Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung phát triển nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Xác định chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi để có thể phát triển bền vững, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để xây dựng thị trường lao động, nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
Định hướng phát triển 8 ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM Hoàn thiện quy hoạch để TP. Hồ Chí Minh “hóa rồng”

Phân luồng học sinh

Tại chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” với chủ đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm” diễn ra vừa qua, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, những năm qua các cơ sở giáo dục phổ thông của TP đều thực hiện phân luồng, định hướng nghề nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, thông qua đó giới thiệu cho học sinh các hướng đi sau cấp trung học cơ sở, thông tin chương trình đào tạo của các trường trung cấp, cao đẳng, điều kiện theo học từng ngành nghề và thông tin dự báo nhu cầu thị trường lao động.

Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung phát triển nguồn nhân lực
TP.HCM đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có lĩnh vực tự động hóa, điện tử.

Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đưa hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc. Tại đây học sinh sẽ được giáo viên giới thiệu, hướng dẫn chi tiết các nội dung định hướng nghề nghiệp theo từng chủ đề, xuyên suốt và có tính kế thừa trong suốt những năm học của cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Qua đó, bồi đắp cho học sinh hiểu biết về các nhóm ngành nghề, giúp các em tự đánh giá năng lực bản thân, xác định hướng đi sau khi ra trường, từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, nhận rõ thức được vai trò của chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi để TP phát triển bền vững nên TP đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch trung hạn và dài hạn về đào tạo nguồn nhân lực với mục đích nâng tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo đến năm 2025 đạt 87% và đến năm 2030 đạt 89%.

Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo UBND TP đề nghị các cấp ngành và cơ quan liên quan thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường lớp, quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo nghề gắn với mạng lưới giáo dục đào tạo nghề nghiệp quốc gia. Trong đó, xác định các khu vực ưu tiên xây dựng trường cao đẳng, trường trung cấp, mời gọi các dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học nhằm cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư chiến lược theo Nghị quyết 98/2023/QH 15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

"Các đơn vị cần tích cực tham mưu Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND TP ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia tích cực trong việc phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khai thác và triển khai tốt chương trình kích cầu đầu tư của TP theo tinh thần Nghị quyết 98", ông Dương Anh Đức cho biết.

Bên cạnh đó, UBND TP cũng đề nghị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quan tâm hơn nữa đến công tác đào tào, đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ, phương tiện kỹ thuật dạy học để công tác đào tạo nghề đạt chất lượng. Quan tâm sâu sắc công tác kiểm định chất lượng nhằm kịp thời khắc phục những điểm yếu, phát huy thế mạnh và đề ra được chiến lược phát triển của đơn vị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của TP.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Không chỉ quan tâm việc phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo, TP.HCM cũng chú trọng đến việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động vì TP là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp, nhu cầu thợ lành nghề rất lớn.

Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM thông tin, đào tạo nâng cao tay nghề người lao động được TP quan tâm đầu tư nhiều năm qua. Người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học. Phần chênh lệch học phí do doanh nghiệp cử người đi học và người học thỏa thuận đóng góp.

Hiện nay, TP.HCM có hơn 370 trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các trường rất chú trọng mở rộng quy mô và chất lượng; đa dạng hóa các ngành nghề, các hình thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu học nghề cho học sinh và có chính sách liên thông giữa các bậc học nhằm tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội học tập suốt đời.

Các nhóm người lao động khác sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất 6 triệu đồng/người/khóa học dành cho người khuyết tật và thấp nhất 2 triệu đồng/người/khóa học dành cho phụ nữ, người lao động nông thôn. Bên cạnh đó, các đối tượng này còn được hỗ trợ tiền ăn hàng ngày và hỗ trợ 1 lần tiền đi lại nếu địa điểm học cách nơi ở từ 15km trở lên.

"Người lao động mất việc đáp ứng các điều kiện theo quy định sẽ được hỗ trợ học nghề với mức phí không quá 4,5 triệu đồng/khóa học nếu khóa học dưới 3 tháng và hỗ trợ thực tế không quá 1,5 triệu đồng/tháng đối với khóa học từ 3 tháng trở lên", bà Huỳnh Lê Như Trang chia sẻ thêm.

Trong khi đó, ông Cao Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM nhận xét, việc quản lý mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP luôn được chú trọng. Vấn đề giải quyết việc làm luôn là những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, hướng đến tạo việc làm bền vững và tạo cơ hội bình đẳng cho người lao động.

Đại diện HĐND TP.HCM đề nghị UBND TP chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường các nhóm giải pháp để phát triển chính sách giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, tạo cơ hội cho mọi người dân tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, phân tầng chất lượng, bảo đảm quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, nhanh chóng xây dựng khung chính sách hỗ trợ cho người lao động vượt qua khó khăn, yên tâm lao động sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội TP. Có giải pháp đồng bộ để thực hiện hiệu quả công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp bậc trung học tham gia chương trình giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời nghiên cứu vận dụng những cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98 trong đó có công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.
Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Chiều 8/12, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã đến thăm hỏi, động viên Thượng úy Trương Văn Tú, cán bộ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội, bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Ứng xử văn minh, thân thiện trong vận tải hành khách công cộng

Ứng xử văn minh, thân thiện trong vận tải hành khách công cộng

(LĐTĐ) Hội thi “Nhân viên phục vụ giỏi, văn minh, thân thiện năm 2023" không chỉ góp phần tạo chuyển biến về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Thủ đô mà còn là dịp để người dân thêm hiểu và quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của nhân viên phục vụ xe buýt đang hàng ngày cố gắng nâng cao chất lượng, đem đến sự hài lòng cho hành khách đi xe.
VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

(LĐTĐ) Giải thưởng được trao tặng từ tổ chức thanh toán thẻ hàng đầu thế giới - VISA, ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm thẻ tín dụng vượt trội tới khách hàng.
Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Cứ mỗi dịp cuối năm, rất nhiều đồ cũ, hư hỏng như bàn ghế, giường chiếu, chăn mền… bị bỏ đi. Đáng nói, khối lượng rác thải cồng kềnh này đang bị tuồn ra các khu vực công cộng, gây mất mỹ quan đô thị Thủ đô.
Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động; qua đó tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn Thành phố nhiệm kỳ 2023-2028

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn Thành phố nhiệm kỳ 2023-2028

(LĐTĐ) Sáng 8/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm chính trị quận tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2023-2028 và tập huấn về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Tin khác

Công khai cơ sở giáo dục, đơn vị bị đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Công khai cơ sở giáo dục, đơn vị bị đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các Sở GD&ĐT công khai các cơ sở giáo dục, đơn vị được phép và bị đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trên Cổng thông tin điện tử của Sở và trên các phương tiện thông tin khác theo quy định.
Cần có biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng của nhà giáo

Cần có biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tính mạng của nhà giáo

(LĐTĐ) Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Công đoàn Giáo dục các tỉnh, thành phố đề xuất, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị, trường học tăng cường các biện pháp giáo dục học sinh, thực hiện kỷ cương trường học, kỷ luật học đường; thực hiện nghiêm phương châm “Thầy ra thầy - Trò ra trò” trong các nhà trường.
Góp phần định hướng nghề nghiệp từ sớm

Góp phần định hướng nghề nghiệp từ sớm

(LĐTĐ) Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chốt phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 với 4 môn thi đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo giáo viên, học sinh. Với phương án này, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn môn thi phù hợp với năng lực và nguyện vọng bản thân.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

(LĐTĐ) Chiều 6/112, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ quan điểm liên quan đến vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại tỉnh Tuyên Quang và vấn đề dạy thêm, học thêm.
Bộ GD&ĐT đề nghị xác minh, xử lý nghiêm

Bộ GD&ĐT đề nghị xác minh, xử lý nghiêm

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 6803/BGDĐT-GDCTHSSV gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc xử lý hành vi vi phạm đạo đức, lối sống, xúc phạm nhà giáo trong cơ sở giáo dục.
Bộ GD&ĐT cảnh báo thông tin xuyên tạc Quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc

Bộ GD&ĐT cảnh báo thông tin xuyên tạc Quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc

(LĐTĐ) Tối 5/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phát đi thông tin, cảnh báo hành vi xuyên tạc Quyết định phê duyệt sách giáo khoa (SGK) tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4.
Người “gieo mầm” tình yêu Vật lí

Người “gieo mầm” tình yêu Vật lí

(LĐTĐ) “Cô có biết cuốn sách “Dù con sống thế nào, mẹ cũng luôn ủng hộ” không ạ?. Khi thấy tựa sách, con nghĩ ngay tới cô, người luôn động viên, ủng hộ chúng con, dù đôi khi chính chúng con cũng không đủ tự tin vào khả năng của mình và dễ dàng nản chí…”. Đó là những dòng tâm tình trong bức thư tay đầy yêu thương của một học sinh gửi tới cô giáo Đặng Thị Thùy Nga (giáo viên Vật lí Trường Trung học cơ sở Giảng Võ, quận Ba Đình).
Buộc thôi học một sinh viên Đại học Hoa Sen do đánh bạn, xúc phạm giảng viên

Buộc thôi học một sinh viên Đại học Hoa Sen do đánh bạn, xúc phạm giảng viên

(LĐTĐ) Một sinh viên của Trường Đại học Hoa Sen, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa bị buộc thôi học do có hành vi đánh bạn và xúc phạm giảng viên ngay trong lớp học.
Tăng cường kiểm tra công tác y tế trường học

Tăng cường kiểm tra công tác y tế trường học

(LĐTĐ) Xác định tầm quan trọng của y tế trường học đối với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt hoạt động này, từ đó góp phần nâng cao thể chất cho học sinh cũng như chất lượng giáo dục toàn diện.
Định hướng nghề nghiệp ngành Quản trị du lịch lữ hành và Quản trị du lịch khách sạn

Định hướng nghề nghiệp ngành Quản trị du lịch lữ hành và Quản trị du lịch khách sạn

(LĐTĐ) Mới đây, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Chương trình Định hướng nghề nghiệp ngành Quản trị du lịch lữ hành, ngành Quản trị du lịch khách sạn và ký kết hợp tác với doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động