đúng khoảng cách và đảm bảo an toàn cho cả tiểu thương lẫn người đi chợ”. Cũng giống như chị Huệ, bà Nguyễn Thị Lan (43 tuổi) là lao động tự do tại chợ đầu mối Long Biên cho biết bà vô cùng yên tâm khi làm việc tại đây. Theo bà Lan, mỗi ngày bà đều được nghe loa thông báo, tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19.
![]() |
Tiểu thương, người lao động tự do trên địa bàn chợ Long Biên xếp hàng chờ xét nghiệm nhanh Covid-19 |
“Hơn nữa, chúng tôi cũng đã được chính quyền các cấp hỗ trợ xét nghiệm miễn phí Covid-19 cho hầu hết những người kinh doanh, lao động tại chợ. Tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi và yên tâm”, bà Lan chia sẻ. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng Ban quản lý chợ Long Biên thông tin, từ khi có dịch Covid-19, Ban quản lý chợ cũng đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Phòng Kinh tế, phòng Y tế, Trung tâm y tế quận Ba Đình, các đơn vị liên quan trao đổi thông tin và xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn chợ Long Biên.
“Trước đây, chợ đầu mối Long Biên hoạt động phần lớn về đêm, thời gian gần đây chuyển sang chủ yếu hoạt động ban ngày. Đồng thời, Ban quản lý chợ cũng thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 về việc cách ly xã hội. Theo đó, các mặt hàng không thiết yếu như mũ nón, quần áo… đã được cửa trong vòng nửa tháng nay. Các bãi xe ô tô xung quanh cũng đã đóng cửa để tránh tụ tập đông người”, ông Nghĩa cho biết. Đối với những mặt hàng thiết yếu vẫn đang kinh doanh, thực hiện chỉ đạo của Thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình, ngày 18/4, tại chợ Long Biên đã tổ chức xét nghiệm nhanh xác suất đối với hơn 200 tiểu thương, người lao động tự do. Trước đó, Ban quản lý cũng đã bố trí 15 chốt trực thực hiện giám sát, nhắc nhở người dân việc thực hiện giãn cách cũng như các biện pháp phòng chống dịch. Tại các chốt trực, hằng ngày đều thực hiện việc đo thân nhiệt cho bà con kinh doanh tại chợ ít nhất 2 lần/ngày.
![]() |
Các mặt hàng thiết yếu đang kinh doanh tại chợ thực hiện giãn cách theo quy định (Ảnh:K.Tiến) |
Chợ Long Biên cũng đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, sự chủ động của người dân trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh và khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi có dấu hiệu để được tư vấn khám và điều trị kịp thời.
Mỗi ngày, Ban quản lý đã tổ chức tuyên truyền về cách phòng, chống dịch dịch trên hệ thống loa truyền thanh của chợ 11 lượt/ngày. Cụ thể, 3 lượt trong buổi sáng, 3 lượt trong buổi chiều và 5 lượt buổi tối. Hàng loạt các biện pháp cấp bách đã được triển khai thực hiện tại chợ Long Biên như: Vận động các hộ kinh doanh giữ gìn vệ sinh môi trường; phát hơn 10.000 tờ rơi đến các hộ kinh doanh trên địa bàn chợ về cách phòng chống dịch bệnh; lắp 40 pano, khẩu hiệu về phòng chống dịch; lắp 20 điểm rửa tay, 100 chai nước sát khuẩn, 300 chai nước rửa tay trên địa bàn chợ. Chợ Long Biên cũng đã tổ chức phun khử khuẩn, rắc vôi bột trên toàn địa bàn chợ 3 lần/tuần. Hằng ngày, tổ chức phun thuốc phun thuốc phòng dịch cho xe ô tô vào chợ trung bình 300 đến 400 lượt/ngày.
“Các khu chợ thường là nơi tập trung đông người đến từ nhiều nơi trao đổi buôn bán hàng hóa, là nơi tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất nhanh và khó kiểm soát nguồn gốc phát bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền, nhắc nhở, Ban quản lý chợ Long Biên cũng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt những trường hợp không chấp hành nghiêm chỉnh việc phòng chống dịch, không để chợ biến thành ổ dịch”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trường Đại học Công đoàn: Trao bằng cho tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân hoàn thành chương trình nghiên cứu, học tập xuất sắc

Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ trong quý II năm 2022

Phó Cục trưởng Cục An ninh đối nội làm Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh

Hà Nội: Bắt đầu cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu mới

Tăng cường mối quan hệ hợp tác phát triển bóng đá giữa Việt Nam và Pháp

Giá xăng được điều chỉnh giảm từ 110 - 411 đồng/lít trong chiều ngày 1/7

Tăng cường hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho phụ huynh
Tin khác

Rác thải cồng kềnh tràn xuống phố

Để Thủ đô đẹp hơn - Kỳ 2: Mất mỹ quan trên trục đường Hoàng Cầu - Ngã 3 Yên Lãng - Láng

Công an quận Ba Đình ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị

Phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030: Đảm bảo nâng cao chất lượng sống cho người dân

Nhức nhối tình trạng phân lô, tách thửa đất nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Rốt ráo cải tạo xây dựng lại chung cư cũ

Mưa to vượt quá công suất thoát nước, nhiều khu vực của Hà Nội ngập sâu

Hà Nội: Cành đa cổ thụ trên đường Võ Chí Công bị mục gãy đổ, giao thông ùn ứ kéo dài

Hà Nội: Đôn đốc cắt tỉa cây xanh trong trường học, bệnh viện, khu di tích trước mùa mưa bão
