Thành phố Hồ Chí Minh có thể siết chặt phong tỏa nếu dịch bệnh gia tăng sau 15 ngày cách ly
Chuẩn bị sẵn 3 kịch bản sau 15 ngày cách ly
Chiều 13/7, ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư thường trực thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau 5 ngày thực hiện giãn cách xã hội, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch thành phố ghi nhận người dân đã hiểu, đồng tình và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến thành công của đợt giãn cách, nếu không nghiêm và không đồng bộ thì kết quả không cao.
Về các biện pháp phòng chống dịch trong những ngày qua, ông Mãi cho biết, thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung 3 tuyến: Tầm soát F0 có trọng tâm, trọng điểm với nỗ lực tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất có thể; tuyến 2 là cách ly, thu dung, điều trị F0, tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân nặng; tuyến 3 là tập trung cho vắc xin Covid-19.
Ông Phan Văn Mãi cũng cho biết thêm, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch thành phố cũng đưa ra 3 tình huống có thể xảy ra sau 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16. Cụ thể,
Thứ nhất, nếu dịch bệnh được kiểm soát, thành phố thực hiện điều chỉnh giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo thực tế.
Thứ hai, dịch bệnh chưa được kiểm soát, thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc áp dụng Chỉ thị 16 tăng cường ở một số địa bàn.
Thứ ba, trường hợp xấu nhất là dịch bệnh gia tăng mạnh, thành phố đã tính đến tình huống phải siết chặt phong tỏa và đề xuất với Trung ương để quyết định giải pháp phù hợp.
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi. |
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ nhấn mạnh: Dù tình huống nào xảy ra, chúng ta vẫn phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và triệt để yêu cầu 5K, nhất là khoảng “thời gian vàng” này. Các cơ quan chức năng, lực lượng công tác trực tiếp tham gia phòng chống dịch phải thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ để đạt hiệu qủa cao nhất.
Nhằm đạt được kết quả cao nhất, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Phan Văn Mãi mong rằng, người dân thành phố, các cấp, các ngành, tổ chức tiếp tục chung sức, đồng lòng thực hiện tốt các quy định trong 10 ngày còn lại.
Sẵn sàng 50.000 giường bệnh chữa Covid-19
Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết, đến nay, toàn thành phố có 16.346 trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện và Bộ Y tế đã công bố. Các bệnh viện tại thành phố đang điều trị 15.647 bệnh nhân dương tính mới, trong đó có 224 bệnh nhân nặng đang thở máy (8 trường hợp cần can thiệp ECMO).
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 14 khu cách ly tập trung, 19 bệnh viện dã chiến đang hoạt động, 5 bệnh viện đang được thiết lập, đưa tổng quy mô giường bệnh hiện có lên khoảng 50.000 giường.
Liên quan đến kế hoạch triển khai cách ly F1, F0 tại nhà, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho biết, các giải pháp hiện nay đều chưa có tiền lệ, việc cân nhắc và lựa chọn giải pháp để triển khai là tùy thuộc vào tình hình thực tế. Việc triển khai cách ly F1, F0 tại nhà cần tuân thủ nghiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân. Ngoài ra, tùy diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tham mưu và đề xuất cụ thể với Ủy ban nhân dân thành phố để có những chỉ đạo kịp thời, phù hợp.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng thông tin tại cuộc họp. |
Hiện nay, ngành y tế đang tập trung công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 bởi số lượng bệnh nhân tăng cao mỗi ngày. Tuy nhiên, công tác chăm sóc, khám và điều trị cho các bệnh khác cũng vẫn được quan tâm. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 40 - 60% bệnh nhân ngoại tỉnh đến điều trị nội trú và ngoại trú. Việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã làm giảm số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Trong điều kiện diễn biến dịch bệnh phức tạp, ngành y tế triển khai các tổ, đội cấp cứu đến tại nhà để đảm bảo dịch vụ y tế kịp thời cho người dân.
Về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, qua 4 đợt tiêm, tổng số lượt người đã được tiêm là 991.872 người, trong đó có 943.215 mũi 1 và 48.657 mũi 2. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tổ chức đợt tiêm chủng với hơn 1,1 triệu liều vừa được Bộ Y tế phân bổ.
Đối với các ca dương tính với SARS-CoV-2 mới phát hiện, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nguyễn Hồng Tâm cho hay, từ 6h ngày 12/7 đến 6h ngày 13/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) ghi nhận 1.602 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, phần lớn là khu vực cách ly và khu vực phong tỏa. Ngoài ra, 8 trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp, 3 trường hợp phát hiện khi tầm soát cộng đồng, 138 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện và 96 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin.
Các chốt kiểm soát không phải là phong tỏa
Liên quan đến việc gỡ các chốt kiểm soát nội thành, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm cho biết, sau 5 ngày áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16, lượng phương tiện tham gia giao thông giảm hơn 70%. Sở đã phối hợp tạo luồng xanh với 19 tỉnh Nam bộ và Tây Nam bộ, cấp nhận diện cho khoảng 19.000 phương tiện ra vào thành phố.
Sở cũng ghi nhận lượng hàng hoá ra vào các cảng biển khoảng 45.000 tấn/ngày, 228.000 tấn/ngày đối với hàng hoá đường thuỷ. Nhìn chung, lượng hàng hoá không giảm so với trước đây, cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố đảm bảo thực hiện được “mục tiêu kép”.
Thành phố đã tính đến phương án xấu nhất là phải siết chặt phong tỏa. |
Hiện nay, thành phố vẫn triển khai 12 chốt kiểm soát nghiêm ngặt tại các cửa ngõ ra/vào. Các chốt nội thành giao cho các quận/huyện linh hoạt bố trí và có phương pháp kiểm tra phù hợp, áp dụng thêm tuần tra đột xuất.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm nhấn mạnh, các chốt kiểm soát không phải là phong tỏa, mà là để kiểm tra và hạn chế việc người dân ra khỏi nhà khi không cần thiết.
Tính riêng ngày 13/7, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương cho biết, lượng lương thực thực phẩm chuyển về thành phố đạt khoảng 1.900 tấn, tăng 100 tấn so với ngày 12/7, trong đó chủ yếu là thực phẩm tươi sống.
Để khắc phục khó khăn về kênh phân phối, Sở Công thương đã vận động nguồn lực hỗ trợ từ doanh nghiệp. Trong đó, Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Việt Nam Post) đã hỗ trợ bằng cách đưa các bưu cực ở địa phương trở thành điểm bán hàng lưu động. Cụ thể, Viettel Post hỗ trợ 34 điểm bán, Việt Nam Post dự kiến đăng ký 200 điểm bán. Sở Công thương phụ trách đưa hàng hóa tới điểm bán để phục vụ người dân.
Ngoài ra, Sở Công thương phối hợp với các doanh nghiệp logistic tổ chức bán hàng lưu động. Trong ngày hôm nay đã tổ chức 24 điểm bán với 30 lượt xe, chủ yếu cung cấp hàng hóa thiết yếu cho các địa bàn gặp khó khăn về hệ thống phân phối.
Tân Nguyên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31